Em hãy giải thích câu tục ngữ sau:” ăn quả trồng cây” Yêu cầu: viết thành 1 bài văn hoàn chỉnh – không vi phạm luật hỏi đáp :( không chép mạng…) -ch

Question

Em hãy giải thích câu tục ngữ sau:” ăn quả trồng cây”
Yêu cầu: viết thành 1 bài văn hoàn chỉnh
– không vi phạm luật hỏi đáp 🙁 không chép mạng…)
-chép mạng = bay acc

in progress 0
Tài Đức 3 years 2021-05-23T10:46:52+00:00 2 Answers 11 views 0

Answers ( )

    0
    2021-05-23T10:48:16+00:00

    Đây bạn nhé, năm ngoái mình được 8,5 điểm ạ. 

    Đầy đủ:vì có 7 mặt nhưng chỉ gửi được 5 mặt thôi…

    Bài làm

            Một trong những đạo lí, truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta là “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn”. Đạo lí ấy đã luôn tồn tại trong lòng người Việt Nam hằng bao thế hệ. Đó là lời khuyên nhủ, răn dạy của cha ông ta rằng: Phải biết ghi nhớ và báp công ơn với những người đã có công ơn tạo dựng nên thành quả để con cháu đời sau được hưởng thụ ngày hôm nay.

            Chỉ vỏn vẹn vài chữ đơn giản nhưng hai câu tục ngữ mang những bài học, lời nhắn nhủ của các bậc tiền bối để lại cho hậu thế. Để hiểu rõ bản chất của đạo lí thì trước hết ta cần nắm rõ được ý nghĩa của hai câu tục ngữ trên. Tuy là hai câu tục ngữ khác nhau nhưng cả hai chứa đựng những bài học về cách sống, tấm lòng thủy chung, son sắt, tình nghĩa cao đẹp của người Việt.

             Khi ta ăn trái ngọt, ta sẽ nhớ tới công ơn người vun trồng, chăm sóc cây từ khi còn non đến khi ra quả để chúng ta hưởng thụ. Suy rộng ra, quả ngọt tượng trưng cho thành quả lao động, còn người trồng tượng trưng cho người lao động. Nhưng cây không thể tự mọc, tự đơm hoa kết trái mà chắc chắn phải có người bỏ bao công sức nuôi nấng. Mọi giá trị vật chất và tinh thần không phải tự nhiên mà có, mà phải tự tạo dựng nên. Vì thế câu tục ngữ này nhắn nhủ chúng ta phải biết ghi nhớ công sức lao động của những người đã cố gắng tạo ra thành quả cho chúng ta.

             Câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” xuất phát từ hiện tượng tự nhiên. Bất cứ dòng nước nào chảy đi cũng đều bắt đầu từ nguồi là nơi bắt đầu dòng chảy. Nên khi ta được uống nước, phải biết nhớ ơn tới cội nguồn đã sản sinh ra dòng nước trong lành, mát mẻ ấy. Câu tục ngữ mang hàm ý nghĩa tốt đẹp, việc “uống nước” tượng trưng cho sự hưởng thụ thành quả lao động, còn “nhớ nguồn” là ghi ơn công lao của người lao động đã tạo ra thành quả ấy. Đạo lí nhắn nhủ ta  khi được hưởng thụ thì phải biết thành quả ấy từ đâu mà có. Câu tục ngữ không chỉ cho ta bài học về lòng biết ơn mà còn gợi lên tình cảm cội nguồn sâu xa của cá thế hệ đi trước gửi gắm, hi sinh cho con chấu để ta có được cuộc sống tốt đẹp hơn.

              Cách diễn đạt của hai câu đạo lí tuy khác nhau nhưng lại cùng nêu lên những bài học về lối sống, đạo đức và nặng lòng tình nghĩa cao quý trong mỗi tâm hồn con người trong chính chúng ra. Đó chình là lòng biết ơn của con cháu tới tổ tiên, các thế hệ đi trước. Đó là truyền thống đạo đức đã làm nên bản sắc, tính cách và những vẻ đẹp phẩm chất trong lòng người Việt Nam.

              Từ xưa, dân tộc ta đã luôn nhớ tới công ơn cha ông ta đã cho ta được hưởng thành quả cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Để có được cuộc sống như ngày hôm nay, bao nhiêu người đã vùng dậy đấu tranh vì nền hòa bình, độc lập của dân tộc. Họ đã để xương máu , tính mạng của mình nơi chiến trường để giữ bình yên cho dân tộc. Vì thế, mối năm, dân ta đều tổ chức các lễ hội văn hóa, tục tảo mộ, dịp Tết thanh minh, tục Tết thầy học,..để nhớ tới tổ tiên. Khắp nước ta, nơi nào cũng có chùa, miếu, đền thờ phụng cá bậc tiền bối, các vị anh hùng như Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo, Quang Trung,..

