Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về bức chân dung tự họa của chủ đề trữ tình đc thể hiện trong 2 câu thơ cuối bài cảnh khuya

Question

Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về bức chân dung tự họa của chủ đề trữ tình đc thể hiện trong 2 câu thơ cuối bài cảnh khuya

in progress 0
Thu Cúc 3 years 2021-07-08T09:41:05+00:00 2 Answers 18 views 0

Answers ( )

    0
    2021-07-08T09:42:07+00:00

    Nếu ở hai câu thơ đầu, em say mê, ngây ngất trước bức tranh núi rừng Việt Bắc thì ở hai câu sau, em lại thấy vô cùng cảm phục trước tâm hồn và hình ảnh của Bác. Ở câu thơ thứ ba, biện pháp so sánh lại được sử dụng nhằm khẳng định lại và để lại một dấu ấn khó quên trong lòng người đọc về cảnh thiên nhiên tươi đẹp. Điệp từ ” chưa ngủ”  được điệp lại hai lần ở cuối câu ba và đầu câu bốn như chiếc bản lề mở ra hai cánh cửa khác nhau, vẻ đẹp thiên nhiên và tấm lòng người chiến sĩ. Phép điệp ngữ làm bật lên hai lý do không  ngủ được của Bác: thưởng ngoạn vẻ đẹp thiên nhiên và nỗi lo vận mệnh của đất nước, còn nhiều khó khăn gian khổ không chỉ đêm nay mà còn muôn vàn đêm khác Bác đã không ngủ được.
    Trên đường đi chiến dịch, giữa đêm đông giá rét, Bác cũng không ngủ được vì lo cho dân, cho nước mà quên bản thân mình. Cụm từ ” Lo nỗi nước nhà” ở cuối bài thơ để lại dư âm trong lòng người đọc về tình yêu đất nước luôn thường trực trong tâm hồn vị lãnh tụ kính yêu. Ta thầm cảm phục sự vĩ đại của Bác, tâm hôn thi sĩ và chiến sĩ hòa quyện với nhau tạo nên cốt cách Hồ Chí Minh.  Điều đó cũng tạo nên phong thái ung dung, lạc quan của Bác.
    Ôi! Chủ tịch nước – vị cha già của toàn dân tộc, người đã bao đêm thức trắng vì đám con dân này rồi. Qua hai câu thơ này, em càng hiểu và yêu quy thêm Bác Hồ – vị lãnh tụ vĩ đại của Dân tộc Việt Nam.
     

    0
    2021-07-08T09:42:50+00:00

    Nếu hai câu thơ đầu của bài Cảnh khuya là bức tranh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc thơ mộng để lại bao ấn tượng trong lòng bạn đọc thì hai câu cuối, chân dung nhân vật trữ tình hiện lên vô cùng chân thực. Nhân vật trữ tình xuất hiện trong lời thơ qua một so sánh vô cùng đặc sắc cùng trạng thái “chưa ngủ”. Điệp ngữ xuất hiện ngay trong câu sau lại càng giúp ta hiểu hơn về tâm trạng trong nhân vật lúc này. Có lẽ, thức đâu chỉ vì ngắm cảnh đẹp núi rừng Việt Bắc. Bác đang chìm trong những suy tư, trăn trở về vận mệnh quốc gia, dân tộc. Lời thơ ở đây như trầm lắng xuống với nỗi niềm ưu tư. Sau vẻ lạc quan, sau tình yêu thiên nhiên thiết tha kia là tấm lòng thương nước, thương dân vô cùng lớn lao trong Bác. 

Leave an answer

Browse

Giải phương trình 1 ẩn: x + 2 - 2(x + 1) = -x . Hỏi x = ? ( )