làm giúp e đề trong ảnh với ạ

Question

làm giúp e đề trong ảnh với ạ

lam-giup-e-de-trong-anh-voi-a

in progress 0
Vân Khánh 4 years 2021-01-07T19:51:44+00:00 2 Answers 32 views 0

Answers ( )

    0
    2021-01-07T19:53:38+00:00

    I, Dàn ý tham khảo

    A. Mở bài

    – Giới thiệu tác giả: Tô Hoài

    +Tô Hoài là nhà văn hiện thực nổi tiếng từ trước cách mạng tháng Tám.

    + Ông là một người có vốn hiểu biết phong phú về phong tục tập quán của nhiều vùng khác nhau trên đất nước ta.

    – Giới thiệu tác phẩm: Vợ chồng A Phủ

    + “Vợ chồng A Phủ” là một trong ba tác phẩm được in trong tập truyện Tây Bắc – tác phẩm được giải Nhất giải thưởng hội Văn nghệ Việt Nam từ 1954 – 1955.

    + Đó là kết quả của chuyến đi cùng bộ đội vào Tây Bắc năm 1952.

    – Giới thiệu chung về nhân vật Mị

    – Giới thiệu chung về đoạn văn

    B. Thân bài

    1. Khái quát về nhân vật Mị

    – Mị vốn là một cô gái vùng cao trẻ trung, xinh đẹp và tài hoa nhưng vì món nợ truyền kiếp, Mị bị bắt về làm dâu gạt nợ cho nhà Thống Lí Pá Tra.

    – Vì vậy, Mị phải từ bỏ tuổi thanh xuân, phải sống một cuộc sống bị đọa đày về cả thể xác và tinh thần.

    – Mị đã từng muốn tìm đến cái chết với nắm lá ngón trong tay nhưng Mị không thể chết. Nếu Mị chết, cha Mị sẽ khổ, sẽ không thể trả được món nợ cho nhà Thống Lí.

    – Mị đành chấp nhận quay trở lại nhà Thống Lí để làm con dâu gạt nợ, sống kiếp đời nô lệ, tủi nhục, bất hạnh.

    2. Phân tích nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân

    – Trong đêm tình mùa xuân, người đọc đã thấy rõ sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của Mị. Khi A Sử trở về từ những cuộc vui, khi hắn còn muốn bắt thêm mấy người con gái nữa về làm vợ, “Mị cũng không nói gì”. Mị im lặng.

    – Mị đã bị A Sử trói lại. Hắn trói Mị một cách đầy tàn nhẫn, dã man: “lấy thắt lưng trói hai tay Mị”, xách “một thúng sợi đay trói đứng Mị vào cột nhà”, quấn tóc Mị lên cột khiến “Mị không thể cúi, không thể nghiêng được đầu”.

    => Tô Hoài đã sử dụng bút pháp tả thực cùng những câu văn dài với hệ thống dấu câu để diễn tả cảnh Mị bị trói đầy thương tâm. Mị bị đối xử một cách độc ác, tàn nhẫn. A Sử trói Mị như muốn chặt đứt đi sức sống mới hồi sinh trong người con gái ấy. Cảnh Mị bị trói đã nhấn mạnh cái hiện thực nghiệt ngã, nhấn mạnh những đọa đày về mặt thể xác mà cha con thông lí đã gây ra.

    3. Phân tích nhân vật Mị trong đêm tình mùa đông

    – Hành động “”thổi lửa, hơ tay”

    – Mị còn tự nghĩ A Phủ nếu là “cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi”. Mị hoàn toàn vô cảm, thờ ơ trước cảnh A Phủ bị trói. Đây cũng là một diễn biến tâm lí bình thường, hợp lí. Nó hợp lí là bởi Mị đã ở lâu trong khổ đau, đã chịu bao đày đọa về thể xác và tinh thần.

