Vẻ đẹp chân thực, giản dị của anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp. Đồng thời ngợi ca tình đồng chí cao đẹp, giữa những năm tháng thời kháng chiến chống Pháp đầy ác liệt
“Tuổi thanh xuân đến với núi rừng
Dù bom rơi mưa dông nắng lửa”
Những câu hát ấy vang lên làm người ta chợt nhớ về đề tài người lính. Và tác giả Chính Hữu là một trong những nhà thơ viết xuất sắc về mảng đề tài thiêng liêng bất hữu ấy. Chính Hữu được mệnh danh là nhà thơ quân đội.Những vần thơ của ông là những cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ và hình ảnh chọn lọc rất hàm súc. Bài thơ Đồng Chí là bài thơ đặc sắc trong chủ đề người lính của Chính Hữu. Bài thơ ra đời vào năm 1948 in trong tập “Đầu súng trăng treo”. Bài thơ là tiếng lòng là tình đồng chí thiêng liêng và cao cả.
Viết về đề tài Cách Mạng nhiều tác giả vẫn canh cánh trong lòng, không biết viết như thế nào cho hay cho dạt dào cảm xúc và truyền đúng thông điệp ý nghĩa rất thiêng liêng! Mặc dù như thế, nhưng những tác giả lớn như Quang Dũng, Tố Hữu, và không thể không nhắc đến Chính Hữu,.. chính là những tác giả rất thành công về đề tài này. Chính Hữu chính là nhà thơ quân đội, trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp. Bài thơ “Đồng chí” chính là tiếng lòng về tình cảm gắn bó keo sơn như anh em của những người lính trẻ nơi chiến trường đầy hiểm nguy và gian khổ.
Mở đầu đoạn thơ là một tiếng lòng, là cơ sở để hình thành tình đồng chí thiêng liêng và cao cả. Chính những mầm non cơ sở ấy mà giúp tình cảm của những người lính trẻ thêm khắng khít, keo sơn
“Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”
Từ những câu thơ đầu đoạn Chính Hữu đã cho ta thấy không chỉ sự gắn bó với nhau mà còn biết được hoàn cảnh xuất thân của những người lính trẻ. “ Quê anh nước mặn đồng chua” tác giả đã dùng những từ ngữ gợi tả gợi lên cảnh vùng đất nhiễm mặn ở ven biển gây khó khăn cho vùng biển nghèo. Hay “ làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá” cũng thế ấy! Quê hương các anh đều là những vùng đất nghèo của miền quê Việt Nam! Chính sự giới thiệu đơn giản mộc mạc ấy làm những người lính trẻ như có những nét chung về quê hương mà không ngại chia sẻ cùng nhau.
“Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”
Các anh lính trẻ ấy! Những con người xuất thân từ những người nông dân của mọi miền quê nghèo trên lãnh thổ Việt nam thế ấy! Thấy vậy mà “tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”. Liệu có ai đặt câu hỏi rằng tại sau như thế không? Bởi vì đơn giản họ có chung một xuất thân bình dị nhưng lại có chung một mục đích cao cả là chiến đấu bảo vệ hòa bình bảo vệ non sông đất nước!
Những Á hậu 1 có sắc đẹp được khen hơn cả hoa hậu!HerbeautyTiết lộ danh tính những cặp đôi dù chung nhà vẫn chưa đám cướiHerbeauty8 mỹ nữ đẹp ngất ngây nhất Việt Nam! Chiêm ngưỡng ngayHerbeauty
Chẳng biết họ đên từ đâu, làm những công việc gì. Nhưng ngày hôm ấy, họ đến với nhau nơi núi rừng hiểm trở, với lí tưởng mà muôn đời sau ngưỡng mộ là chiến đấu chống ngoại xâm giành hòa bình độc lập cho dân tộc.
“Súng bên súng đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Đồng chí!”
