-Giới thiệu đến vấn đề cần nghị luận: “Đói cho sạch, rách cho thơm”.
Ví dụ:
Mở bài số 1: Xưa kia, ông bà ta đã để lại những bài học vô cùng quý giá cho con cháu đời sau qua những câu ca dao, tục ngữ dễ nhớ, dễ hiểu. Bên cạnh những bài học về ý chí kiên trì, sự tiết kiệm, chăm chỉ… còn có cả những bài học về nhân cách, cách sống. Đó là một bài học đầy thấm thía trong câu: “Đói cho sạch, rách cho thơm.”
Mở bài số 2: Trong cuộc sống này, ai rồi cũng sẽ gặp những khó khăn, thử thách. Có lẽ khi đó ta thật chật vật, cực khổ, nhưng dẫu vậy hãy luôn nhớ ông cha ta đã dạy rằng: “Đói cho sạch, rách cho thơm.”
II, THÂN BÀI
Giải thích câu nói
-“Đói, rách”: Đây là hoàn cảnh, tình trạng khó khăn, khốn cùng nhất của con người: đói khát và nghèo khổ.
-“Sạch, thơm”: Là những tính từ chỉ sự sạch sẽ, sáng sủa, chỉ sự tốt đẹp.
=> Câu tục ngữ chia ra làm 2 vế nhưng cùng hướng đến một bài học ý nghĩa và giá trị: Dù trong hoàn cảnh khó khăn ra sao, bế tắc và đường cùng thế nào, cũng phải luôn giữ cho tấm lòng, cái tâm của mình trong sạch, thanh cao.
Bàn luận vấn đề
-Cuộc sống không bao giờ là bất công. Khó khăn xuất hiện trong cuộc đời mỗi người là điều tất yếu. Không phải ai bước ra ngoài đời là ngay lập tức sẽ được sung sướng, sẽ gặp hạnh phúc. Ai cũng phải trải qua một thời kì gian khó, cực nhọc, khi ấy có đói, có rách thì cũng là điều rất đỗi bình thường.
Dẫn chứng: “Sông có khúc, người có lúc”, bạn hãy thử nhìn xung quanh mà xem, ai trước khi thành công mà chẳng gặp khó khăn. Nào Bill Gates, nào Thomas Edison, nào Albert Einstein, vô vàn những người thành đạt, tài giỏi khác trên thế giới này, có ai là thành công ngay từ những bước chân đầu tiên chứ? Andecsen cũng đã từng phải trải qua những ngày tháng làm tạp dịch, dọn dẹp ở chuồng ngựa trước khi là một nhà viết truyện cổ tích tài năng…
-Gặp khó khăn nhưng giữ cho bản thân luôn thanh sạch cả về ngoại hình lẫn tâm hồn sẽ tạo được thiện cảm với người khác. Đó không chỉ đơn giản là khả năng nhận thức chính mình mà còn thể hiện đạo đức của mỗi người. Đấy cũng là một cách để người xung quanh đánh giá bản thân chúng ta, thậm chí là khiến họ nể phục.
Dẫn chứng: Có những người đói khát nhưng khi nhặt được của rơi, họ trả lại người đã mất. Những tấm gương nghèo vượt khó, học sinh vượt khó mỗi ngày khiến ta vô cùng nể phục. Họ đã vượt qua sự cám dỗ bản năng thuần tuý, để vượt lên chính mình, vươn tới xa hơn… (Lấy dẫn chứng cụ thể về những tấm gương vượt khó) Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao, dù có nghèo đói khi mất mùa, lão cũng kiên quyết không động vào một đồng bạc nào để dành cho con, cũng nhất quyết không làm trò xấu xa bỉ ổi, đi theo người khác làm ăn cắp ăn trộm. Đến cuối cùng, khi bán cậu Vàng đi, cứ tưởng lão sẽ bị tha hoá, nhưng không, lão đã ăn bả chó mà chết để bảo toàn cái danh dự trong sạch của bản thân mình…
-Đấy là một cách để nâng chính mình lên, làm đẹp tâm hồn, đẹp nhân cách. Khi ấy, ta đã đến gần hơn với những giá trị cao cả, tốt đẹp, tiến gần hơn tới phần “người” trong mình.
Lật ngược và rút ra bài học
-Nâng cao vấn đề: Ngày nay, không phải ai cũng có thể làm được điều như thế. “Bần cùng sinh đạo tặc”, có không ít người không chống lại được ham muốn bản năng mà làm chuyện xấu: trộm cắp, cướp của, giết người… Nhưng có những người vốn dĩ không hề khó khăn, nhưng ở bên ngoài lại giả vờ bản thân khốn khó để người khác thán phục, kính nể.
-Rút ra bài học: Mỗi người cần phải nuôi dưỡng tâm hồn, tu dưỡng và rèn luyện đạo đức lâu dài. Không chỉ vậy, cần phải hoàn thiện bản thân để có khả năng giải quyết khó khăn mỗi khi nó đến chứ không phải ngồi yên chờ nó đi qua.
III, KẾT BÀI
-Nêu suy nghĩ của bản thân và khẳng định một lần nữa vấn đề nghị luận.
Để tìm câu trả lời chính xác các em hãy tham khảo dàn ý giải thích câu tục ngữ đói cho sạch rách cho thơm các nguồn hoc24.vn, lazi.vn, hoidap247.com để thầy cô và các chuyên gia hỗ trợ các em nhé!
