” thân em như hạt mưa rào Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa. Thân em như hạt mưa sa Hạt vào đài cát, hạt ra ruộng cày” a. Bài ca dao trên là lời c

Question

” thân em như hạt mưa rào
Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa.
Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài cát, hạt ra ruộng cày”
a. Bài ca dao trên là lời của ai? Căn cứ vào từ ngữ nào để em xác định điều đó?
b. Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ chính được sử dụng trong bài ca dao trên?
c. Bài ca dao gợi cho em những cảm nhận gì về số phận người phụ nữ trong xã hội xưa?
d. Viết thêm một bài ca dao bắt đầu bằng cụm từ:” thân em”
than-em-nhu-hat-mua-rao-hat-roi-uong-gieng-hat-vao-vuon-hoa-than-em-nhu-hat-mua-sa-hat-vao-dai-c

in progress 0
Ben Gia 3 years 2021-07-25T20:06:58+00:00 2 Answers 772 views 0

Answers ( )

    0
    2021-07-25T20:08:08+00:00

    A_

    Được tạo ra trong hoạt động : mưa. 

    B_

    thân em như hạt mưa rào

    Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa

    Thân em như hạt mưa sa

    Hạt vào đài cát hạt ra ruộng cày

    Biện pháp tu từ : 

    + Điệp từ : Thân em

    Tác dụng : nhấn mạnh chủ ngữ được nêu trong đoạn thơ. 

    + So sánh 

    Tác dụng : 

    – Gợi hình, gợi tả và nêu lên các hình ảnh tương đồng. 

    – Tiền đề tạo ra phép Ẩn dụ. 

    + Ẩn dụ : Hạt mưa – Người phụ nữ. 

    0
    2021-07-25T20:08:28+00:00

    “Thân em như hạt mưa rào

    Hạt rơi xuống đất, hạt vào vườn hoa.

    Thân em như hạt mưa sa

    Hạt vào đài cát, hạt ra ruộng cày.”

    a,

    – Bài ca dao trên là lời của một người phụ nữ ( chính xác hơn là lời nói chung của những người phụ nữ xã hội xưa).

    – Căn cứ vào từ ” thân em ” mà ta xác định được điều đó.

    b,

    – Phép so sánh.

    `=>` Bằng việc sử dụng thành công phép so sánh trong bài ca dao trên đã làm nổi bật lên được hình ảnh, số phận của những người phụ nữ xã hội xưa. Tác giả lấy hình ảnh của ” hạt mưa sa ” và ” hạt mưa rào ” để so sánh với hình ảnh người phụ nữ. Chính phép tu từ đã làm tăng sức biểu cảm cho bài ca dao. Đồng thời, nó còn giúp ta hình dung ra một cuộc sống, số phận trôi dạt, luôn bấp bênh bởi nhiều người khác và không có quyền làm chủ bản thân của những người phụ nữ trong xã hội xưa.

    c,

    – Qua bài ca dao trên, ta thấy rõ được số phận đắng cay, khổ cực của những người phụ nữ trong xã hội xưa. Không chỉ thế, họ ở xã hội xưa còn luôn bị dè bỉu, cô lập và luôn bị phụ thuộc vào nam nhi chứ không có quyền lên tiếng. Họ chính là những con người ” thấp cổ bé họng ” trong xã hội xưa.

    d,

    Thân em vừa trắng lại vừa tròn

    Bảy nổi ba chìm với nước non

    Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

    Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Leave an answer

Browse

Giải phương trình 1 ẩn: x + 2 - 2(x + 1) = -x . Hỏi x = ? ( )