Câu thơ ấy của Chính Hữu nghe sau tình cảm mà thiêng liêng quá đỗi. Điệp từ “súng” như muốn nhấn mạnh một nhiệm vụ cao cả một vật chiến đấu mà những người lính trẻ đều luôn mang giữ bên mình. Trong lúc “ đầu sát bên đầu” ấy chứ mà họ cũng không quên làm nhiệm vụ. Quả thật là một hình ảnh đẹp xúc động lòng người. Và đó chính là sự thành công trong những hồn thơ của Chính Hữu! Nới núi rừng xa xôi hiểm trở ấy có biết bao là gian nan thử thách. Có những “ Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”! Đây là hình ảnh gợi tả về tình tri kỉ của những người lính trẻ. Rừng núi không những có thú dữ mà còn có những căn bệnh nguy hiểm như sốt rét rừng, những cơn rét phát run cả người. Khó khăn bệnh tật như ấy nhưng vẫn không làm nản chí những người lính với lí tưởng cao cả.
Câu thơ cuối là câu thơ đặc biệt chỉ có hai từ nhưng cô động và hàm súc đúc kết rất nhiều ý nghĩa: “ Đồng chí”. Chỉ hai từ vỏn vẹn vang lên nhưng nghe sau mà thiêng liêng và cao cả! Nó như đúc kết tình cảm gắn bó keo sơn những người có chung lí tưởng, chí hướng. Họ xem nhau là đồng dội là anh em ruột thịt cùng nhau san sẻ mọi khó khăn mà tiến về phía trước. Trong máu họ có cùng dòng màu Rồng Tiên nên tình cảm của họ càng khắng khít càng quyết tâm chiến đấu chống ngoại xâm.
Chính xuất thân giống nhau, lí tưởng giống nhau, mà giúp những con người “xa lạ” mà trở thành “đôi tri kỉ”. Từ sự gắn bó keo sơn làm nên sức mạnh của tình đồng chí cùng nhau vượt qua mọi khó khăn thử thách và bệnh tật nên núi rừng hiểm trở
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính
Cái chất nông dân thuần phát ấy đã ăn vào máu thịt của những người lính trẻ với lí tưởng lớn. Đã là nông dân thì họ xem nhà cửa, ruộng vườn,… vốn là những thứ quý nhất. Nhưng hôm nay, họ rũ bỏ tất cả đi theo cái gọi là cao cả, cái khát khao tươi đẹp của lí tưởng, cái mà người người vẫn cho rằng cao thượng. Hôm nay họ bỏ lại vốn tài sản vốn quý nhất của người nông dân để rồi phải “ ruộng nương anh gửi bạn thân cày”. Nhịp thơ 2/2/3 nghe sao mà chầm chậm làm xao xuyến lòng người. Không dễ gì từ bỏ thứ quý nhất của người nông dân nhưng rồi ác anh cũng đành phải luyến tiếc mà gửi lại quê nhà. Các anh đã quyết ra dù “ gian nhà không mặc kệ gió lung lay”. Cụm từ “mặc kệ” đã chứng minh cho chúng ta thấy rằng các anh đã có lí tưởng và rất quyết tâm. Nhà là nơi quan trọng nhất, không chỉ là nơi che nắng che mưa mà còn là nơi yêu thương sau những giờ làm việc mệt nhọc. Nhưng các anh đã bỏ lại căn nhà gió lung lay ấy mà ra đi. Đau lòng không? Rất đau lòng! Đáng lẽ ra khi nghe những dòng thơ mà giống như những dòng tâm sự này chúng ta càng yêu hơn những người lính trẻ.
Càng đau lòng hơn là chính hình ảnh “giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”. Chính Hữu đã sử dụng hình ảnh hoán dụ để làm tăng nỗi nhớ nơi mẹ già và cả những người vợ trẻ. Không chỉ có những người lính biết hi sinh tài năng sức trẻ của mình cho đất nước mà cả những người thân quê nhà cũng đầy nỗi hi sinh. Họ đều là những con người cao thượng rất đáng để người đời khâm phục!
Đã là chiến trường thì chưa bao giờ được gọi là bình yên, nơi ấy biết bao mối nguy hiểm đang rình rập. Đặc biệt là chiến trường nơi núi rừng xa xôi cách trở có hàng tá mối nguy hại-đó là những cơn sốt rét rừng đã lấy đi biết bao sức lực và cả sinh mệnh của những người lính.