Answers ( )
Lập dàn bài đói cho sạch rách cho thơm
I, MỞ BÀI
-Giới thiệu đến vấn đề cần nghị luận: “Đói cho sạch, rách cho thơm”.
Ví dụ:
Mở bài số 1: Xưa kia, ông bà ta đã để lại những bài học vô cùng quý giá cho con cháu đời sau qua những câu ca dao, tục ngữ dễ nhớ, dễ hiểu. Bên cạnh những bài học về ý chí kiên trì, sự tiết kiệm, chăm chỉ… còn có cả những bài học về nhân cách, cách sống. Đó là một bài học đầy thấm thía trong câu: “Đói cho sạch, rách cho thơm.”
Mở bài số 2: Trong cuộc sống này, ai rồi cũng sẽ gặp những khó khăn, thử thách. Có lẽ khi đó ta thật chật vật, cực khổ, nhưng dẫu vậy hãy luôn nhớ ông cha ta đã dạy rằng: “Đói cho sạch, rách cho thơm.”
II, THÂN BÀI
Giải thích câu nói
-“Đói, rách”: Đây là hoàn cảnh, tình trạng khó khăn, khốn cùng nhất của con người: đói khát và nghèo khổ.
-“Sạch, thơm”: Là những tính từ chỉ sự sạch sẽ, sáng sủa, chỉ sự tốt đẹp.
=> Câu tục ngữ chia ra làm 2 vế nhưng cùng hướng đến một bài học ý nghĩa và giá trị: Dù trong hoàn cảnh khó khăn ra sao, bế tắc và đường cùng thế nào, cũng phải luôn giữ cho tấm lòng, cái tâm của mình trong sạch, thanh cao.
Bàn luận vấn đề
-Cuộc sống không bao giờ là bất công. Khó khăn xuất hiện trong cuộc đời mỗi người là điều tất yếu. Không phải ai bước ra ngoài đời là ngay lập tức sẽ được sung sướng, sẽ gặp hạnh phúc. Ai cũng phải trải qua một thời kì gian khó, cực nhọc, khi ấy có đói, có rách thì cũng là điều rất đỗi bình thường.
Dẫn chứng: “Sông có khúc, người có lúc”, bạn hãy thử nhìn xung quanh mà xem, ai trước khi thành công mà chẳng gặp khó khăn. Nào Bill Gates, nào Thomas Edison, nào Albert Einstein, vô vàn những người thành đạt, tài giỏi khác trên thế giới này, có ai là thành công ngay từ những bước chân đầu tiên chứ? Andecsen cũng đã từng phải trải qua những ngày tháng làm tạp dịch, dọn dẹp ở chuồng ngựa trước khi là một nhà viết truyện cổ tích tài năng…
-Gặp khó khăn nhưng giữ cho bản thân luôn thanh sạch cả về ngoại hình lẫn tâm hồn sẽ tạo được thiện cảm với người khác. Đó không chỉ đơn giản là khả năng nhận thức chính mình mà còn thể hiện đạo đức của mỗi người. Đấy cũng là một cách để người xung quanh đánh giá bản thân chúng ta, thậm chí là khiến họ nể phục.
Dẫn chứng: Có những người đói khát nhưng khi nhặt được của rơi, họ trả lại người đã mất. Những tấm gương nghèo vượt khó, học sinh vượt khó mỗi ngày khiến ta vô cùng nể phục. Họ đã vượt qua sự cám dỗ bản năng thuần tuý, để vượt lên chính mình, vươn tới xa hơn… (Lấy dẫn chứng cụ thể về những tấm gương vượt khó) Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao, dù có nghèo đói khi mất mùa, lão cũng kiên quyết không động vào một đồng bạc nào để dành cho con, cũng nhất quyết không làm trò xấu xa bỉ ổi, đi theo người khác làm ăn cắp ăn trộm. Đến cuối cùng, khi bán cậu Vàng đi, cứ tưởng lão sẽ bị tha hoá, nhưng không, lão đã ăn bả chó mà chết để bảo toàn cái danh dự trong sạch của bản thân mình…
-Đấy là một cách để nâng chính mình lên, làm đẹp tâm hồn, đẹp nhân cách. Khi ấy, ta đã đến gần hơn với những giá trị cao cả, tốt đẹp, tiến gần hơn tới phần “người” trong mình.
Lật ngược và rút ra bài học
-Nâng cao vấn đề: Ngày nay, không phải ai cũng có thể làm được điều như thế. “Bần cùng sinh đạo tặc”, có không ít người không chống lại được ham muốn bản năng mà làm chuyện xấu: trộm cắp, cướp của, giết người… Nhưng có những người vốn dĩ không hề khó khăn, nhưng ở bên ngoài lại giả vờ bản thân khốn khó để người khác thán phục, kính nể.
-Rút ra bài học: Mỗi người cần phải nuôi dưỡng tâm hồn, tu dưỡng và rèn luyện đạo đức lâu dài. Không chỉ vậy, cần phải hoàn thiện bản thân để có khả năng giải quyết khó khăn mỗi khi nó đến chứ không phải ngồi yên chờ nó đi qua.
III, KẾT BÀI
-Nêu suy nghĩ của bản thân và khẳng định một lần nữa vấn đề nghị luận.
Để tìm câu trả lời chính xác các em hãy tham khảo dàn ý giải thích câu tục ngữ đói cho sạch rách cho thơm các nguồn hoc24.vn, lazi.vn, hoidap247.com để thầy cô và các chuyên gia hỗ trợ các em nhé!