Viết bài văn dài 3 trang cảm nhận của anh chị về Hình tượng con sông đà qua hình ảnh hung bạo

Question

Viết bài văn dài 3 trang cảm nhận của anh chị về Hình tượng con sông đà qua hình ảnh hung bạo

in progress 0
Mộc Miên 3 years 2021-07-09T20:17:38+00:00 1 Answers 14 views 0

Answers ( )

    0
    2021-07-09T20:19:28+00:00

    DÀN Ý 

    I, MB

      Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu

                  Mà khi về đất nước mình thì bắt lên câu hát

    Đất nước Việt Nam, nơi những dòng sông thương nhớ chảy về đã dệt nên bao áng văn hay, vần thơ đẹp đẽ. Đã có sông Hương trong trang viết của Hoàng Phủ Ngọc Tường, dã có sông Hồng “tiéng hát bốn ngàn năm” trong thơ Chế Lan Viên,… nay ta lại có sông Đà trong trang viết tài hoa, uyên bác, độc đáo “Người lái đò sông Đà” của nhà văn Nguyễn Tuân. Ở đó, hình ảnh con sông hiện lên với vẻ đẹp hung bạo 

    II, TB 

    1, Khái quát chung

    – NLĐSĐ rút trogn tập tùy bút “SSông Đà”(1960), thành quả nghệ thuật đẹp đẽ của Nguyễn Tuân trong chuyến đi gian khổ và hào hùng tới miền Tây Bắc rộng lớn của Tổ quốc năm 1958. 

    – Hình tượng con sông Đà: Dưới ngòi bút của NT, con sông Đà không phải là một thiên nhiên vô tri, vô giác mà là một sinh thể sống động, một nhân vật đầy súc sống và có tính cách. Đó là hung bạo dữ dằn và trữ tìnn, thơ mộng. Lúc hung bạo nó như kẻ thù số một của con người, lúc trữ tình nó lại đầy chất thơvà thân  thiết với con người như một cố nhân.

    2, Phân tích: Hình tượng con sông Đà hung bạo:

    – Quan sát công phu, tìm hiểu kĩ càng để khắc họa sự hung bạo trên nhiều dạng vẻ:

    + Trong phạm vi 1 lòng sông hẹp, như chiếc yết hầu bị đá bờ sông chẹt cứng.

    + Trong khung cảnh mênh mông hàng cây số của một thế giới đầy gió gùn ghè, đá giăng đến chân trời và sóng bọt tung trắng xóa.

    + Những cái hút nước xoáy tít lôi tuột mọi vật xuống đáy sâu.

    + Những trùng vi thạch trận sẵn sàng nuốt chết con thuyền và người lái.

    + Âm thanh luôn thay đổi: oán trách nỉ non à khiêu khích, chế nhạo à rống lên.

    – Mượn ở các ngành, các bộ môn trong và ngoài nghệ thuật để làm nên hàng loạt so sánh liên tưởng, tưởng tượng kì lạ, bất ngờ.

    + Hình dung một cảnh tượng rất đỗi hoang sơ bằng cách liên tưởng đến hình ảnh của chốn thị thành, có hè phố, có khung cửa sổ trên “cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện”.

    + Tả cái hút nước quãng Tà Mường Vát: nước thở và kêu như cửa cống cái bị sặc. ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào.

    + Lấy hình ảnh “ô tô sang số nhấn ga” trên “quãng đường mượn cạp ra ngoài bờ vực” để ví von với cách chèo thuyền

    + Tưởng tượng về cú lia ngược của chiếc máy quay từ đáy cái hút nướcà cảm thấy có một cái thành giếng xây toàn bằng nước sông xanh ve một áng thủy tinh khối đúc dày.

    + Dùng lửa để tả nước. Biểu tượng về sức mạnh dữ dội và vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên đất nước. Bậc kì tài trong lĩnh vực sử dụng ngôn từ (sự phá cách mà ngoại trừ các tay bút thực sự tài hoa, không ai làm nổi) 

    3, Nhận xét về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân

    + Lối ví von độc đáo, bất ngờ, chính xác.

    + Chi tiết chân thực và hóm hỉnh.

    +Cách viết phóng túng, ngôn ngữ điêu luyện.

    + Sự hiểu biết khoa học cặn kẽ, sức tưởng tượng phong phú, cảm xúc sâu lắng. Đặc biệt là lòng yêu thương và tự hào về con người và đất nước.

