Phân tích hai hình ảnh ẩn dụ mà em tâm đắc nhất ở khổ hai hoặc khổ ba hoặc khổ bốn bài “Viếng lắng Bác”

Question

Phân tích hai hình ảnh ẩn dụ mà em tâm đắc nhất ở khổ hai hoặc khổ ba hoặc khổ bốn bài “Viếng lắng Bác”

in progress 0
Thái Dương 4 years 2021-04-05T19:24:26+00:00 3 Answers 8 views 0

Answers ( )

    0
    2021-04-05T19:26:23+00:00

     Viễn Phương là một nhà thơ tiêu biểu của miền Nam. Tháng 4/1976 sau một năm giải phóng đất nước. Khi lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa khánh thành, nhà thơ cùng đoàn đại biểu miền Nam ra thăm Hà Nội vào lăng viếng Bác.

    Bài thơ Viếng lăng Bác được Viễn Phương viết với tất cả tấm lòng thành kính biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi xót đau của một người con từ miền Nam ra viếng Bác lần đầu.

        Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

        Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

    Hai câu thơ được tạo nên với những hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đôi. Câu trên là một hình ảnh thực, câu dưới là hình ảnh ẩn dụ.

    Ví Bác như mặt trời là để nói lên sự trường tồn vĩnh cửu của Bác, giống như sự tồn tại vĩnh viễn của mặt trời tự nhiên.

    Ví Bác như mặt trời là để nói lên sự vĩ đại của Bác, người đã đem lại cuộc sống tự do cho dân tộc Việt Nam thoát khỏi đêm dài nô lệ.

    Nhận thấy Bác là một mặt trời trong lăng rất đỏ, đây chính là sáng tạo riêng của Viễn Phương, nó thể hiện được sự tôn kính của tác giả, của nhân dân đối với Bác.

               Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

                Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…

    Đó là sự hình dung về dòng người đang nối tiếp dài vô tận hàng ngày đến viếng lăng Bác bằng tất cả tấm lòng thành kính và thương nhớ, hình ảnh đó như những tràng hoa kết lại dâng người. Hai từ ngày ngày được lặp lại trong câu thơ như tạo nên một cảm xúc về cõi trường sinh vĩnh cửu.

    Hình ảnh dòng người vào lăng viếng Bác được tác giả ví như tràng hoa, dâng lên Bác. Cách so sánh này vừa thích hợp và mới lạ, diễn ra được sự thương nhớ, tôn kính của nhân dân đối với Bác.

    Tràng hoa là hình ảnh ẩn dụ những người con từ khắp miền đất nước về đây viếng Bác giống như những bông hoa trong vườn Bác được Bác ươm trồng, chăm sóc nay nở rộ ngát hương về đây tụ hội kính dâng lên Bác.

        Khung cảnh và không khí thanh tĩnh như ngưng kết cả thời gian và không gian trong lăng:

                          Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

                          Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

    Cả cuộc đời Bác ăn không ngon, ngủ không yên khi đồng bào miền Nam còn đang bị quân thù giày xéo. Nay miền Nam đã được giải phóng, đất nước thống nhất mà Bác đã đi xa. Nhà thơ muốn quên đi sự thực đau lòng đó và mong sao nó chỉ là một giấc ngủ thật bình yên.

      Từ cảm xúc thành kính ngưỡng mộ, ở khổ thơ thứ ba là những cảm xúc thương xót và ước nguyện của nhà thơ. Hình ảnh Bác như vầng trăng sáng dịu hiền trong giấc ngủ bình yên là một hình ảnh tượng trưng cho vẻ đẹp thanh thản, phong thái ung dung và thanh cao của Bác. Người vẫn đang sống cùng với nhân dân đất nước Việt Nam thanh bình tươi đẹp. Mạch cảm xúc của nhà thơ như trầm lắng xuống để nhường chỗ cho nỗi xót xa qua hai câu thơ: vẫn biết… ở trong tim…Hình ảnh trời xanh là hình ảnh ẩn dụ nói lên sự trường tồn bất tử của Bác. Trời xanh thì còn mãi mãi trên đầu, cũng giống như Bác vẫn còn sống mãi mãi với non sông đất nước. Đó là một thực tế.Thế nhưng, nhìn di hài của Bác trong lăng, cảm thấy Bác đang trong giấc ngủ ngon lành, bình yên mà vẫn thấy đau đớn xót xa mà sao nghe nhói ở trong tim! Dù rằng Người đã hoá thân vào thiên nhiên, đất nước, nhưng sự ra đi của Bác vẫn không sao xoá đi được nỗi đau xót vô hạn của cả dân tộc, ý thơ này diễn tả rất điển hình cho tâm trạng và cảm xúc của bất kì ai đã từng đến viếng lăng Bác.    Với lời thơ cô đọng, giọng thơ trang nghiệm thành kính, tha thiết và rất giàu cảm xúc, bài thơ đã để lại ấn tượng rất sâu đậm trong lòng người đọc. Bởi lẽ, bài thơ không những chỉ bộc lộ tình cảm sâu sắc của tác giả đối với Bác Hồ mà còn nói lên tình cảm chân thành tha thiết của hàng triệu con người Việt Nam đối với vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.

    0
    2021-04-05T19:26:23+00:00

    Khổ thứ hai của bài thơ Viếng lăng Bác có hình ảnh ẩn dụ trong câu thơ “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng/Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”. Hình ảnh “mặt trời” đầu tiên là hình ảnh của mặt trời tả thực của vũ trụ còn hình ảnh “mặt trời” thứ hai chính là hình ảnh ẩn dụ của Bác. Nhờ có hình ảnh ẩn dụ này, tác giả đã nhấn mạnh được tầm quan trọng và sự vĩ đại, bất tử như vũ trụ của Người. Nếu như mặt trời quan trọng với sinh vật trên trái đất thì Bác Hồ chính là vầng thái dương không bao giờ tắt, mang đến ánh sáng và hy vọng cho dân tộc VN vượt khỏi ách nô lệ và lầm than.

    Khổ thơ thứ ba bài thơ Viếng lăng Bác có hình ảnh ẩn dụ “trời xanh là mãi mãi” gợi ra sự bất tử mãi mãi của Bác cùng với thiên nhiên, vũ trụ. Đối với nhân dân VN, Bác chính là bầu trời xanh tồn tại bất diệt, đem đến ấm no và hạnh phúc cho toàn thể nhân dân.

    Khổ thơ cuối bài thơ Viếng lăng Bác có hình ảnh ẩn dụ là “cây tre trung hiếu”.  Cây tre trung hiếu chính là biểu tượng, là hình ảnh của người dân VN với những phẩm chất bình dị, kiên cường, trung hiếu với đất nước, với Cách mạng. Trong suốt chiều dài lịch sử chiến đấu, người dân VN dù ở hậu phương hay tiền phương thì đều một lòng trung thành với nước, cũng như bất khuất kiên cường trước mũi giáo quân thù và còn bình dị, trung hậu trong đời sống bình thường.

    0
    2021-04-05T19:26:29+00:00

    Để tìm câu trả lời chính xác các em hãy tham khảo hình ảnh lăng bác các nguồn hoc24.vn, lazi.vn, hoidap247.com để thầy cô và các chuyên gia hỗ trợ các em nhé!

Leave an answer

Browse

Giải phương trình 1 ẩn: x + 2 - 2(x + 1) = -x . Hỏi x = ? ( )