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay
Những câu thơ ấy cứ chầm chậm vang lên, nhịp thơ mỗi lúc mỗi chậm như chính sự sâu lắng trầm tư mang đầy tâm sự của Chính Hữu hay chăng? Những năm khangs chiến chống Pháp ấy nước ta còn nghèo thiếu thốn mỗi thứ từ quân trang, quân phục, dụng cụ y tế,… khiến cho những người lính phải chịu những “cơn ớn lạnh”,”sốt run người”. Tinh thần của những người lính trẻ kiên cường lắm, bất khuất lắm. Bởi như từ xa xưa Nguyễn trãi đã từng viết rằng:
“Khó khăn thì mặc có màng bao
Càng khó bao nhiêu chí mới hào”
Càng khó khăn thì tinh thần chiến đấu của những người lính trẻ càng hăng hái. Chỉ đôi mảnh quần vá, cái áo rách vai, mà những người lính trẻ vẫn kiên cường theo Cách Mạng, mặc dù nụ cười ấy là nụ cười “buốt giá”, lạnh như băng. Ngôn từ giản dị, từ ngữ gợi tả linh hoạt sống động tạo nên cảm giác sâu sắc cho bài thơ. Tình đồng đội quả thật càng trong gian khổ càng gắn bó như anh em ruột thịt. Bởi vì, ngay trong boàn cảnh khó khăn họ cần phải tự tạo nên sưc mạnh mà vượt qua thử thách.
“Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”
Với nghệ thuật điệp từ “tay” Chính Hữu như muốn nhấn mạnh tình cảm gắn bó của họ. “ Thương nhau” như anh em ruột thịt, nắm tay nhau tạo nên sức mạnh vĩ đại nơi chiến trường rừng núi mà làm nên những chiến công hiển hách. Sự gắn bó yêu thương đoàn kết của những người lính vốn từ những người xa lạ, những người nông dân nghèo thành đôi tri kỉ.
Chính những hoàn cảnh khó khăn nơi rừng núi, và những tình cảm gắn bó khắng khít của những người lính trẻ đã tạo nên một biểu tượng đẹp về tình đồng chí đáng ngưỡng mộ.
“ Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo”
Màn đêm buông xuống, sương muối rừng phủ dày đặc nhưng những người lính ấy vẫn làm nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc. Hình ảnh đẹp ấy được tác giả Chính Hữu sử dụng nhịp thơ 2/2/2 chầm chậm mà sâu lắng. Họ đứng cạnh nhau trông thật lãng mạn nhưng có ai biết rằng lòng họ vẫn bộn bề lo âu, trắc trở. Câu thơ cuối bài là câu thơ bốn chũ nhưng mang đầu vẻ lãng mạn nơi chiến trường: “ Đầu súng trăng treo”. Trăng nơi ấy, nơi núi rừng hoang du ấy đã trở thành người bạn tâm giao của các chiến sĩ. Họ tưởng tượng mảnh trăng treo đầu súng, một cách tưởng tượng rất thú vị. Chính yếu tố lãng mạn ấy đã tạo niềm vui nho nhỏ, góp thêm sức mạnh cho các chiến sĩ ngày đêm làm nhiệm vụ cao cả cho đất nước cho dân tộc. Gìn giữ hòa bình chống ngoại xâm là nhiệm vụ muôn đời!
