Trình bày suy nghĩ của em về tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai.

Question

Trình bày suy nghĩ của em về tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai.

in progress 0
Vân Khánh 3 years 2021-06-16T07:19:14+00:00 2 Answers 32 views 0

Answers ( )

    0
    2021-06-16T07:20:51+00:00

    Trong trái tim mỗi người đều có một tình yêu dành cho quê hương đất nước. Nói đến đây chúng ta có thể nghĩ ngay đến bài Làng của nhà văn Kim Lân. Ông là nhà văn nổi tiếng với sở trường chuyên viết truyện ngắn, âm hiểu về đời sống nông dân và nông thôn dưới thời thực dân phong kiến. Trong truyện ngắn này nhân vật chính là Ông Hai- một nông dân nghèo, luôn nặng lòng với quê hương, tình yêu ấy gắn bó hoà nhập với tình yêu nước.

    Trong suốt truyện này từ đầu cho đến cuối, tác phẩm đều cho người đọc thấy được tình yêu làng yêu nước của ông Hai là một tình cảm nổi bật, sâu sắc và rất thiêng liêng, cao cả. Đặc biệt là nội dung truyện không xây dựng trên các chi tiết và sự kiện bên ngoài mà chú trọng đến hình tượng, diễn biến tâm lí, từ đó làm nổi bật nhân vật.

    Bối cảnh của truyện là những năm đầu kháng chiến, Ông Hai phải tản cư đi nơi khác vì hoàn cảnh gia đình, dù lòng ông không muốn điều đó. Sống xa làng thế mà cái tình yêu thương của ông dành cho làng của mình chưa bao giờ thay đổi. Ở nơi tản cư ông luôn đi khắp nơi khoe cái làng của mình để giảm đi sự thương nhớ. Ngày ngày, ông đều đi đến chỗ thông báo để nghe tin tức về các cuộc chiến đấu của nhân dân. Mỗi lần như vậy ông cảm thấy rất vui khi thấy giặc bị bất lợi và các chiến sĩ chiến thắng oanh liệt. Đến lúc này, tác giả đã đưa cho nhân vật một tình huống hết sức gây cấn làm nổi bật lên tính cách của nhân vật. Tình huống ấy là tin làng chợ Dầu theo giặc mà do chính ông nghe được từ những người dân mới tản cư lên. Khi nghe cái tin đột ngột ấy ông Hai sững sờ, đau đớn ” Cổ ông lão ắng nghẹn lại, đã mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng chừng như không thở được”. Khi đã bình tĩnh lại ông vẫn ngờ ngợ không tin đó là sự thật nhưng do những người đó là những người từ dưới đó tản cư lêm nên ông không thể không tin.

    Về đến nhà, tâm trạng đau đớn của ông được thể hiện rõ hơn. Khi ông nằm ra giường trằn trọc không ngủ được, trở hết bên này rồi trở bên kia, thở dài. Ông cảm thấy nhục nhã, lo âu, sợ hãi, ám ảnh trong lòng ” Một đám đông túm lại ông cũng để ý, tiếng cười nói xả ông cũng chột dạ. Lúc nào cũng nơm nớp tưởng người ta đang để ý cái chuyện ấy.” Tuy có tuyệt vọng và thất vọng nhưng tình yêu làng của ông vẫn được bộc lộ ” làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”. Lúc này nước mắt ông cứ chảy ra không sao kìm lại được. Ông cảm thấy câm thù hết tất cả làng Chợ Dầu, sao họ lại làm như vậy. Bao nhiêu đau khổ ông không biết tâm đến cùng ai mỗi lần nói ra được đôi câu như vậy nỗi khổ trong lòng ông cũng vơi đi được đôi phần. Mọi chuyện chỉ kết thúc khi ông nghệ tin làng mình theo giặc là tin lá cải. Ông vui sướng đi đến nhà ông Thứ khỏe dù là nhà ông bị cháy tàn rụi. Đó cũng là bằng chứng về lòng trung thành của ông đối với cách mạng.

    Ta có thể thấy được ngòi bút tài tình, sự khắc hoạ nhân vật qua miêu tả nội tâm, độc thoại….Ngôn ngữ mang đậm chất khẩu ngữ và lời ăn tiếng nói hằng ngày của người nông dân. Ngôn ngữ của nhân vật ông Hai vừa có nét chung của người nông dân, lại vừa mang đậm cá tính của nhân vật.

