Hãy viết đoạn văn khoảng 10-12 câu theo kiểu quy nạp nêu cảm nhận của em về những biến chuyển tỏng không gian lúc sang thu qua 2 khổ thơ đầu. Trong đo

Question

Hãy viết đoạn văn khoảng 10-12 câu theo kiểu quy nạp nêu cảm nhận của em về những biến chuyển tỏng không gian lúc sang thu qua 2 khổ thơ đầu. Trong đoạn có sử dụng ít nhất một khởi ngữ & phép nối (Gạch chân & chỉ rõ khởi ngữ, phéo nối)
Mn giúp e với e cảm ơn ạ.

in progress 0
Thanh Hà 3 years 2021-05-23T12:53:14+00:00 2 Answers 100 views 0

Answers ( )

    -1
    2021-05-23T12:54:44+00:00

    Dẫu biết rằng bốn mùa luân chuyển: hết xuân đến hạ, thu sang rồi lại đông tới, ta vẫn thấy ngỡ ngàng khi quên đi nhịp sống sôi động hàng ngày mà lắng nghe tiếng mùa thu đi, cảm nhận những thời khắc đặc biệt. Đọc Sang thu của Hữu Thỉnh, ta được sống lại những giây phút giao mùa tinh tế đầy ý vị mà bấy lâu ta hờ hững. Đó sẽ là lúc hồn ta rung lên những cảm nhận dung dị:

    Bỗng nhận ra hương ổi
    ……….
    Hình như thu đã về

    Chỉ với bốn câu thơ ngắn, Hữu Thỉnh đã đem đến cho chúng ta những cảm nhận sâu sắc về thiên nhiên. Những tín hiệu của mùa thu với những nét phác họa tài hoa: hương ổi, gió se, sương chùng chình giản dị mà hiện lên đầy gợi cảm. Tín hiệu đầu tiên của mùa thu là hương ổi, thứ hương thơm quê mùa, dân dã. Hương ổi không nồng nàn. Đó là thứ hương dìu dịu, nhè nhẹ. Cảm nhận được hương thơm đặc trưng của mùa thu ấy, nhà thơ còn thể hiện rất khéo cái khí thu trong lành. Nếu như mùa xuân ẩm ướt, mùa hè nóng nực, mùa đông khô hanh thì mùa thu trong mát. Tuy có chút ẩm của hơi sương nhưng khí thu lại có độ trong khiến người ta có thể cảm nhận hương thơm dịu nhẹ lan tỏa trong không gian. “Phả” vốn là một động tác mạnh gợi một cái gì đó đột ngột. Thế nhưng câu thơ: “Bỗng nhận ra hương ổi. Phả vào trong gió se” rất nhẹ bởi động thái phả ấy lại vào không gian trong gió se – vô hình chứ không phải hữu hình. Câu thơ ngắn mà có cả gió cả hương. Hương là hương ổi, gió là gió se. Đây là những nét riêng của mùa thu vùng đồi trung du miền Bắc. Gợi được như vậy hẳn cái tình quê của Hữu Thỉnh phải đậm đà lắm. Câu thơ: “Bỗng nhận ra hương ổi. Phả vào trong gió se” còn có cái cảm giác ngỡ ngàng bối rối: bỗng nhận ra. Nhận ra hương ổi giống như một sự phát hiện nhưng ở đây là phát hiện ra mùi hương vẫn vương vấn mà bấy lâu nay con người hờ hững. Chính vì sự phát hiện ra cái gần gũi xung quanh mình cho nên con người mới có cảm giác ngỡ ngàng đôi chút bối rối ấy. Tiếp nối những tín hiệu mùa thu là hình ảnh: sương chùng chình qua ngõ. Một hình ảnh đầy ấn tượng. Sương được cảm nhận như một thực thể hữu hình có sự vận động – một sự vận động chậm rãi. Từ láy chùng chình làm hiện hình tạo vật, làm ta như thấy một sự dùng dằng, gợi cảnh thu sống động trong tĩnh lặng, thong thả yên bình. Hình ảnh sương chùng chình qua ngõ cùng với hương ổi phả vào trong gió se thực là những hình ảnh mùa thu ở thôn quê êm ả thanh bình. Như vậy, tín hiệu mùa thu được cảm nhận bằng cả khứu giác (hương ổi), cả thị giác (sương). Những tín hiệu, bởi vậy, tạo nên ấn tượng mới mẻ với những liên tưởng mơ hồ, chập chờn không rõ nét. Phải vậy chăng mà nhà thơ, khi đã cảm nhận những nét riêng của mùa thu, vẫn còn dè dặt: Hình như thu đã về. Giống như một sự hoài nghi: hình như, giống như tự vấn lòng mình. Thế nhưng thực ra là một lời thông báo – một thông báo rất nhẹ nhàng, ý vị. Không phải là một lời khẳng định, một tiếng reo vui. Câu thơ của Hữu Thỉnh như có chút gì thâm trầm, kín đáo rất hợp với cách nghĩ, cách nói của người dân quê. Khổ thơ ngắn mà đã để lại cho ta biết bao rung động. Ta như cảm thấy một hồn quê, một tình quê đi về trong câu chữ làm lòng ta ấm áp. Hình ảnh quê hương như càng thêm gần gũi, yêu mến.