             Ngày nay, các đạo lí ấy tiếp tục được phát huy, gần gũi với học sinh là ngày 20/11 – ngày lễ Hiến chương nhà giáo Việt Nam. Tục ngữ ta có câu: “Muốn sang thì bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy” hay “Không thầy đố may làm nên” để nói về công lao dạy dỗ của thầy cô đối với các thế hệ học trò. Ngoài ra còn có các ngày 21/6 để nhớ ơn cha và ngày 10/5 để nhớ ơn mẹ. Họ vừa là bậc sinh thành, vừa là người nuôi dưỡng, dạy đõ ta những điều hay lẽ phải. Dân ta còn tổ chức ngày thượng thọ để thể hiện lòng biết ơn và mong muốn báo đáp, phụng dưỡng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ lúc về già.

             Toàn thể nhân dân ta luôn biết ơn Đảng và Bác Hồ. Hằng năm, cứ đến 27/7-ngày thương binh liệt sĩ để viếng thăm nghĩa trang các chiến sĩ, những người anh hùng có công với cuộc cách mạng cứu nước. Vào ngày này, mọi người đều mặc niệm lại những con người bất khuất, kiên cường, dũng cảm đã hi sinh để chống giặc từ tời vua Hùng đến nay. Truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ lưu truyền từ ngàn đời luôn nhắc nhở tới cội nguồn, Bác Hồ đã dạy: “Các vua hùng đã có công dựng nước, Bac cháu ta phải có công giữ nước”. Vì thế mà dân gian ta có câu:

    “Dù ai đi ngược về xuôi

    Nhớ ngày dỗ Tỗ mùng mười tháng ba.”

               Vì thế, dân tộc ta luôn hướng tới các chiến sĩ, vua Hùng nhằm ghi tạc công lao to lớn của họ.

               Nhân dân ta hằng năm để thể hiện lòng nhớ ơn của mình bằng những việc làm thiết thực như phong trào “đền đáp ơn nghĩa”, “nhà tình nghĩa” mọc lên khắp nơi, xã hội cũng tổ chức các quỹ “xóa đói giảm nghèo”, chăm sóc Bà mẹ Việt Nam Anh hùng. Những quân tình nguyện mài ngày đêm miệt mài tìm các hài cốt đồng đội ở nơi chiến trường năm xưa để quy tập về nghĩa trang Liệt sĩ hoặc đưa các anh ấy về mảnh đất quê hương của mình.

                Trong văn thơ, ca dao hay tục ngữ nói về lòng biết ơn như:

    “Ai ơi bưng bát cơm đầy

    Dẻo thơn một hạt đắng cay muôn phần.”

                 Hoặc những câu thơ, tục ngữ, ca dao nói về tình thầy trò như:

    “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.”

                 Lòng biết ơn từ lâu đã là một tình cảm đẹp đẽ, thiêng liêng, cao quý của dân tộc ta. Có thể khẳng định rằng lòng biết ơn là nền tảng của đạo lí, luôn là thước đo phẩm chất, dạo đức của mối con người. Lòng biết ơn đã tạo nên vẻ đẹp tâm hồn, tính cách người Việt. “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhờ nguồn” là hai câu tục ngữ, đạo lí tốt đẹp của người dân Việt Nam. Em hứa sẽ giữ gìn và phát huy hai câu tục ngữ này để ghi nhớ công ơn và báo dáp những người đã có công xây dựng đất nước.

    Xin hay nhất ạ.

    em-hay-giai-thich-cau-tuc-ngu-sau-an-qua-trong-cay-yeu-cau-viet-thanh-1-bai-van-hoan-chinh-khong

    0
    2021-05-23T10:48:31+00:00

    Một trong những đạo lí, truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta là “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn”. Đạo lí ấy đã luôn tồn tại trong lòng người Việt Nam hằng bao thế hệ. Đó là lời khuyên nhủ, răn dạy của cha ông ta rằng: Phải biết ghi nhớ và báp công ơn với những người đã có công ơn tạo dựng nên thành quả để con cháu đời sau được hưởng thụ ngày hôm nay.

     

            Chỉ vỏn vẹn vài chữ đơn giản nhưng hai câu tục ngữ mang những bài học, lời nhắn nhủ của các bậc tiền bối để lại cho hậu thế. Để hiểu rõ bản chất của đạo lí thì trước hết ta cần nắm rõ được ý nghĩa của hai câu tục ngữ trên. Tuy là hai câu tục ngữ khác nhau nhưng cả hai chứa đựng những bài học về cách sống, tấm lòng thủy chung, son sắt, tình nghĩa cao đẹp của người Việt.

