Soạn bài Đại Từ và tạo tập tạo lập văn bản

Question

Soạn bài Đại Từ và tạo tập tạo lập văn bản

in progress 0
Thu Cúc 3 years 2021-09-04T22:30:27+00:00 1 Answers 4 views 0

Answers ( )

    0
    2021-09-04T22:31:41+00:00

    Đại từ

    I. Thế nào là đại từ 

    1, Từ nó ở đoạn văn đầu chỉ “em tôi”. Từ nó ở đoạn 2, trỏ “con gà” của anh Bốn Linh.

    Em biết được vì:

    – Đoạn 1, từ nó thay thế cho em tôi ở câu trước đó.

    – Đoạn 2, từ nó thay thế cho con gà của anh Bốn Linh đã xuất hiện ở câu trước

    2, Từ “thế” trong đoạn văn thứ 3 trỏ đem chia đồ chơi ra đi. Em hiểu được vì trước đó mẹ đang nói tới vấn đề chia đồ chơi ra.
    3, Từ “ai” ở đây là đại từ phiếm chỉ dùng để hỏi.
    4

    – Đoạn 1: nó là chủ ngữ

    – Đoạn 2: nó là định ngữ

    – Đoạn 3: từ thế là bổ ngữ cho động từ nghe

    – Đoạn 4: ai là chủ ngữ.

    II, Các loại đại từ

    1,

    a. Các đại từ tôi, tao, tớ…chúng nó trỏ người, sự vật (đại từ xưng hô).

    b. Các đại  từ bấy, bấy nhiêu trỏ số lượng.

    c. Các đại từ vậy, thế trỏ hoạt động, tính chất, sự việc.

    2.

    a. Các đại từ ai, gì hỏi về người, sự vật.

    b. Các đại từ bao nhiêu, mấy hỏi về số lượng.

    c. Các đại từ sao, thế nào hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc.

    III, Luyện tập

    1a.( hình ảnh bên dưới ạ)

    b. Xác định nghĩa của đại từ:

    – Cậu giúp đỡ mình nhé! – ngôi thứ nhất.

    – Mình về …cười: ngôi thứ hai

    2. Tìm ví dụ tương tự:

     – Cháu mời ông bà xơi cơm.

       – Anh cho em hỏi bài toán này nhé!

       – Hôm nay, mẹ có đi làm không?

       – Cô chờ ai đấy?

    3, Đặt câu với mỗi từ:

    – Hoa vẽ đẹp đến nỗi ai cũng phải khen.

    – Biết làm sao bây giờ?

    – Củi càng bỏ bao nhiêu, lửa càng cháy to bấy nhiêu.

    4,

    – Đối với bạn ở lớp, cùng lứa tuổi, em nên xứng là cậu – tớ, cậu – mình.
    – Đối với những trường hợp xưng hô thiếu lịch sự thì em sẽ góp ý nhẹ nhàng để bạn thay đổi.
    5,

    – Sự khác nhau về số lượng :

    + Từ xưng hô trong tiếng Việt nhiều: chú, bác, mình, anh, em, dì, cô, …

    + Từ xưng hô trong tiếng Anh ít: I –you.

    – Về ý nghĩa biểu cảm:

    + Từ xưng hô trong tiếng Việt ý nghĩa biểu cảm đa dạng và tinh tế hơn.

    + Từ xưng hô trong tiếng Anh thì ít biểu cảm.

    Qúa trình tạo lập văn bản

    I, Các bước tạo lập văn bản 

    1, Người ta có nhu cầu tạo lập văn bản khi muốn trao đổi thông tin, tình cảm, suy nghĩ,… với người khác.

    2, Bốn vấn đề không thể bỏ qua :Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết về cái gì? Viết như thế nào?

    3, Sau khi xác định bốn vấn đề đó cần phải :

       – Tìm ý và sắp xếp ý tạo bố cục.

       – Viết thành văn bản hoàn chỉnh.

       – Kiểm tra.

    4,  Sau khi có ý và dàn bài cần phải viết thành văn. Việc viết thành văn cần có đủ các yêu cầu đã đưa trong SGK.

    5,Văn bản cũng cần đượckiểm trasau khi hoàn thành. Việc kiểm tra cần dựa theo những tiêu chuẩn cụ thể : kiểm tra về nội dung, logic, cách diễn đạt, cách dùng từ, đặt câu, viết đoạn, chuyển ý…

    II, Luyện tập 

    1,

    a. Điều mà em nói rất cần thiết.

    b. Em đã thực sự quan tâm đến việc viết cho ai. Việc quan tâm ấy có ảnh hưởng đến dùng từ (viết cho bạn có thể dùng từ ngữ suồng sã, hàng ngày còn viết cho thầy, cô giáo nên dùng nhưng từ lịch sự, trang trọng).

    c. Em có lập dàn bài khi làm văn. Nếu xây dựng bố cục tốt và chi tiết thì bài văn viết các ý sẽ liên kết chặt chẽ và hay hơn.

    d. Sau khi hoàn thành bài văn, em hay kiểm tra lại bài. Việc kiểm tra, sửa chữa bài viết có tác dụng tìm ra các lỗi sai và sửa để bài viết hoàn chỉnh hơn nữa.
    2, 

    a. Nếu bạn chỉ báo cáo thành tích học tập không thôi thì chưa đủ, mà phải từ thực tế học tập của bạn rút ra những kinh nghiệm để giúp bạn khác.

    b, Bạn nên xác định rõ là việc bạn báo cáo kinh nghiệm học tập là để cho các bạn theo đó có những kế hoạch học tập khác giúp các bạn tốt lên nên bạn phải xưng là tôi với các bạn.

    3, 

     a. Dàn bài ấy không nhất thiết phải viết thành những câu trọn vẹn, liên kết mà chỉ cần ngắn gọn, đủ ý.

     b. Để phân biệt mục lớn mục nhỏ thì cần phải nhìn các ý trong tổng thể, dùng các hệ thống kí hiệu quy ước chặt chẽ.

         Để biết các mục ấy đã đầy đủ và sắp xếp hợp lí chưa, ta cần phải hiểu rõ vấn đề mình viết, nhìn khái quát – cụ thể.

    4,

     Bước 1: Định hướng:

    – Nội dung: thanh minh và xin lỗi

    – Đối tượng: viết cho bố

    – Mục đích: để bố hiểu và tha thứ lỗi lầm.

      Bước 2: Xây dụng bố cục:

    – Mở bài: Lí do viết thư

    – Thân bài: thanh minh và xin lỗi

    – Kết bài: Lời hứa không bao giờ tái phạm.

       Bước 3: Diễn đạt thành lời văn

       Bước 4: Kiểm tra.

    Cho mình xin ctrlhn và vote mình 5* với nhé!!

    Chúc bạn học tốt!!

    soan-bai-dai-tu-va-tao-tap-tao-lap-van-ban

Leave an answer

Browse

Giải phương trình 1 ẩn: x + 2 - 2(x + 1) = -x . Hỏi x = ? ( )