    0
    2021-05-23T12:54:49+00:00

    Mở đầu “Sang thu” là những cảm nhận tinh tế, bất ngờ của nhà thơ Hữu Thỉnh trước không gian nơi đồng quê êm đềm, dịu dàng mà thơ mộng(1):
    Bỗng nhận ra hương ổi
    Phả vào trong gió se
    Sương chùng chình qua ngõ
    Hình như thu đã về.
    Đặt từ “bỗng” ở đầu khổ thơ, tác giả cho thấy, mùa thu đến khá bất ngờ và đột ngột, dường như không hẹn trước(2). Bắt đầu mùa thu không phải là nét đặc trưng của trời mây hay sắc vàng hoa cúc như trong thơ cổ mà là “hương ổi” nơi vườn quê(3). Cái hương thơm nồng nàn ấy, thân thuộc ấy đang “phả vào trong gió se” – thứ gió heo may, khô lạnh, dịu dàng chỉ xuất hiện độ giao mùa ở miền Bắc(4). Dùng từ “phả” tác giả gợi hương thơm ngan ngát của ổi chín như lắng đọng, sánh lại, lan tỏa trong không gian, thấm vào tâm tưởng, đánh thức những kỉ niệm tuổi thơ(5). Từ láy gợi hình cùng nghệ thuật nhân hóa – “sương chùng chình qua ngõ” gợi hình ảnh làn sương duyên dáng, yểu điệu như đang đợi chờ, đang lưu luyến nửa ở, nửa đi(6). Bằng tất cả các giác quan: khứu giác, xúc giác, và thị giác, tác giả cảm nhận những nét đặc trưng của mùa thu đều hiện diện(7). Phút giây giao mùa của thiên nhiên, cảm thấy rồi, nhìn thấy rồi, vậy mà thi nhân vẫn sững sờ, khó tin: “Hình như thu đã về”.(8)Khoảnh khắc giao mùa có lẽ là đẹp nhất của tự nhiên. Nó gieo vào lòng người những rung động nhịp nhàng khiến ta cũng như giao hoà, đồng điệu. Biết bao nhà thơ, nhà văn đã cảm nhận và ghi lại một cách rất tinh tế sự chuyển biến nhẹ nhàng mà rõ rệt đó. Khi chúng ta chưa hết ngỡ ngàng bởi một Xuân Diệu bâng khuâng, tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì thì đã gặp một Hữu Thỉnh tinh tế, sâu sắc đến vô cùng. Bài Sang thu của thi sĩ Hữu Thỉnh là sự cảm nhận như thế.
    Bài thơ là sự chuyển động rất tinh tế của sự sống khi hạ dần qua và thu đang đến. Không như những nhà thơ khác cảm nhận mùa thu qua sắc vàng của hoa cúc, của lá ngô đồng hay qua tiếng lá khô xào xạc, Hữu Thỉnh đón nhận mùa thu bằng một hương vị đặc biệt – đó chính là hương ổi:
    Bỗng nhận ra hương ổi
    Phả vào trong gió se
    Giữa những âm thanh, màu sắc và hương vị đặc trưng của mùa thu đang lan toả, chỉ có hương ổi làm nhà thơ bất chợt xao lòng. Đó là một thứ hương vị không dễ dàng nhận ra. Bởi lẽ hương ổi không phải một hương thơm ngào ngạt, nồng nàn, mà nó thoảng đưa êm dịu trong gió đầu thu nhưng cũng đủ đánh thức xúc cảm trong lòng. Hữu Thỉnh gợi thật đúng, thật hay. Hương ổi không chỉ lan toả mà còn vận động rất mạnh trong không gian. Có lẽ đó là sức sống dạt dào mà mùa hạ muốn tặng cho mùa thu chăng?
