(Soạn Văn Bản Sự Tích Hồ Gươm) ( ngắn cũng được nghĩa là đúng, giúp mình với )

Question

(Soạn Văn Bản Sự Tích Hồ Gươm)
( ngắn cũng được nghĩa là đúng, giúp mình với )

in progress 0
Tài Đức 3 years 2021-09-03T05:18:10+00:00 2 Answers 6 views 0

Answers ( )

    0
    2021-09-03T05:19:41+00:00

    Hơi dài đấy nhen !!!

    Câu 1 (tr 42)

    Đức Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần:

         + Giặc Minh làm điều bạo ngược, tàn bạo với dân chúng

         + Nghĩa quân Lam Sơn làm điều nhân nghĩa, diệt quân bạo tàn là nhà Minh.

         + Long Quân muốn cho nghĩa quân Lam Sơn thắng giặc

    Câu 2 (tr 42)

    Lê Lợi không trực tiếp nhận được gươm thần:

         + Đầu tiên, người đánh cá Lê Thận kéo được lưỡi gươm.

         + Khi Lê Lợi đến nhà Lê Thận, lưỡi gươm phát sáng chữ “Thuận Thiên”

    + Lê Lợi tra chuôi gươm nạm ngọc bắt được trên cành cây tra vào lưỡi gươm của Lê Thận thì vừa như in

    – Cách Long Quân cho mượn gươm thần có ý nghĩa:

         + Sức mạnh của thanh gươm là sức mạnh của cộng đồng, tập thể.

         + Mỗi bộ phận gươm ở một nơi, khi ghép lại vừa như in, chứng tỏ sự thống nhất ý chí chống giặc toàn dân tộc.

         + Chữ “Thuận Thiên” trên lưỡi gươm nhấn mạnh vai trò tính chất chính nghĩa, hợp lòng người, ý trời của nghĩa quân.

    Câu 3 (trang 42 sgk ngữ văn 6 tập 1)

    Sức mạnh của gươm thần đối với nghĩa quân Lam Sơn:

         + Khi có gươm thần, nhuệ khí của nghĩa quân tăng lên

         + Từ chỗ bị động, nay đã chủ động tìm đến giặc

         + Gươm thần tạo ra sức mạnh thống nhất và niềm tin vào sự đoàn kết cộng đồng trong đấu tranh ngoại xâm

    Câu 4 (trang 42 sgk ngữ văn 6 tập 1)

    Long Quân đòi gươm khi đất nước thanh bình, Lê Lợi lên ngôi và ở kinh đô Thăng Long

    – Cảnh trả gươm diễn ra ở hồ Tả Vọng:

         + Nhà vua ngự thuyền rồng dạo trên hồ, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi gươm

         + Khi Rùa Vàng nổi lên cất tiếng đòi gươm thì nhà vua dâng kiếm, Rùa ngậm kiếm và lặn xuống đáy hồ.

    → Cảnh đòi gươm diễn ra trang trọng, linh thiêng.

    Câu 5 (trang 42 sgk ngữ văn 6 tập 1)

    Ý nghĩa truyện Sự tích hồ Gươm:

    – Ca ngợi tính chính nghĩa, tính chất nhân dân

    – Niềm tự hào về sức mạnh đoàn kết và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa

    – Lý giải tên gọi của hồ Gươm và truyền thống chuộng hòa bình của nhân dân ta.

    Câu 6 (trang 42 sgk ngữ văn 6 tập 1)

    Truyền thuyết khác của nước ta cũng có hình ảnh Rùa Vàng là An Dương Vương, Mị Châu và Trọng Thủy

    Hình ảnh Rùa Vàng trong truyền thuyết Việt Nam tượng trưng cho vượng khí linh thiêng của trời đất, tình cảm và trí tuệ của nhân dân.

    Rùa Vàng trong truyện Sự tích Hồ Gươm là sứ giả của Long Quân, thể hiện tình cảm, khát vọng hòa bình của dân tộc

    Luyện tập

    Bài 1 (trang 43 sgk ngữ văn 6 tập 1)

    Sự lặp lại và ý nghĩa của chi tiết trao gươm thần trong các truyện truyền thuyết Việt Nam:

         + Lưỡi gươm ở dưới nước, chuôi gươm ở trên rừng → Lòng yêu nước có ở khắp mọi nơi

         + Các bộ phận của thanh gươm ghép lại vừa như in → nguyện vọng của dân tộc trên dưới quyết tâm một lòng như một

         + Lê Thận trao gươm cho Lê Lợi thể hiện vai trò quan trọng của chủ tướng

    ⇒ Trao phó, tin tưởng, dốc lòng vì người “minh chủ” làm sự nghiệp lớn.

