Lập dàn ý cho bài nhàn

Question

Lập dàn ý cho bài nhàn

in progress 0
King 4 years 2021-01-20T11:42:57+00:00 3 Answers 49 views 0

Answers ( )

    0
    2021-01-20T11:44:57+00:00

    Em tham khảo nhé.

    Mở bài: Giới thiệu tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm và bài thơ Nhàn

    Thân bài: 
    1._ Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ

    2_ Cảm nhận hai câu thơ đầu: 

    + Dụng cụ  : mai, cuốc, những dụng cụ lao động hết sức giản dị vfa thô sơ

    + Từ một : một mình và lẻ loi

    +Câu thơ thể hiện rằng tác giả đã chuẩn bị đầy đủ dụng cụ lao động, dù một mình nhưng tác giả vẫn vui tươi

    +Dù có khó khăn hay khổ cực, tác giả vẫn vui thú với cuộc sống ấy

    3_ Cảm nhận hai câu thực: Quan niệm dại -khôn của tác giả.

    +Câu thơ thể hiện sự đối lập về cách chọn nơi sống, niềm vui của Nguyễn Bỉnh Khiêm với người đời

    +Qua đó thể hiện nhân cách cao quý của Nguyễn Bỉnh Khiêm

    4. Hai câu luận

    +Thời gian : thu hạ xuân đông, thể hiện sự chủ động của con người trước thiên nhiên

    +Sự giản dị trong ăn uống và sinh hoạt

    +Cuộc sống giản dị nhưng vui tươi và nhàn nhã của tác giả

    5.Hai câu kết : Quan điểm sống nhàn của tác giả là bỏ qua phú quý, vinh quang 

    +Thể hiện sự vui thú, nhàn hạ của tác giả

    +Không màn đến sự đời

    6. Đánh giá nội dung và nghệ thuật bài thơ

     Kết bài: _ Khẳng định giá trị của bài thơ.

    0
    2021-01-20T11:44:57+00:00

    I. Mở bài

    – Giới thiệu về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm và tập thơ Bạch Vân quốc ngữ thi tập: Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ lớn nhất Việt Nam thế kỉ XVI với những sáng tác ghi dấu mốc lớn trên con đường phát triển lịch sử văn học. Bạch vân quốc ngữ thi tập là tập thơ Nôm nổi tiếng của ông.

    – Giới thiệu bài thơ Nhàn (xuất sứ, hoàn cảnh sáng tác, nội dung): là bài thơ Nôm số 73 trong tập Bạch vân quốc ngữ thi tập, làm khi tác giả cáo quan về ở ẩn, nói về cuộc sống thanh nhàn nơi thôn dã và triết lí sống của tác giả.

    II. Thân bài

    1. Hai câu đề: Hoàn cảnh sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

    – Mai, quốc, cần câu: Là những dụng cụ lao động cần thiết, quen thuộc của người nông dân.

    – Phép liệt kê kết hợp với số từ “một”: Gợi hình ảnh người nông dân đang điểm lại công cụ làm việc của mình và mọi thứ đã sẵn sàng.

    – Nhịp thơ 2-2-3 thong thả đều đặn

    → Cuộc sống ở quê nhà của Nguyễn Bỉnh Khiêm gắn bó với công việc nặng nhọc, vất vả, lam lũ của một lão canh điền. Nhưng tác giả rất yêu và tự hào về thú vui điền viên ấy

    – Trạng thái “thơ thẩn”: chăm chú vào công việc, tỉ mẩn

    → Tâm trạng hài lòng, vui vẻ cùng trạng thái ung dung, tự tại của nhà thơ.

    – Cụm từ phủ định “dầu ai vui thú nào”: Phủ nhận những thú vui mà người đời thường hay theo đuổi.

    ⇒ Hai câu thơ khái quát hoàn cảnh sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm ở quê nhà vất vả, lam lũ, mệt nhọc nhưng tâm hồn lúc nào cũng thư thái, thanh thản.

    ⇒ Tâm thế ung dung, tự tại, triết lí sống nhàn của ẩn sĩ “nhàn tâm”.

    2. Hai câu thực: Quan niệm sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm

    – Nghệ thuật đối: ta – người, dại – khôn: Nhấn mạnh quan niệm sống mang tính triết lí, thâm trầm của nhà thơ.