    Màn sương thu hình như cũng muốn tận hưởng trọn vẹn khoảnh khắc đó mà chùng chình chưa muốn tan đi:
    Sương chùng chình qua ngõ
    Hình như thu đã về
    Không gian có sự hoà hợp giữa hương ổi dịu dàng, gió thu nhẹ nhẹ và sương thu mơ màng tạo nên một ấn tượng đặc biệt mà ta khó lòng quên được. Chùng chình là sự rung rinh, lay động của làn sương hay cũng chính là sự rung động trong tâm hồn nhà thơ Hữu Thỉnh? Có lẽ là cả hai. Vạn vật trong thời khắc chuyển mùa vì thế càng trở nên duyên dáng, nhịp nhàng. Cảm quan tinh tế của nhà thơ đã phát hiện ra vẻ đẹp rất riêng, rất duyên đó để rồi xao xuyến: Hình như thu đã về. Lời reo vui cũng thì thầm nhỏ nhẹ, bâng khuâng vang lên trong lòng Hữu Thỉnh như bước đi của mùa thu.
    Để dòng cảm xúc trôi theo thời gian, cảm nhận rõ hơn bước đi của sự sống, nhà thơ lại tiếp tục quan sát:
    Sông được lúc dềnh dàng
    Chim bắt đầu vội vã
    Có đám mây mùa hạ
    Vắt nửa mình sang thu
    Nếu như khổ thơ thứ nhất, thu mới chỉ là sự đoán định (Hình như thu đã về) thì ở khổ thơ này nó đã trở thành sự khẳng định. Đó là hình ảnh đám mây mùa hạ vắt nửa mình sang thu. Mùa thu đã đến thật rồi! Thu không còn là sự mong đợi, đoán định. Thu hiển hiện trong cuộc sống, trên cỏ cây hoa lá và trong lòng người. Cũng như sương thu, dòng sông dường như cũng thong thả, chậm chạp hơn. Như hút vào lòng mình tất cả niềm sung sướng, thoả thê của cuộc sống để dềnh lên những con nước mát lành. Mọi chuyển động có vẻ rất đều đều, rất nhẹ, riêng có cánh chim là vội vã cuống quýt. Sự vội vàng đó phải chăng cũng là sự vội vàng trong tâm hồn Hữu Thỉnh, muốn được mở rộng lòng mình đón nhận mọi rung động dù là nhỏ nhất? Điểm nhìn của nhà thơ như được nâng dần từ dòng sông, cánh chim đến bầu trời cao rộng:
    Có đám mây mùa hạ
    Vắt nửa mình sang thu
    Lại một sự biến chuyển khác trong khoảnh khắc giao mùa khiến lòng ta rung động. Đó không phải là lớp lớp mây cao đùn núi bạc hay mây biếc về đâu bay gấp gấp mà lại là đám mây mùa hạ – vắt nửa mình sang thu. Có thể là một đám, hai đám hay nhiều hơn nữa nhưng có lẽ trong Sang thu mây không thể nào lớp lớp mây cao dược. Vì mùa thu mới bắt đầu chưa thể nhuốm đượm lên lớp lớp sự vật. Hình ảnh đám mây là một phát hiện rất mới lạ và độc đáo của Hữu Thỉnh. Bức tranh chuyển mùa vì thế càng trở nên sinh động, giàu sắc gợi cảm.