    C. Kết bài

    – Tình cảm của em dành cho tác phẩm

    II, Bài văn tham khảo

    Tô Hoài là nhà văn hiện thực nổi tiếng từ trước cách mạng tháng Tám. Ông là một người có vốn hiểu biết phong phú về phong tục tập quán của nhiều vùng khác nhau trên đất nước ta. “Vợ chồng A Phủ” là một trong ba tác phẩm được in trong tập truyện Tây Bắc – tác phẩm được giải Nhất giải thưởng hội Văn nghệ Việt Nam từ 1954 – 1955. Đó là kết quả của chuyến đi cùng bộ đội vào Tây Bắc năm 1952. Trong truyện ngắn này, nhà văn Tô Hoài đã thành công trong việc miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật Mị, điều này được thể hiện rõ qua đêm tình mùa xuân và đêm tình màu đông.

    Mị vốn là một cô gái vùng cao trẻ trung, xinh đẹp và tài hoa nhưng vì món nợ truyền kiếp, Mị bị bắt về làm dâu gạt nợ cho nhà Thống Lí Pá Tra. Vì vậy, Mị phải từ bỏ tuổi thanh xuân, phải sống một cuộc sống bị đọa đày về cả thể xác và tinh thần. Mị đã từng muốn tìm đến cái chết với nắm lá ngón trong tay nhưng Mị không thể chết. Nếu Mị chết, cha Mị sẽ khổ, sẽ không thể trả được món nợ cho nhà Thống Lí. Mị đành chấp nhận quay trở lại nhà Thống Lí để làm con dâu gạt nợ, sống kiếp đời nô lệ, tủi nhục, bất hạnh.

    Trong đêm tình mùa xuân, người đọc đã thấy rõ sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của Mị. Khi A Sử trở về từ những cuộc vui, khi hắn còn muốn bắt thêm mấy người con gái nữa về làm vợ, “Mị cũng không nói gì”. Mị im lặng. Nhưng sự im lặng trong ngôn ngữ ấy không phải là sự nhẫn nhục, chịu đựng của một người đàn bà với một tâm hồn đã hao mòn. Trái lại, sự im lặng ấy như một phương thức thể hiện sự phản kháng của Mị trước kẻ trực tiếp chà đạp lên số phận của mình. Sự im lặng của Mị chính là một minh chứng cho khát vọng sống, khát vọng tự do của Mị, Mị không chấp nhận cái kiếp sống con trâu, con ngựa, Mị phản kháng, đấu tranh chống lại sự áp bức, chà đạp. Để rồi từ sự im lặng trong lời nói ấy đã dẫn đến một loạt hành động: “Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, sắn một miếng bỏ vào đĩa đèn cho sáng”. Nhà văn đã sử dụng một loạt câu văn ngắn để diễn tả một chuỗi hành động xảy ra liên tiếp đồng thời cho thấy thái độ của Mị trước người chồng trên danh nghĩa – không buồn để ý cũng chẳng quan tâm. Hành động Mị sắn miếng mỡ “bỏ vào đĩa đèn cho sáng” có thể nói mang nhiều ý nghĩa. Dường như Mị muốn nương nhờ vào cái ánh sáng của đĩa đèn để thắp sáng cho cuộc đời chính mình, để thắp sáng thế giới xung quanh. Ánh sáng nơi đĩa đèn tuy có thể nhó bé những cũng đủ để Mị có thể nhìn rõ cảnh tượng quanh mình, đủ để nhìn nhận cuộc đời cho rõ. Nó hoàn toàn đối lập với cái sự tăm tối, âm u của căn buồng kín mít mà Mị ở. Nếu trước kia, ở trong một căn buồng tối đen với chỉ một chút ánh sáng len lỏi từ cái ô cửa số bé bằng bàn tay, Mị cũng chẳng nghĩ ngợi, cũng chẳng quan tâm đến thế giới ngoài kia thậm chí Mị từng nghĩ cứ ở trong cái cái lồng giam chật hẹp, tù túng ấy sống một cuộc đời bế tắc cho đến chết; nhưng giờ đây chính Mị lại dùng ánh sáng ấy để soi rọi mọi vật, soi rọi cuộc đời của mình. Hành động này sắn miếng mỡ “bỏ vào đĩa đèn cho sáng” đã cho thấy rõ sự thay đổi trong ý thức, nhận thức, tình cảm của Mị.