Bài thơ Đồng chí của Chính Hữu đã rất thành công phần vì chủ đề sáng tác và phần to lớn là nhờ vào ngôn từ giản dị, hình ảnh gợi tả chân thực, yếu tố thực và lãng mạn đan xen tạo cảm giác thích thú cho người đọc. Cũng thông qua đó Chính Hữu muốn gửi gắm hình ảnh đẹp đẽ của những người lính nơi chiến trường rừng núi dù có khó khăn, gian khổ thì họ vẫn quyết tâm vì tương lai dân tộc vì một ngày mai tươi sáng. Tinh thần ấy rất đáng trân trọng! Người lính ra đi dù khó khăn vẫn quyết tâm cao như hai câu hát da diết sau:
“Máu thấm đường ta đi lẫn mồ hôi rơi tình quê tha thiết
Answers ( )
Vẻ đẹp chân thực, giản dị của anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp. Đồng thời ngợi ca tình đồng chí cao đẹp, giữa những năm tháng thời kháng chiến chống Pháp đầy ác liệt
“Tuổi thanh xuân đến với núi rừng
Dù bom rơi mưa dông nắng lửa”
Những câu hát ấy vang lên làm người ta chợt nhớ về đề tài người lính. Và tác giả Chính Hữu là một trong những nhà thơ viết xuất sắc về mảng đề tài thiêng liêng bất hữu ấy. Chính Hữu được mệnh danh là nhà thơ quân đội.Những vần thơ của ông là những cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ và hình ảnh chọn lọc rất hàm súc. Bài thơ Đồng Chí là bài thơ đặc sắc trong chủ đề người lính của Chính Hữu. Bài thơ ra đời vào năm 1948 in trong tập “Đầu súng trăng treo”. Bài thơ là tiếng lòng là tình đồng chí thiêng liêng và cao cả.
Viết về đề tài Cách Mạng nhiều tác giả vẫn canh cánh trong lòng, không biết viết như thế nào cho hay cho dạt dào cảm xúc và truyền đúng thông điệp ý nghĩa rất thiêng liêng! Mặc dù như thế, nhưng những tác giả lớn như Quang Dũng, Tố Hữu, và không thể không nhắc đến Chính Hữu,.. chính là những tác giả rất thành công về đề tài này. Chính Hữu chính là nhà thơ quân đội, trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp. Bài thơ “Đồng chí” chính là tiếng lòng về tình cảm gắn bó keo sơn như anh em của những người lính trẻ nơi chiến trường đầy hiểm nguy và gian khổ.
Mở đầu đoạn thơ là một tiếng lòng, là cơ sở để hình thành tình đồng chí thiêng liêng và cao cả. Chính những mầm non cơ sở ấy mà giúp tình cảm của những người lính trẻ thêm khắng khít, keo sơn
“Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”
Từ những câu thơ đầu đoạn Chính Hữu đã cho ta thấy không chỉ sự gắn bó với nhau mà còn biết được hoàn cảnh xuất thân của những người lính trẻ. “ Quê anh nước mặn đồng chua” tác giả đã dùng những từ ngữ gợi tả gợi lên cảnh vùng đất nhiễm mặn ở ven biển gây khó khăn cho vùng biển nghèo. Hay “ làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá” cũng thế ấy! Quê hương các anh đều là những vùng đất nghèo của miền quê Việt Nam! Chính sự giới thiệu đơn giản mộc mạc ấy làm những người lính trẻ như có những nét chung về quê hương mà không ngại chia sẻ cùng nhau.
“Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”
Các anh lính trẻ ấy! Những con người xuất thân từ những người nông dân của mọi miền quê nghèo trên lãnh thổ Việt nam thế ấy! Thấy vậy mà “tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”. Liệu có ai đặt câu hỏi rằng tại sau như thế không? Bởi vì đơn giản họ có chung một xuất thân bình dị nhưng lại có chung một mục đích cao cả là chiến đấu bảo vệ hòa bình bảo vệ non sông đất nước!
Những Á hậu 1 có sắc đẹp được khen hơn cả hoa hậu!HerbeautyTiết lộ danh tính những cặp đôi dù chung nhà vẫn chưa đám cướiHerbeauty8 mỹ nữ đẹp ngất ngây nhất Việt Nam! Chiêm ngưỡng ngayHerbeauty
Chẳng biết họ đên từ đâu, làm những công việc gì. Nhưng ngày hôm ấy, họ đến với nhau nơi núi rừng hiểm trở, với lí tưởng mà muôn đời sau ngưỡng mộ là chiến đấu chống ngoại xâm giành hòa bình độc lập cho dân tộc.
“Súng bên súng đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Đồng chí!”