    Mỗi khổ thơ là một sự chuyển biến rất rõ của không gian. Bài thơ có tựa đề là Sang thu mà sao vẫn thấy phảng phất dấu hiệu mùa hè:
    Vẫn còn bao nhiêu nắng
    Đã vơi dần cơn mưa
    Sấm cũng bớt bất ngờ
    Trên hàng cây đứng tuổi.
    Dấu hiệu đó là nắng, mưa, sấm, nhưng đã là nắng, mưa, sấm cuối mùa. Ánh nắng chói chang ngày nào nay đã vơi dần cơn mưa trở nên mát mẻ, dễ chịu hơn nhiều. Hai câu thơ cuối cùng gợi cho ta nhiều suy nghĩ liên tưởng thú vị.
    Sấm cũng bớt bất ngờ
    Trên hàng cây đứng tuổi.
    Giọng thơ trầm hẳn xuống, câu thơ không đơn thuần chỉ là giọng kể, là sự cảm nhận mà còn là sự suy nghĩ chiêm nghiệm về đời người. Mùa thu của thiên nhiên hay mùa thu của mỗi đời người? Nhìn cảnh vật biến chuyến khi thu mới bắt đầu, Hữu Thỉnh nghĩ đến cuộc đời khi đã đứng tuổi. Phải chăng mùa thu của đời người là sự khép lại những tháng ngày sôi nổi, với những bất thường của tuổi trẻ và mở ra một mùa mới, một không gian mới, yên tĩnh, trầm lắng hơn? Hai hình ảnh sấm và hàng cây đứng tuổi vừa có ý nghĩa tả thực vừa có ý nghĩa tượng trưng cho thấy một Hữu Thỉnh rất đỗi tinh tế, nhạy bén trong cảm nhận và liên tưởng. Mùa thu thường không rạo rực, ấm áp như mùa xuân, không sôi động rộn ràng như mùa hạ, hay lạnh lẽo, thê lương như mùa đông. Thu đến rất nhẹ nhàng và đi rất lặng lẽ. Thu không đánh thức ta bằng những âm thanh vang động, màu sắc lộng lẫy, hương vị ngạt ngào mà reo vào lòng ta những thoáng xao động, mơ màng, gợi trong ta những suy nghĩ sâu xa về cuộc sống. Có lẽ vì thế mà thơ thu, trong đó có Sang thu của Hữu Thỉnh rất giàu ý nghĩa.
    Mùa thu và thi sĩ từ lâu đã có duyên nợ nhưng không phải thu nào cũng như nhau, ví như bài Sang thu vậy. Nhà thơ Hữu Thỉnh nắm bắt hồn thu ngay trong khoảnh khắc chuyển mùa. Đó là những chuyển biến rất tinh vi mà phải có một tâm hồn thật tinh tế mới cảm nhận được. Có thể ta chưa thấy được hết vẻ đẹp của mùa thu trong bài thơ và thấu hiểu những gì mà nhà thơ muốn nhắn gửi nhưng Sang thu đã cho ta thấy sự vận động của cuộc sống quanh ta mà bấy lâu nay ta không hề biết tới. Càng yêu thơ thu ta càng trân trọng và cảm phục tâm hồn thi sĩ của Hữu Thỉnh và biết yêu quý hơn cuộc sống này.