    III. KB

    BÀI VIẾT THAM KHẢO

    Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu

    Mà khi về đất nước mình thì bắt lên câu hát

    Đất nước Việt Nam, nơi những dòng sông thương nhớ chảy về đã dệt nên bao áng văn hay, vần thơ đẹp đẽ. Đã có sông Hương trong trang viết của Hoàng Phủ Ngọc Tường, dã có sông Hồng “tiéng hát bốn ngàn năm” trong thơ Chế Lan Viên,… nay ta lại có sông Đà trong trang viết tài hoa, uyên bác, độc đáo “Người lái đò sông Đà” của nhà văn Nguyễn Tuân. Ở đó, hình ảnh con sông hiện lên với vẻ đẹp hung bạo.

    Là cây đại thụ của rừng đầu nguồn văn học Việt Nam, Nguyễn Tuân luôn say mê những cái phi thường, tuyệt đỉnh, tuyệt đối, thích cảm xúc mạnh. Ưa khám phá sự vật, hiện tượng đến tận chân tơ kẽ tóc, trang văn của Nguyễn Tuân phô diễn kiến thức hết sức uyên bác: lịch sử, địa lí, âm nhạc, văn chương, thể thao, quân sự.

    Ngay từ lời đề từ của tác phẩn, Nguyễn Tuân đã đóng đinh vào lòng người đọc ấn tượng về sự ngang ngạnh bướng bỉnh, lạ thường:

    Mọi dòng sông đều chảy về hướng Đông

    Duy chỉ có sông Đà là ngược dòng chảy theo hướng Bắc

    Ngay sau lời đề từ, Nguyễn Tuân đã tỉ mỉ liệt kê tên của 73 con thác độc dữ của sông Đà. Nhưng hùng vĩ của sông Đà không chỉ có thác mà còn ở cảnh đá bờ sông. Cái sừng sững của vách đá, cái lạnh lẽo tối om và thắt hẹp lại của quãng sông hiện lên rõ mồn một trước mắt người đọc bởi hàng loạt hình ảnh, sự kiện, phép so sánh mới lạ của Nguyễn Tuân. Đá hay bờ sông dựng đứng, cao ngút trời , mặt sông chỉ lúc đứng ngọn mới có mặt trời. Quãng sông rất hẹp đến mức con hổ, con nai cũng có thể vọt qua được. Đi giữa vách đá cao vòi vọi, đen đúa giữa mùa hè mà cũng cảm thấy lạnh người và tối om. Như đứng ở hè một cái ngõ ngóng vọng lên một khung cửa sổ trên cái tầng thứ mấy của tòa nhà vừa tắt phụt đèn điện.

    Đâu chỉ hung bạo hùng vĩ, Sông Đà còn vô cùng hung bạo, dữ dằn. Ở quãng mặt ghềnh Hát Loóng dài hàng ngàn cây số, nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng muốn lấy mạng những người lái đò qua đây. Với những điệp từ, câu văn như dậy sóng, dậy gió. Diện mạo của sông Đà thật gớm ghiếc hung dữ chằng khác nào tên lưu manh, côn đò, giang hồ chuyên nghề đâm, thuê, chém, mướn.

    Những cái hút nước sông Đà còn đáng sợ hơn và thực sự trở nên hiểm ác trong trang văn của Nguyễn Tuân. Với tham vọng đem đến cho người đọc cảm giác chân thực, sống động nhất về sự hung dữ của cá thác nước, Nguyễn Tuân đã tung ra một đội quân hùng hậu: văn chương, điện ảnh, thể thao,.. Chỉ riêng trong đoạn văn đã có nhiều so sánh, liên tưởng  độc đáo. Người đọc dễ hình dung về cái hút nước khủng khiếp trên sông Đà. Nước xoáy tít đáy, sâu hun hút như cái giếng bê tông thả xuống làm móng cầu. Từ đáy cái hút nước lên đến mặt chênh nhau vài sải tay. Nước thở và kêu như cái cống bị sặc, có lúc ặc ặc nghe như vùa rỏt dầu sôi vào. Thuyền bè vô ý qua đây, không vững tay chèo liền bị lôi tuột xuống, trồng cây cuối ngược, đi ngầm dưới lòng sông,mươi phút sau mới tan tác ở quãng sông dưới. Chưa dừng lại ở đó, Nguyễn Tuân còn muốn người đọc nảy ra ý tưởng điện ảnh táo bạo. Nhà văn nghĩ đến chuyện một anh quay phim ngồi vào thuyền rồi cho cả mình, cả máy quay  để thu ảnh, truyền đến cho người đọc cả khối nước săp ụp vào mình. Thiết nghĩ không cần đến sự phiêu lưu mạo hiểm của người quay phim ấy nữa bởi chỉ cần đọc văn Nguyễn Tuân, ta đã cảm thấy như được xem một bộ phim 3D sống động

    Nói đến hung bạo của sông Đà tât phải nói đến cái dứ dằn của con thác. Còn nhớ trong Tây Tiến, Quang Dũng từng miêu tả:

    Chiều chiều oai linh thác gầm thét

    Vẻ hung dữ của con thác trong trang thơ của Quang Dũng chưa thấm gì với trang văn của Nguyễn Tuân. Ông đã chỉ đuểm ra vài giọng điệu của con thác nghe đã thấy rợn người. “Tiếng thác nước nghe như oán trách, rồi nghe như là van xin, rồi lại như khiêu khíc, khi giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi, nó bất thần giống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng giữa rừng vầu, rừng tre nứa, dang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng. Dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân, những con thác sông Đà có khác nào con quái vật hung hãn trong cơn bứt phá, tức tối và tuyệt vọng. Cái lạ là Nguyễn Tuân đã dùng tử để tả nước, lấy rừng tả thác. Đó quả là cách chơi ngông trong văn chương của Nguyễn Tuân.

    Hết uy hiếp người lái đò bằng thác dữ, sông Đà lại dàn bày thạch trận với dã tâm tiêu diệu mọi con thuyền. Sông Đà tung ra một lực lượng hết sức hùng hậu, thiện chiến, với đủ tướng dữ, quân tợn, đứa nào trông cũng ngỗ ngược, dữ dằn. Bọn giặc đá còn mưu mô, bí mật mai phục để bẫy con thuyền. Thoạt nhìn, thấy mặt sông trắng xóa cả một chân trời đá. Những hòn, những tảng tưởng như nó đứng, nó ngồi, nằm tùy theo sở thích. Nhưng hòa toàn không phải vậy, chúng âm mưu bày binh bố trận hòn hại chết con thuyền đối phương. Chúng giàn ba vòng vây cự hiểm ác. Mỗi vòng vây, chúng mở rất nhiều của tử, chỉ duy nhất một cửa sinh. Cửa sinh lại bố trí lắt léo, lúc bên phải, lúc bên trái, khi ở giữa. Vòng đầu, nó làm ra vẻ sơ hở để dụ con thuyền đối phương vào, sâu rồi sau đó tung ra cú đánh khuýp quật vu hồi. Khi con thuyền xa vào trận đại, đá thác và sông nước nhất tền sông lên, hợp đồng tác chiến, đánh hội đồng. Chúng đánh dồn dập, tới tấp với những miếng đòn hiểm độc. Chúng âm mưu đánh tan tất cả thuyền trưởng và thủy thủ ngay ở chân thác. Qua ngòi bút tài hoa, trí tưởng tượng phong phú của Nguyễn Tuân, sông Đà hiện nguyên hình là con quái vật khổng lồ là nham hiểm, xảo quyệt, đủ mư ma, chước quỷ đầy giã tâm thâm độc.. Cứ thế, sự dữ dằn, hung bạo, hiểm ác của sông Đà – kẻ thù số một của con người Tây Bắc cứ nhân lên trùng trùng trong liên tưởng, tưởng tượng của người đọc. Đọc trang văn mà ta như lạc vào trận địa đủ thiên la địa võng

    Khám phá vẻ đẹp hung bạo của sông Đà, Nguyễn Tuân không dừng lại ở việc tạc khắc vào tâm trí người đọc tính cách bạo tạn, có một không hai của con sông Tây Bắc mà còn bộc lộ khát vọng lớn của mình- khát vọng của một công dân đầy tâm huyết với công cuộc xây dựng cuộc sống mới. Khi khám phá sự dữ dằn của sông Đà, Nguyễn Tuân đã liên tưởng tới cái tuyếc-bin thủy điện to lớn của sông Đà. Sông Đà trở thành dòng sông của ánh sang, đã dâng tặng cho đất nước nguồn năng lượng dồi dào, ánh sáng của sông Đà đã đi khắp đất nước làm giàu cho bao hồn quê.

    Cái đẹp vốn tiềm tàng trong đới sống, vũ trụ nhưng phát hiện được cái đẹp và truyền đến người đọc tình yêu và niềm say mê với cái đẹo lại chuyện dễ dàng. Ghi nhớ điều này, chúng ta thêm trân trọng Nguyễn Tuân, người nghệ sĩ bằng niềm say mê thiên nhiên và bằng tay phù thủy ngôn ngữ, đã giúp người đọc chiêm ngưỡng đắm say trước vẻ đẹp của sông Đà của thiên nhiên Tây Bắc hung bạo mà hùng vĩ. Chính trang văn của Nguyễn Tuân đã bồi đắp thêm tình yêu quê hương, đất nước cho chúng ta

Leave an answer

Browse

Giải phương trình 1 ẩn: x + 2 - 2(x + 1) = -x . Hỏi x = ? ( )