Ở bài thơ Bếp lửa (Bằng Việt), trong dòng hồi tưởng người cháu nhớ lại: …“Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi”… Rồi trở về thực tại: “Giờ cháu đã đi xa.

Question

Ở bài thơ Bếp lửa (Bằng Việt), trong dòng hồi tưởng người cháu nhớ lại:
…“Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi”…
Rồi trở về thực tại:
“Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
– Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?…”
(Trích Ngữ Văn 9, tập 1, nhà XBGDVN, 2015)
1. Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
2. “Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi” được nhắc tới trong bài thơ gợi nhớ về thời điểm nào của đất nước? Việc nhà thơ tách từ “mòn mỏi” để góp thành “đói mòn đói mỏi” có tác dụng gì?
3. Viết một đoạn văn theo cách lập luận diễn dịch (khoảng 12 câu) làm rõ tình cảm sâu nặng của cháu đối với bà ở khổ thơ trên trong đó có sử dụng một câu bị động (gạch chân dưới câu bị động đó)
4. Hãy nêu tên một tác phẩm khác trong chương trình môn Ngữ Văn cấp THCS cũng viết về tình cảm bà cháu và ghi rõ tên tác giả.

in progress 0
Diễm Thu 4 years 2021-01-08T02:41:57+00:00 2 Answers 61 views 0

Answers ( )

    0
    2021-01-08T02:43:54+00:00

    1.

    -Bài thơ được sáng tác vào năm 1963, khi tác giả đang học tập ở nước ngoài. Sống xa nhà, trong cái lạnh nơi đất khách quên người cùng với nỗi nhớ quê, nhớ bà, nhớ bếp lửa nồng đượm như một quy luật của tự nhiên, tâm lý đã thôi thúc nhà thơ viết nên bài thơ “Bếp lửa”.

    -Bài thơ được in trong tập “Hương cây- Bếp lửa” xuất bản năm 1968.

    2.

    -Trong câu thơ “Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi”, “năm ấy” gợi nhớ đến thời điểm diễn ra nạn đói lịch sử năm 1945 ở miền Bắc với gần 2 triệu người chết.

    -Việc nhà thơ tách từ “mòn mỏi” để góp thành “đói mòn đói mỏi” có tác dụng:

    +Về mặt ngữ âm: tạo sự nhịp nhàng, hài hòa trong câu thơ.

    +Về mặt cấu trúc: tạo nên sự cân xứng.

    +Về ý nghĩa; nhấn mạnh sự nghèo đói khủng khiếp, gây ấn tượng cho người đọc về cảm giác nặng nề, u ám của nạn đói đối với nhân vật trữ tình khi hồi tưởng về thời điểm ấy của lịch sử, của kỉ niệm với người bà.

    3.

    Khổ thơ cuối của bài “Bếp lửa”, nhà thơ đã thể hiện tình cảm sâu nặng của cháu đối với bà (1).Hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà chịu khó, tần tảo, hết lòng yêu thương cháu đã trở thành sợi chỉ kết nối cảm xúc, khơi gợi những kỉ niệm ấu thơ ở đầu bài thơ và kết lại trong những suy ngẫm, tỏ bày những cảm xúc của cháu đối với bà (2). Những năm tháng tuổi thơ gian khổ cháu được bên cạch bà, được bà yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ, bảo ban (3). Bây giờ, cháu đã lớn, đã trưởng thành và được đi đến những nơi xa, nhìn thấy nhiều điều mới lạ, đón nhân những niềm vui mới (4). Nhưng khoảng cách về không gian, khoảng cách về thời gian và sự khác biệt về hoàn cảnh sống vẫn không thể thay thế được hình ảnh bà, hơi ấm bếp lửa, hơi ấm tình thương của bà ở trong trái tim cháu (5). Nơi phương trời xa xôi, cháu vẫn luôn nhớ về bà, nhớ những kỉ niệm tuổi thơ nhọc nhằn nhưng ấm áp tình bà, hai bà cháu quây quần bên nhau, cháu được đón nhận tình yêu và sự dạy dỗ của bà mà khôn lớn (6). Bếp lửa khói hun nhèm mắt và đôi bàn tay bà chi chút ngọn lửa, nhóm yêu thương, nhóm tâm tình tuổi nhỏ đã trở thành hành trang cho cháu trên những nẻo đường (7).  Cháu “vẫn chẳng lúc nào quên” bà, quên kỉ niệm bên bà, quên bếp lửa ấp iu nồng đượm (8). Phó từ “vẫn” cùng ý nghĩa phủ định “chẳng lúc nào quên” bộc lộ nỗi nhớ da diết và khẳng định tình cảm sâu nặng của cháu đối với bà (9). Câu thơ cuối là câu hỏi tu từ thể hiện tình cả mãnh liệt của cháu đới với bà (10). Bằng giọng thơ tâm tình sâu lắng, dạt dào cảm xúc, khổ thơ đã bộc lộ chân thành mà tha thiết nỗi nhớ, tình yêu và nỗi nhớ của đứa cháu ở nơi xa dành cho bà; cũng là biểu hiện của tình cảm đối với gia đình, quê hương, đất nước (11). Những điều bình dị, yêu thương, nồng ấm của tuổi thơ ấy mãi mãi sưởi ấm cuộc đời cháu, nâng đỡ bước chân cháu, là hành trang cháu mang theo trên hành trình dài rộng của cuộc đời (12).

    4.

    Trong chương trình môn Ngữ Văn cấp THCS, bài thở “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh cũng viết về tình cảm bà cháu thắm thiết. Bài thơ là dòng hồi tưởng tuổi thơ trong sáng bên bà, bộc lộ lòng kính yêu, biết ơn bà của đứa cháu và từ đó cháu suy ngẫm về mục đích chiến đấu của mình.

    Học tốt nha!!!

    0
    2021-01-08T02:44:03+00:00

    Để tìm câu trả lời chính xác các em hãy tham khảo bài thơ bếp lửa ngữ văn 9 các nguồn hoc24.vn, lazi.vn, hoidap247.com để thầy cô và các chuyên gia hỗ trợ các em nhé!

Leave an answer

Browse

Giải phương trình 1 ẩn: x + 2 - 2(x + 1) = -x . Hỏi x = ? ( )