    Dẫu biết rằng bốn mùa luân chuyển: hết xuân đến hạ, thu sang rồi lại đông tới, ta vẫn thấy ngỡ ngàng khi quên đi nhịp sống sôi động hàng ngày mà lắng nghe tiếng mùa thu đi, cảm nhận những thời khắc đặc biệt. Đọc Sang thu của Hữu Thỉnh, ta được sống lại những giây phút giao mùa tinh tế đầy ý vị mà bấy lâu ta hờ hững. Đó sẽ là lúc hồn ta rung lên những cảm nhận dung dị:

    Bỗng nhận ra hương ổi
    ……….
    Hình như thu đã về

    Chỉ với bốn câu thơ ngắn, Hữu Thỉnh đã đem đến cho chúng ta những cảm nhận sâu sắc về thiên nhiên. Những tín hiệu của mùa thu với những nét phác họa tài hoa: hương ổi, gió se, sương chùng chình giản dị mà hiện lên đầy gợi cảm. Tín hiệu đầu tiên của mùa thu là hương ổi, thứ hương thơm quê mùa, dân dã. Hương ổi không nồng nàn. Đó là thứ hương dìu dịu, nhè nhẹ. Cảm nhận được hương thơm đặc trưng của mùa thu ấy, nhà thơ còn thể hiện rất khéo cái khí thu trong lành. Nếu như mùa xuân ẩm ướt, mùa hè nóng nực, mùa đông khô hanh thì mùa thu trong mát. Tuy có chút ẩm của hơi sương nhưng khí thu lại có độ trong khiến người ta có thể cảm nhận hương thơm dịu nhẹ lan tỏa trong không gian. “Phả” vốn là một động tác mạnh gợi một cái gì đó đột ngột. Thế nhưng câu thơ: “Bỗng nhận ra hương ổi. Phả vào trong gió se” rất nhẹ bởi động thái phả ấy lại vào không gian trong gió se – vô hình chứ không phải hữu hình. Câu thơ ngắn mà có cả gió cả hương. Hương là hương ổi, gió là gió se. Đây là những nét riêng của mùa thu vùng đồi trung du miền Bắc. Gợi được như vậy hẳn cái tình quê của Hữu Thỉnh phải đậm đà lắm. Câu thơ: “Bỗng nhận ra hương ổi. Phả vào trong gió se” còn có cái cảm giác ngỡ ngàng bối rối: bỗng nhận ra. Nhận ra hương ổi giống như một sự phát hiện nhưng ở đây là phát hiện ra mùi hương vẫn vương vấn mà bấy lâu nay con người hờ hững. Chính vì sự phát hiện ra cái gần gũi xung quanh mình cho nên con người mới có cảm giác ngỡ ngàng đôi chút bối rối ấy. Tiếp nối những tín hiệu mùa thu là hình ảnh: sương chùng chình qua ngõ. Một hình ảnh đầy ấn tượng. Sương được cảm nhận như một thực thể hữu hình có sự vận động – một sự vận động chậm rãi. Từ láy chùng chình làm hiện hình tạo vật, làm ta như thấy một sự dùng dằng, gợi cảnh thu sống động trong tĩnh lặng, thong thả yên bình. Hình ảnh sương chùng chình qua ngõ cùng với hương ổi phả vào trong gió se thực là những hình ảnh mùa thu ở thôn quê êm ả thanh bình. Như vậy, tín hiệu mùa thu được cảm nhận bằng cả khứu giác (hương ổi), cả thị giác (sương). Những tín hiệu, bởi vậy, tạo nên ấn tượng mới mẻ với những liên tưởng mơ hồ, chập chờn không rõ nét. Phải vậy chăng mà nhà thơ, khi đã cảm nhận những nét riêng của mùa thu, vẫn còn dè dặt: Hình như thu đã về. Giống như một sự hoài nghi: hình như, giống như tự vấn lòng mình. Thế nhưng thực ra là một lời thông báo – một thông báo rất nhẹ nhàng, ý vị. Không phải là một lời khẳng định, một tiếng reo vui. Câu thơ của Hữu Thỉnh như có chút gì thâm trầm, kín đáo rất hợp với cách nghĩ, cách nói của người dân quê. Khổ thơ ngắn mà đã để lại cho ta biết bao rung động. Ta như cảm thấy một hồn quê, một tình quê đi về trong câu chữ làm lòng ta ấm áp. Hình ảnh quê hương như càng thêm gần gũi, yêu mến.

Leave an answer

Browse

Giải phương trình 1 ẩn: x + 2 - 2(x + 1) = -x . Hỏi x = ? ( )