tìm các câu so sánh trong bài “vượt thác ” và nêu tác dụng của nó

Question

tìm các câu so sánh trong bài “vượt thác ”
và nêu tác dụng của nó

in progress 0
Lệ Thu 3 years 2021-05-26T01:11:28+00:00 2 Answers 15 views 0

Answers ( )

    0
    2021-05-26T01:12:49+00:00

    Huyền Thanh.ndtr

    Phép so sánh :

    + Núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngang trước mặt.  (1)

    + Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thị cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. (2)

    Tác dụng câu 1 :

    + Rõ ràng,núi cao vẫn luôn ở đó và không thể nào “đột ngột hiện ra” được Nhưng trong bài,tác giả vẫn dùng phép so sánh để miêu tả núi cao kia giống như đột ngột hiện ra,như đang chắn ngang trước mặt một cách bất thình lình.Kéo người đọc,người nghe vào cận cảnh. Thể hiện được sự hùng vĩ và hiểm trở.Để sau đó ta thấy được sự gan dạ ,quyết đoán của Dượng Thương Thư khi vượt thác.

    Tác dụng câu 2 :

    + Đó là một cơ thể “như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào” gợi cho ta liên tưởng đến một hiệp sĩ của núi rừng Trường Sơn. Không những ca ngợi vẻ đẹp kì diệu, cường tráng mà còn là sự ngưỡng mộ, cảm phục, thành kính thiêng liêng trước vẻ đẹp ấy. Trong cuộc đấu tranh đối đầu với thiên nhiên hoang dã, vẻ đẹp ấy chính là sự tự hào, là biểu hiện rực rỡ cho tư thế ngẩng cao đầu của con người. 

    0
    2021-05-26T01:13:27+00:00

    đAây

    tim-cac-cau-so-sanh-trong-bai-vuot-thac-va-neu-tac-dung-cua-no

Leave an answer

Browse

Giải phương trình 1 ẩn: x + 2 - 2(x + 1) = -x . Hỏi x = ? ( )