    – Nghệ thuật ẩn dụ:

         + “Nơi vắng vẻ”: Tượng trưng cho chốn yên tĩnh, thưa người,nhịp sống yên bình, êm ả. Ở đây ngụ ý chỉ chốn quê nhà

         + “Chốn lao xao”: Tượng trưng cho chốn ồn ào, đông đúc huyên náo, tấp nập, cuộc sống xô bồ, bon chen, giành giật, đố kị. Ở đây chỉ chốn quan trường.

    – Cách nói ngược: Ta dại – người khôn:

         + Ban đầu có vẻ hợp lí vì ở chốn quan trường mới đem lại cho con người tiền tài danh vọng, còn ở thôn dã cuộc sống vất vả, cực khổ.

         + Tuy nhiên, dại thực chất là khôn bởi ở nơi quê mùa con người mới được sống an nhiên, thanh thản. Khôn thực chất là dại bởi chốn quan trường con người không được sống là chính mình

    ⇒ Thể hiện quan niệm sống “lánh đục về trong” của Nguyễn Bỉnh Khiêm

    ⇒ Thái độ tự tin vào sự lựa chọn của bản thân và hóm hỉnh mỉa mai quan niệm sống bon chen của thiên hạ.

    3. Hai câu luận: Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm ở chốn quê nhà.

    – Sự xuất hiện của bốn mùa: Xuân, hạ, thu, đông.

    – Cuộc sống gắn bó, hài hòa với tự nhiên của Nguyễn Bỉnh Khiêm

    – Việc ăn uống: Thu ăn măng trúc, đông ăn giá.

    – Là những món ăn thôn quê dân giã, giản dị thanh đạm và có nguồn gốc tự nhiên, tự cung tự cấp

    – Chuyện sinh hoạt: Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao

    – Thói quen sinh hoạt tự nhiên, thoải mái, có sự giao hòa, quấn quýt giữa con người với thiên nhiên.

    – Cách ngắt nhịp 4/3 nhịp nhàng, kết hợp với cách điệp cấu trúc câu.

    → Gợi sự tuần hoàn, nhịp nhàng thư thái, thong thả.

    ⇒ Hai câu thơ miêu tả bức tranh bốn mùa có cả cảnh đẹp, cả cảnh sinh hoạt của con người

    ⇒ Sự hài lòng về cuộc sống đạm bạc, giản dị, hòa hợp với tự thiên mà vẫn thanh cao, tự do thoải mái của Nguyễn Bỉnh Kiêm.

    4. Hai câu kết: Triết lí sống nhàn

    – Sử dụng điển tích giấc mộng đêm hòe: Coi phú quý tựa như một giấc chiêm bao

    → Thể hiện sự tự thức tỉnh, tự cảnh tỉnh mình và đời, khuyên mọi người nên xem nhẹ vinh hoa phù phiếm.

    – Động từ “nhìn xem”: Tô đậm thế đứng cao hơn người đầy tự tin của Nguyễn Bỉnh Khiêm

    ⇒ Triết lí sống Nhàn: Biết từ bỏ những thứ vinh hoa phù phiếm vì đó chỉ là một giấc mông, khi con người nhắm mắt xuôi tay mọi thứ trử nên vô nghĩa, chỉ có tâm hồn, nhân cách mới tồn tại mãi mãi.

    ⇒ Thể hiện vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm: Coi khinh danh lợi, cốt cách thanh cao, tâm hồn trong sáng.

    5. Nghệ thuật

    – Ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu, dễ cảm

    – Cách kể, tả tự nhiên, gần gũi

    – Các biện pháp tu từ: Liệt kê, đối lập, điển tích điển cố.

    – Nhịp thơ chậm, nhẹ nhàng, hóm hỉnh

    III. Kết bài

    – Khái quát nội dung và nghệ thuật của bài thơ Nhàn

    – Thể hiện những cảm nhận của mình về bài thơ: Là bài thơ hay, giàu ý nghĩa

    Sau khi mở bài xong bạn nhớ viết khái quát nhé về tác giả tác phẩm, viết xong đoạn thân bài thì bạn đánh giá về nd nt xg rồi bạn mới KB nhé(^-^)

    0
    2021-01-20T11:45:04+00:00

    Để tìm câu trả lời chính xác các em hãy tham khảo bạch vân quốc ngữ thi tập các nguồn hoc24.vn, lazi.vn, hoidap247.com để thầy cô và các chuyên gia hỗ trợ các em nhé!

Leave an answer

Browse

Giải phương trình 1 ẩn: x + 2 - 2(x + 1) = -x . Hỏi x = ? ( )