Câu thơ ấy của Chính Hữu nghe sau tình cảm mà thiêng liêng quá đỗi. Điệp từ “súng” như muốn nhấn mạnh một nhiệm vụ cao cả một vật chiến đấu mà những người lính trẻ đều luôn mang giữ bên mình. Trong lúc “ đầu sát bên đầu” ấy chứ mà họ cũng không quên làm nhiệm vụ. Quả thật là một hình ảnh đẹp xúc động lòng người. Và đó chính là sự thành công trong những hồn thơ của Chính Hữu! Nới núi rừng xa xôi hiểm trở ấy có biết bao là gian nan thử thách. Có những “ Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”! Đây là hình ảnh gợi tả về tình tri kỉ của những người lính trẻ. Rừng núi không những có thú dữ mà còn có những căn bệnh nguy hiểm như sốt rét rừng, những cơn rét phát run cả người. Khó khăn bệnh tật như ấy nhưng vẫn không làm nản chí những người lính với lí tưởng cao cả.
Câu thơ cuối là câu thơ đặc biệt chỉ có hai từ nhưng cô động và hàm súc đúc kết rất nhiều ý nghĩa: “ Đồng chí”. Chỉ hai từ vỏn vẹn vang lên nhưng nghe sau mà thiêng liêng và cao cả! Nó như đúc kết tình cảm gắn bó keo sơn những người có chung lí tưởng, chí hướng. Họ xem nhau là đồng dội là anh em ruột thịt cùng nhau san sẻ mọi khó khăn mà tiến về phía trước. Trong máu họ có cùng dòng màu Rồng Tiên nên tình cảm của họ càng khắng khít càng quyết tâm chiến đấu chống ngoại xâm.
Chính xuất thân giống nhau, lí tưởng giống nhau, mà giúp những con người “xa lạ” mà trở thành “đôi tri kỉ”. Từ sự gắn bó keo sơn làm nên sức mạnh của tình đồng chí cùng nhau vượt qua mọi khó khăn thử thách và bệnh tật nên núi rừng hiểm trở
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính
Cái chất nông dân thuần phát ấy đã ăn vào máu thịt của những người lính trẻ với lí tưởng lớn. Đã là nông dân thì họ xem nhà cửa, ruộng vườn,… vốn là những thứ quý nhất. Nhưng hôm nay, họ rũ bỏ tất cả đi theo cái gọi là cao cả, cái khát khao tươi đẹp của lí tưởng, cái mà người người vẫn cho rằng cao thượng. Hôm nay họ bỏ lại vốn tài sản vốn quý nhất của người nông dân để rồi phải “ ruộng nương anh gửi bạn thân cày”. Nhịp thơ 2/2/3 nghe sao mà chầm chậm làm xao xuyến lòng người. Không dễ gì từ bỏ thứ quý nhất của người nông dân nhưng rồi ác anh cũng đành phải luyến tiếc mà gửi lại quê nhà. Các anh đã quyết ra dù “ gian nhà không mặc kệ gió lung lay”. Cụm từ “mặc kệ” đã chứng minh cho chúng ta thấy rằng các anh đã có lí tưởng và rất quyết tâm. Nhà là nơi quan trọng nhất, không chỉ là nơi che nắng che mưa mà còn là nơi yêu thương sau những giờ làm việc mệt nhọc. Nhưng các anh đã bỏ lại căn nhà gió lung lay ấy mà ra đi. Đau lòng không? Rất đau lòng! Đáng lẽ ra khi nghe những dòng thơ mà giống như những dòng tâm sự này chúng ta càng yêu hơn những người lính trẻ.
Càng đau lòng hơn là chính hình ảnh “giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”. Chính Hữu đã sử dụng hình ảnh hoán dụ để làm tăng nỗi nhớ nơi mẹ già và cả những người vợ trẻ. Không chỉ có những người lính biết hi sinh tài năng sức trẻ của mình cho đất nước mà cả những người thân quê nhà cũng đầy nỗi hi sinh. Họ đều là những con người cao thượng rất đáng để người đời khâm phục!
Đã là chiến trường thì chưa bao giờ được gọi là bình yên, nơi ấy biết bao mối nguy hiểm đang rình rập. Đặc biệt là chiến trường nơi núi rừng xa xôi cách trở có hàng tá mối nguy hại-đó là những cơn sốt rét rừng đã lấy đi biết bao sức lực và cả sinh mệnh của những người lính.