    Truyện ngắn này cũng cho ta thấy hình tượng của người nông dân thời xưa hiền lành, chất phát và rất yêu nước. Đó là nét đẹp mới của người nông dân, hòa quyện tình yêu với làng quê thân yêu. Tác phẩm này cũng dạy cho chúng ta phải biết yêu nước, yêu làng như ông Hai để đất nước có thể phát triển, sánh vai với các cường quốc khác như Bác Hồ đã mong ước.

    0
    2021-06-16T07:21:02+00:00

    Làng là truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Kim Lân và của nền văn học hiện đại Việt Nam. Thông qua nhân vật ông hai, tác phẩm phản ánh và ca ngợi tình yêu làng, yêu nước chân thành, giản dị của người nông dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

    Xoay quanh tâm trạng của ông Hai về cái làng chợ Dầu của mình, nhà văn Kim Lân đã có những khám phá độc đáo. Ông Hai vốn rất yêu và tự hào cái làng chợ Dầu của mình bởi làng ông hết sức khang trang, giàu và đẹp. Làng chợ Dầu lại còn là làng kháng chiến, người làng chợ Dầu anh dũng, kiên cường. Nhưng oái oăm thay, lúc ở nơi tản cư, ông Hai bất ngờ hay tin làng Chợ dầu theo giặc, người chợ dầu làm Việt gian cả rồi. Cái tin thất thiệt ấy cuối cùng cũng được cải chính nhưng trong khoảng thời gian ấy, ở nhân vật ông Hai đã diễn ra những đấu tranh kịch liệt, góp phần bộc lộ và khẳng định phẩm chất của nhân vật.

    Khi hay tin làng theo giặc do mấy người ở quê lên, ông Hai khổ tâm hết sức vì nhầm tưởng làng mình theo Tây, nước mắt giàn giụa trên má. Cảm giác tủi hổ, đắng cay bất ngờ dâng trào chiếm lĩnh cả tâm hồn ông, thân xác ông. Ông Hai rũ rượi, nét mặt bơ phờ như vừa đánh mất một cái gì đó quý giá lắm.

    Tâm trạng ấy bộc lộ sâu sắc tình yêu làng, yêu nước của ông. Những day dứt, trăn trở trong lòng ông cuộn thắt, xoắn lấy tâm can ông. Cuộc đấu tranh nội tâm dữ dội xảy ra nhưng ngày sau đó, hết sức khốc liệt. Cuối cùng, thay vì trở về làng ông khẳng định sự trung thành với cách mạng, với kháng chiến, ủng hộ cụ Hồ.

    Để khuây khỏa tâm hồn và tìm kiếm sự an ui, ông hỏi con những câu tưởng rất vu vơ, bởi đơn giản ông muốn được nghe về làng chợ Dầu, muốn được nghe thấy con trẻ nhắc đến ngôi làng mà mình yêu quý dù bây giờ nó không còn trọn vẹn nữa. Giờ đây, nhắc đến làng là ông vừa thấy tự hào, vừa căm giận. Tự hào vì đó là nơi chôn nhau cắt rốn, là quê hương ông. Căm giận bởi người chợ Dầu đã phản bội lại tình yêu của ông, phản bội lại đất nước, đi ngược lại những gì bấy lâu ông ngưỡng mộ và tôn thờ.

    Cách thể hiện tình yêu của ông Hai rất mộc mạc và chân thành. Câu trả lời của đứa con út: “ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm” hay chính là nỗi lòng của ông. Ông chuyện trò với con hay đang giãi bày cho vơi bớt nỗi khổ, sự tủi hổ, dằn vặt đang ám ảnh trong lòng ông suốt mấy hôm nay. Những dòng đối thoại ngắn gọn, giản dị, sâu sắc, chân quê đã thể hiện được nỗi lòng sâu kín trong lòng ông Hai Thu.

    Từ một người nông dân yêu làng, ông Hai trở thành người công dân yêu nước, nặng lòng với kháng chiến. Tình yêu làng, yêu nước đã hòa làm một trong ý nghĩ, tình cảm, việc làm của ông Hai. Tình cảm ấy thống nhất, hòa quyện như tình yêu nước được đặt cao hơn, lớn rộng lên tình làng. Đây là nét đẹp truyền thống mang tinh thần thời đại. Ông Hai là hình ảnh tiêu biểu của người nông dân trong thời kì kháng chiến chống Pháp. 

Leave an answer

Browse

Giải phương trình 1 ẩn: x + 2 - 2(x + 1) = -x . Hỏi x = ? ( )