    Đến đây, trong đầu Mị vẫn “rập rờn tiếng sáo”. Chính cái tiếng sáo đã đánh thức được sự sống đang ngủ say trong Mị; cái tiếng sáo đã giúp Mị sống lại những kí ức thời thanh xuân tươi đẹp tưởng như đã tiêu biến; cái tiếng sáo đã đem đến sự hồi sinh trong tâm hồn của người con gái Mèo đã chịu bao đau đớn, tủi nhục về thể xác và tâm hồn. Nó vẫn quẩn quanh, miên man trong tâm trí Mị. Và cái âm thanh đầy mê hoặc ấy đã thôi thúc khao khát được đi chơi trong Mị “Mị muốn đi chơi. Mị cũng sắp đi chơi”. Mị muốn giải thoát mình khỏi cuộc sống đầy tủi nhục, đắng cay ấy. Mị muốn được bước ra khỏi căn buồng tăm tối, muốn tháo cũi sổ lồng, để được tự do, tự quyết. Mị muốn được ngắm nhìn cái thế giới đầy hương sắc, cỏ cây mà Mị đã lâu chưa được nhìn, được nghe. Để rồi từ ý thức đến hành động. Mị bắt đầu sửa soạn đi chơi với khao khát mãnh liệt của tuổi trẻ, với sự náo nức của người đã tìm ra ánh sáng sau đêm dài “Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách”. Chi tiết Mị quấn tóc, với tay lấy cái váy hoa không chỉ là hành động bản năng của người phụ nữ là thích làm đẹp mà còn thể hiện khát vọng tình yêu, khát vọng hạnh phúc của người phụ nữ. Bao rạo rực mê say trong tâm hồn người con gái trẻ gửi trong hành động ấy. Hành động ngỡ như đột ngột, nhưng nó là kết quả tất yếu của sự tác động qua lại giữa hoàn cảnh và tâm lí nhân vật. Lời văn không còn đượm buồn hiu hắt mà như được sưởi ấm bằng chính tấm lòng đồng cảm mà nhà văn dành cho nhân vật của mình. Tất cả những hành động trên tưởng như rất đơn sơ, thường nhật nhưng với Mị nó vô cùng đặc biệt. Hành động chuẩn bị đi chơi chính là hành động giải phóng chính mình ra khỏi những trói buộc vô hình ở nhà thống lí Pá Tra để có thể bước qua những giới hạn để khẳng định quyền sống, tự do của con người. Không chỉ vậy, tất cả những hành động này đều diễn ra trước mặt A Sử, nó cho thấy rõ sự phản kháng, sự thách thức của Mị trước kẻ đã tước đi quyền sống của mình.

     Song chưa kịp bước ra khỏi căn buồng tăm tối ấy, Mị đã bị A Sử trói lại. Hắn trói Mị một cách đầy tàn nhẫn, dã man: “lấy thắt lưng trói hai tay Mị”, xách “một thúng sợi đay trói đứng Mị vào cột nhà”, quấn tóc Mị lên cột khiến “Mị không thể cúi, không thể nghiêng được đầu”. Tô Hoài đã sử dụng bút pháp tả thực cùng những câu văn dài với hệ thống dấu câu để diễn tả cảnh Mị bị trói đầy thương tâm. Mị bị đối xử một cách độc ác, tàn nhẫn. A Sử trói Mị như muốn chặt đứt đi sức sống mới hồi sinh trong người con gái ấy. Cảnh Mị bị trói đã nhấn mạnh cái hiện thực nghiệt ngã, nhấn mạnh những đọa đày về mặt thể xác mà cha con thông lí đã gây ra.