    Bài 2 (tr 43)

    Tác giả dân gian không để Lê Lợi trực tiếp nhận được cả chuôi gươm và lưỡi gươm cùng một lúc :

         + Muốn kháng Minh thì nhân dân, vua tôi tất cả cùng đồng lòng mới tạo ra sức mạnh vô địch đánh đuổi kẻ thù.

         + Cuộc khởi nghĩa phải trải qua một quá trình gian khổ

         + Lê Lợi hiểu được sứ mạng của người “cầm chuôi” và sức mạnh sắc bén của “lưỡi gươm” nhân dân.

    Bài 3 (tr 43)

    Lê Lợi mượn gươm ở Thanh Hóa nhưng trả gươm ở Hồ Gươm- Thăng Long:

    – Cảnh trả gươm diễn ra trên hồ Tả Vọng:

         + Long Quân sai Rùa Vàng nổi lên đòi lại gươm

         + Khi Rùa Vàng nổi lên thấy gươm động đậy, Lê Lợi hiểu ý, nhà vua trả gươm

         + Rùa Vàng ngậm gươm và chìm xuống nước

    – Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh Hóa thì truyền thuyết bị thay đổi:

         + Không thể hiện được sự thay đổi tên gọi của hồ Tả Vọng thành Hồ Gươm

         + Vua Lê Lợi thống nhất đất nước thì vị trí của nhà vua phải ở kinh đô- hợp lí

    Bài 4 (tr 43)

    Định nghĩa truyện truyền thuyết:

    – Là thể loại văn học dân gian ra đời sau thần thoại

    – Nhân vật sự kiện liên quan tới lịch sử

    – Có các yếu tố hoang đường kì ảo

    0
    2021-09-03T05:19:59+00:00

    Câu 1 (trang 42 ):

    Đức Long quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần vì:

    – Giặc Minh đô hộ nước ta khiến cho nhân dân khổ cực, chúng làm nhiều điều ác → trái với đạo lý ⇒ cần phải đánh đuổi.

    – Cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân thế lực còn yếu → bị thua nhiều lần.

    – Đức Long Quân muốn cho nghĩa quân thắng.

    Câu 2 (trang 42 ):

    – Lê Lợi không trực tiếp nhận Gươm.

    – Lê Thận nhặt được gươm ở dưới nước → Lê Lợi nhặt được chuôi gươm trên rừng → tra chuôi gươm vào thanh gươm thì vừa như in ⇒ Lê Thận dâng lên cho Lê Lợi.

    – Ý nghĩa:

    – Chuôi gươm trên cạn, gươm dưới nước → kết hợp lại ⇒ Tinh thần đoàn kết đánh giặc.

    – Lưỡi gươm khắc chữ “thuận thiên” → cuộc kháng chiến của nhân dân ta là chính nghĩa, hợp ý trời.

    Câu 3 (trang 42 ):

    – Sức mạnh của gươm thần đối với nghĩa quân Lam Sơn:

         + Khí thế của nghĩa quân tăng lên → quân Minh sợ hãi.

         + Từ thế bị động chuyển sang chủ động tìm giặc đánh.

         + Gươm thần mở đường cho nghĩa quân chiến thắng.

    Câu 4 (trang 42 ):

    – Đức Long quân đòi lại gươm trong hoàn cảnh: Giặc Minh bị đánh đuổi ⇒ đất nước có chủ quyển và vua dời đô về Thăng Long.

    – Cảnh đòi gươm và trả gươm:

         + Vua ngự thuyền đi dạo → rùa vàng ngoi lên đòi gươm → vua đưa gươm cho rùa vàng → rùa vàng lặn xuống đáy nước.

    Câu 5 (trang 42 ):

    – Ý nghĩa của sự tích Hồ Gươm:

         + Ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân

         + Ca ngợi cuộc chiến thắng vẻ vang của nghĩa quân Lam Sơn

         + Giải thích tên gọi Hồ Hoàn Kiếm và khát vọng hòa bình dân tộc.

    Câu 6 (trang 42 ):

    – Truyện An Dương Vương, Mị Châu –Trọng Thủy là truyền thuyết có hình ảnh rùa vàng.

    – Hình tượng rùa vàng trong truyền thuyết tượng trưng cho tình cảm, trí tuệ của nhân dân

    Mình chỉ trả lời phần câu hỏi thôi nha

    Chúc bạn học tốt !!

Leave an answer

Browse

Giải phương trình 1 ẩn: x + 2 - 2(x + 1) = -x . Hỏi x = ? ( )