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay
Những câu thơ ấy cứ chầm chậm vang lên, nhịp thơ mỗi lúc mỗi chậm như chính sự sâu lắng trầm tư mang đầy tâm sự của Chính Hữu hay chăng? Những năm khangs chiến chống Pháp ấy nước ta còn nghèo thiếu thốn mỗi thứ từ quân trang, quân phục, dụng cụ y tế,… khiến cho những người lính phải chịu những “cơn ớn lạnh”,”sốt run người”. Tinh thần của những người lính trẻ kiên cường lắm, bất khuất lắm. Bởi như từ xa xưa Nguyễn trãi đã từng viết rằng:
“Khó khăn thì mặc có màng bao
Càng khó bao nhiêu chí mới hào”
Càng khó khăn thì tinh thần chiến đấu của những người lính trẻ càng hăng hái. Chỉ đôi mảnh quần vá, cái áo rách vai, mà những người lính trẻ vẫn kiên cường theo Cách Mạng, mặc dù nụ cười ấy là nụ cười “buốt giá”, lạnh như băng. Ngôn từ giản dị, từ ngữ gợi tả linh hoạt sống động tạo nên cảm giác sâu sắc cho bài thơ. Tình đồng đội quả thật càng trong gian khổ càng gắn bó như anh em ruột thịt. Bởi vì, ngay trong boàn cảnh khó khăn họ cần phải tự tạo nên sưc mạnh mà vượt qua thử thách.
“Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”
Với nghệ thuật điệp từ “tay” Chính Hữu như muốn nhấn mạnh tình cảm gắn bó của họ. “ Thương nhau” như anh em ruột thịt, nắm tay nhau tạo nên sức mạnh vĩ đại nơi chiến trường rừng núi mà làm nên những chiến công hiển hách. Sự gắn bó yêu thương đoàn kết của những người lính vốn từ những người xa lạ, những người nông dân nghèo thành đôi tri kỉ.
Chính những hoàn cảnh khó khăn nơi rừng núi, và những tình cảm gắn bó khắng khít của những người lính trẻ đã tạo nên một biểu tượng đẹp về tình đồng chí đáng ngưỡng mộ.
“ Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo”
Màn đêm buông xuống, sương muối rừng phủ dày đặc nhưng những người lính ấy vẫn làm nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc. Hình ảnh đẹp ấy được tác giả Chính Hữu sử dụng nhịp thơ 2/2/2 chầm chậm mà sâu lắng. Họ đứng cạnh nhau trông thật lãng mạn nhưng có ai biết rằng lòng họ vẫn bộn bề lo âu, trắc trở. Câu thơ cuối bài là câu thơ bốn chũ nhưng mang đầu vẻ lãng mạn nơi chiến trường: “ Đầu súng trăng treo”. Trăng nơi ấy, nơi núi rừng hoang du ấy đã trở thành người bạn tâm giao của các chiến sĩ. Họ tưởng tượng mảnh trăng treo đầu súng, một cách tưởng tượng rất thú vị. Chính yếu tố lãng mạn ấy đã tạo niềm vui nho nhỏ, góp thêm sức mạnh cho các chiến sĩ ngày đêm làm nhiệm vụ cao cả cho đất nước cho dân tộc. Gìn giữ hòa bình chống ngoại xâm là nhiệm vụ muôn đời!
Bài thơ Đồng chí của Chính Hữu đã rất thành công phần vì chủ đề sáng tác và phần to lớn là nhờ vào ngôn từ giản dị, hình ảnh gợi tả chân thực, yếu tố thực và lãng mạn đan xen tạo cảm giác thích thú cho người đọc. Cũng thông qua đó Chính Hữu muốn gửi gắm hình ảnh đẹp đẽ của những người lính nơi chiến trường rừng núi dù có khó khăn, gian khổ thì họ vẫn quyết tâm vì tương lai dân tộc vì một ngày mai tươi sáng. Tinh thần ấy rất đáng trân trọng! Người lính ra đi dù khó khăn vẫn quyết tâm cao như hai câu hát da diết sau:
“Máu thấm đường ta đi lẫn mồ hôi rơi tình quê tha thiết
Ta đi theo ánh lửa trái tim mình”