vẻ đẹp tâm hồn của từ hải trong bài chí khí anh hùng

Question

vẻ đẹp tâm hồn của từ hải trong bài chí khí anh hùng

in progress 0
Đan Thu 4 years 2020-11-05T19:18:51+00:00 3 Answers 74 views 0

Answers ( )

    0
    2020-11-05T19:20:42+00:00

    Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du Thúy Kiều là người con gái tài sắc vẹn toàn, nhưng lại phải chịu kiếp bạc mệnh, suốt quãng đường 15 năm sóng gió của mình nàng đã phải trải qua rất nhiều cuộc chia tay cả về tình thân lẫn tình yêu. Thế nhưng khác với các cuộc chia tay đầy đớn đau, ly biệt như cuộc chia tay Kim Trọng đầy xót xa, day dứt khi mối tình đầu vừa chớm nở, hay cuộc chia tay Thúc Sinh, tiễn chàng về nhà thăm vợ cả sau một năm chung sống hạnh phúc với đầy những dự cảm không lành. Thì cuộc chia tay với Từ Hải, lại là cuộc chia tay tiễn người anh hùng đi gây dựng sự nghiệp lớn lao, để người thỏa chí làm trai trong xã hội phong kiến. Sở dĩ người biên soạn đặt tên đoạn trích là Chí khí anh hùng là để khắc họa dáng vẻ cái thế, uy phong của người anh hùng Từ Hải thông qua cuộc chia tay giữa Thúy Kiều và nhân vật này.

    Sau khi trốn thoát khỏi nhà Hoạn Thư, Thúy Kiều gặp và được sư Giác Duyên giúp đỡ, cho nương nhờ tại nhà Bạc Bà, ở đây Bạc Bà vì thấy Thúy Kiều có nhan sắc nên đã khuyên nàng gả cho cháu mình là Bạc Hạnh. Rồi Bạc Hạnh lại bán Kiều vào lầu xanh, từ đây nàng lại tiếp tục với thân phận người kỹ nữ, sống những ngày tháng tủi nhục buôn phấn bán hương. Rồi Từ Hải xuất hiện, trai anh hùng gái thuyền quyên hai người nhanh chóng phải lòng nhau, Từ Hải đã chuộc nàng mang về lầu riêng chung sống, tại đây Thúy Kiều đã có những ngày tháng vô cùng hạnh phúc. Thế nhưng mới chỉ được nửa năm thì Từ Hải đã “động lòng bốn phương”, không cam chịu cuộc sống an nhàn bên cạnh nàng Kiều tài sắc mà muốn từ biệt Thúy Kiều để lên đường đi chinh chiến, gây dựng sự nghiệp lớn lao, thỏa chí nam nhi. Chí khí anh hùng nằm từ câu 2213-2230 của Truyện Kiều, là đoạn trích tái hiện lại cảnh chia tay của Từ Hải – Thúy Kiều từ đó làm nổi bật lên chí khí, vẻ đẹp tâm hồn với lý tưởng về món nợ công danh của người anh hùng Từ Hải.

    Chí khí anh hùng của Từ Hải được thể hiện trước hết là ở thời điểm Từ Hải quyết tâm dứt áo ra đi để lập nên sự nghiệp “Nửa năm hương lửa đương nồng”. Đây là giai đoạn mà cuộc sống hôn nhân đang độ ngọt ngào, thắm thiết nhất, đặc biệt là đối với đôi trai tài gái sắc, sớm đã phải lòng nhau từ cái nhìn đầu tiên thì đó lại càng là khoảng thời gian gắn bó và tươi đẹp vô cùng. Một cuộc sống như vậy nếu đối với những người bình thường ắt hẳn họ sẽ cảm thấy bằng lòng, thế nhưng Từ Hải lại khác, “côn quyền hơn sức”, “lược thao gồm tài” thế nên chàng không thể bằng lòng với hạnh phúc giản đơn, tầm thường. Cho nên chàng đã quyết tâm dứt áo ra đi, gạt bỏ tình riêng để, lập nên chí lớn của người làm trai. Thứ hai nữa chí khí của Từ Hải còn thể hiện ở hành động ra đi rất dứt khoát và mạnh mẽ “Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương”. “Lòng bốn phương” có thể được hiểu là chí lớn lập công danh sự nghiệp của kẻ làm trai trong xã hội phong kiến. Hai từ “động lòng” thể hiện rằng vốn dĩ cái chí lập nghiệp đã ấp ủ trong lòng Từ Hải từ rất lâu rồi, cho đến hôm nay sau hơn nửa năm chung sống êm đềm, hưởng thụ hạnh phúc với Thúy Kiều thì cái chí lớn ấy đã được đánh thức, được khơi dậy mạnh mẽ, khiến người gạt bỏ tình riêng để thực hiện hoài bão. Bên cạnh đó từ “thoắt” còn diễn tả sự nhanh chóng khi quyết tâm ra đi tìm lập công danh, sự nghiệp còn dang dở, đồng thời còn thể hiện sự thay đổi một cách mau chóng vị thế của Từ Hải từ chỗ là người chồng trong gia đình, thành người anh hùng mang tráng chí bốn phương. Hai từ “trượng phu” cho thấy sự trân trọng hết mực của Nguyễn Du đối với Từ Hải, đồng thời cũng thể hiện mơ ước của tác giả về một nhân vật hội tụ đầy đủ những vẻ đẹp phi thường, có thể đứng lên thực hiện công lý trong xã hội, giành lại công bằng cho những con người khốn khổ, ví như Từ Hải giúp Kiều báo ân báo oán. Nếu như hai câu thơ đầu tiên thể hiện quyết lên ra đi thực hiện tráng chí bốn phương thì hành động ra đi mạnh mẽ, quyết liệt của Từ Hải lại được thể hiện rất rõ ở những câu thơ “Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong” và “Quyết lời dứt áo ra đi”. Tác giả lựa chọn sử dụng một loạt những từ ngữ “thẳng rong” tức là đi liền một mạch, “quyết lời”, “dứt áo” thể hiện hành động nhanh chóng, mạnh mẽ, dứt khoát, không chút lưu luyến, bịn rịn. Từ đó thấy được khí phách mạnh mẽ của bậc đại trượng phu.