    Tưởng như những nỗi đau đớn, đày đọa về thể xác và tâm hồn đã khiến cho Mị trở nên thờ ơ và vô cảm nhưng Mị đã khiến người đọc không khỏi ngỡ ngàng khi cô cởi trói cho A Phủ trong đêm tình mùa đông. Khi chứng kiến cảnh A Phủ bị trói, Mị đã có một thái độ dửng dưng, không chút động lòng. Đối diện với một con người đang đứng trên bờ vực cái chết, Mị vẫn thản nhiên “thổi lửa, hơ tay”. Mị còn tự nghĩ A Phủ nếu là “cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi”. Mị hoàn toàn vô cảm, thờ ơ trước cảnh A Phủ bị trói. Đây cũng là một diễn biến tâm lí bình thường, hợp lí. Nó hợp lí là bởi Mị đã ở lâu trong khổ đau, đã chịu bao đày đọa về thể xác và tinh thần. Cái cuộc sống ở nhà thống lí Pá Tra đã làm bào mòn đi tâm hồn Mị. Mị đã bị tê liệt đi mọi cảm xúc, ý thức, nhận thức, Mị trở nên vô cảm, thờ ơ với nỗi đau của chính mình và cả nỗi đau của người khác. Hơn thế nữa, cảnh trói người, đánh người cũng chẳng còn là xa lạ ở nhà thống lí Pá Tra. Nó diễn ra một cách thường xuyên, hằng ngày, hằng giờ. Cuộc sống của những con người ở nhà thống lí đầy cơ cực, đắng cay và đày đọa. Chính vì vậy họ chẳng còn có thể đồng cảm, quan tâm đến người khác. Thậm chí Mị còn đặt ra giả thiết nếu A Phủ trốn được thì Mị sẽ phải chịu trói thay cho A Phủ. Mị đã tự suy xét cho tình cảnh của mình nếu cha con nhà thống lí biết được A Phủ đã trốn thoát. Mị sẽ phải thế chỗ cho A Phủ và Mị sẽ “phải chết trên cái cọc ấy”. Có ai có thể dũng cảm đối mặt với cái chết. Khi tính mạng bị đe dọa, mấy ai có thể nghĩ cho người khác hay họ sẽ chỉ lo lắng cho chính bản thân mình làm sao để có thể sống sót, làm sao để không bị liên lụy. Đây là phản ứng hết sức bình thường của con người.Và ngay cả sau khi đã cởi trói cho A Phủ, Mị vẫn “đứng lặng trong bóng tối”. Không ai ngờ Mị sẽ cắt dây cởi trói cho A Phủ và chính bản thân Mị cũng vậy. Nó chỉ là một hành động nhất thời bộc phát mà chẳng có chút suy tính, nghĩ ngợi. Chính vì vậy mà nó mang đầy yếu tố bất ngờ và đột ngột.

    Thông qua hình tượng nhân vật Mị, Tô Hoài đã khắc họa rất thành công hình ảnh người phụ nữ vùng cao. Hiền lành, chất phác, yêu lao động và đặc biệt cũng rất mạnh mẽ biết vùng lên chống lại ách áp bức bóc lột tìm lại cuộc sống tự do của chính mình.

    0
    2021-01-07T19:53:51+00:00

    Để tìm câu trả lời chính xác các em hãy tham khảo phân tích nhân vật mị trong đêm tình mùa đông các nguồn hoc24.vn, lazi.vn, hoidap247.com để thầy cô và các chuyên gia hỗ trợ các em nhé!

Leave an answer

Browse

Giải phương trình 1 ẩn: x + 2 - 2(x + 1) = -x . Hỏi x = ? ( )