    0
    2020-11-05T19:20:48+00:00

    A, MB

    – giới thiệu tác giả Nguyễn Du: chi tiết trong sách giáo khoa,

    – Đoạn trích “Chí Khí anh hùng” nằm trong phần Gia biến và lưu lạc khi Kiều đang nên duyên cùng người anh hùng đầu đội trời, chân đạp đất Từ Hải.

     Trong đoạn trích “Chí khí anh hùng”, người anh hùng Từ Hải được xây dựng với những khát vọng lên đường cao đẹp và những phẩm chất đáng quý.

    – Hình tượng người anh hùng Từ Hải hiện lên vô cùng chân thực trong đoạn trích, cho thấy một tầm vóc phi thường và bản lĩnh trượng phu của người anh hùng trong xã hội phong kiến xưa, của một đại trượng phu mẫu mực.

    B, TB

    1, Chí làm trai, làm nên việc lớn.

    – Ngay từ nhan đề, người đọc đã cảm nhận được ý chí và hào khí của một người anh hùng, một người nam nhi đại trượng phu mẫu mực.

    – Đầu tiên, Từ Hải hiện lên với chí làm trai, thỏa sức tung hoành để làm nên việc lớn. Hình ảnh “Nửa năm hương lửa đương nồng” là hình ảnh của sự hạnh phúc lứa đôi ngọt ngào, dễ làm cho con người thui chột ý chí muốn vươn ra biển rộng sông dài ngoài kia.

    – Tuy nhiên, Từ Hải lại khác, người trượng phu nghĩa lớn ấy đã “thoắt đã động lòng bốn phương”. Cách dùng từ độc đáo của Nguyễn Du cho thấy chí lớn, chí làm trai, thỏa sức tung hoành bốn phương làm nên nghiệp lớn của Từ Hải luôn ngự trị và trở thành khát khao lớn, mãnh liệt trong nhân vật.

    – Từ bỏ hạnh phúc gia đình êm ấm và Thúy Kiều, người anh hùng ấy “trông vời trời bể mênh mang/ Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong”.

    – Người đọc có thể thấy được khát vọng công danh của người anh hùng Từ Hải, đã tạm gác gia đình lại để tiếp tục sự nghiệp dang dở.

    2, Là người đàn ông có chí lớn

    – Thứ hai, người đọc có thể thấy Từ Hải là người nam nhi có nghĩa lớn, muốn cho Thúy Kiều một danh phận đàng hoàng.

    – Trong suốt cuộc đời lưu lạc của Kiều thì Từ Hải chính là người đàn ông duy nhất mà có thể cứu Kiều và dám hứa với Kiều về một danh phận và cuộc sống, chỗ dựa đàng hoàng. Tình yêu của Từ Hải dành cho Kiều là tình yêu vững bền, chắc chắn, là tình yêu của một người đàn ông trưởng thành và yêu thương thật lòng.

    – Tình yêu này khác với tình yêu mà Thúc Sinh dành cho Kiều là tình yêu ong bướm, lông bông.

    – Người anh hùng Từ Hải quyết tâm làm nên sự nghiệp lớn để rồi đón Kiều về nhà, cho nàng một danh phận và cuộc sống êm ấm. Thái độ dứt khoát của Từ Hải qua những từ như “quyết, dứt” và hình ảnh “bằng” (loài chim bằng biểu tượng cho ý chí lớn, khát vọng vươn xa, vươn cao) cho thấy ý chí làm nên công danh và nghiệp lớn của người đàn ông nặng nghĩa nặng tình.

    C, KB

    Tóm lại, nhân vật Từ Hải là nhân vật mang vẻ đẹp của người quân tử có chí lớn và yêu thương vợ của mình, là điển hình cho bút pháp lý tưởng hóa trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.

    0
    2020-11-05T19:20:59+00:00

    Để tìm câu trả lời chính xác các em hãy tham khảo thúc sinh từ biệt thúy kiều các nguồn hoc24.vn, lazi.vn, hoidap247.com để thầy cô và các chuyên gia hỗ trợ các em nhé!

Leave an answer

Browse

Giải phương trình 1 ẩn: x + 2 - 2(x + 1) = -x . Hỏi x = ? ( )