     

             Khi ta ăn trái ngọt, ta sẽ nhớ tới công ơn người vun trồng, chăm sóc cây từ khi còn non đến khi ra quả để chúng ta hưởng thụ. Suy rộng ra, quả ngọt tượng trưng cho thành quả lao động, còn người trồng tượng trưng cho người lao động. Nhưng cây không thể tự mọc, tự đơm hoa kết trái mà chắc chắn phải có người bỏ bao công sức nuôi nấng. Mọi giá trị vật chất và tinh thần không phải tự nhiên mà có, mà phải tự tạo dựng nên. Vì thế câu tục ngữ này nhắn nhủ chúng ta phải biết ghi nhớ công sức lao động của những người đã cố gắng tạo ra thành quả cho chúng ta.

     

             Câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” xuất phát từ hiện tượng tự nhiên. Bất cứ dòng nước nào chảy đi cũng đều bắt đầu từ nguồi là nơi bắt đầu dòng chảy. Nên khi ta được uống nước, phải biết nhớ ơn tới cội nguồn đã sản sinh ra dòng nước trong lành, mát mẻ ấy. Câu tục ngữ mang hàm ý nghĩa tốt đẹp, việc “uống nước” tượng trưng cho sự hưởng thụ thành quả lao động, còn “nhớ nguồn” là ghi ơn công lao của người lao động đã tạo ra thành quả ấy. Đạo lí nhắn nhủ ta  khi được hưởng thụ thì phải biết thành quả ấy từ đâu mà có. Câu tục ngữ không chỉ cho ta bài học về lòng biết ơn mà còn gợi lên tình cảm cội nguồn sâu xa của cá thế hệ đi trước gửi gắm, hi sinh cho con chấu để ta có được cuộc sống tốt đẹp hơn.

     

              Cách diễn đạt của hai câu đạo lí tuy khác nhau nhưng lại cùng nêu lên những bài học về lối sống, đạo đức và nặng lòng tình nghĩa cao quý trong mỗi tâm hồn con người trong chính chúng ra. Đó chình là lòng biết ơn của con cháu tới tổ tiên, các thế hệ đi trước. Đó là truyền thống đạo đức đã làm nên bản sắc, tính cách và những vẻ đẹp phẩm chất trong lòng người Việt Nam.

     

              Từ xưa, dân tộc ta đã luôn nhớ tới công ơn cha ông ta đã cho ta được hưởng thành quả cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Để có được cuộc sống như ngày hôm nay, bao nhiêu người đã vùng dậy đấu tranh vì nền hòa bình, độc lập của dân tộc. Họ đã để xương máu , tính mạng của mình nơi chiến trường để giữ bình yên cho dân tộc. Vì thế, mối năm, dân ta đều tổ chức các lễ hội văn hóa, tục tảo mộ, dịp Tết thanh minh, tục Tết thầy học,..để nhớ tới tổ tiên. Khắp nước ta, nơi nào cũng có chùa, miếu, đền thờ phụng cá bậc tiền bối, các vị anh hùng như Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo, Quang Trung,..

     

             Ngày nay, các đạo lí ấy tiếp tục được phát huy, gần gũi với học sinh là ngày 20/11 – ngày lễ Hiến chương nhà giáo Việt Nam. Tục ngữ ta có câu: “Muốn sang thì bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy” hay “Không thầy đố may làm nên” để nói về công lao dạy dỗ của thầy cô đối với các thế hệ học trò. Ngoài ra còn có các ngày 21/6 để nhớ ơn cha và ngày 10/5 để nhớ ơn mẹ. Họ vừa là bậc sinh thành, vừa là người nuôi dưỡng, dạy đõ ta những điều hay lẽ phải. Dân ta còn tổ chức ngày thượng thọ để thể hiện lòng biết ơn và mong muốn báo đáp, phụng dưỡng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ lúc về già.

     

             Toàn thể nhân dân ta luôn biết ơn Đảng và Bác Hồ. Hằng năm, cứ đến 27/7-ngày thương binh liệt sĩ để viếng thăm nghĩa trang các chiến sĩ, những người anh hùng có công với cuộc cách mạng cứu nước. Vào ngày này, mọi người đều mặc niệm lại những con người bất khuất, kiên cường, dũng cảm đã hi sinh để chống giặc từ tời vua Hùng đến nay. Truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ lưu truyền từ ngàn đời luôn nhắc nhở tới cội nguồn, Bác Hồ đã dạy: “Các vua hùng đã có công dựng nước, Bac cháu ta phải có công giữ nước”. Vì thế mà dân gian ta có câu:

     

    “Dù ai đi ngược về xuôi

     

    Nhớ ngày dỗ Tỗ mùng mười tháng ba.”

     

               Vì thế, dân tộc ta luôn hướng tới các chiến sĩ, vua Hùng nhằm ghi tạc công lao to lớn của họ.

     

               Nhân dân ta hằng năm để thể hiện lòng nhớ ơn của mình bằng những việc làm thiết thực như phong trào “đền đáp ơn nghĩa”, “nhà tình nghĩa” mọc lên khắp nơi, xã hội cũng tổ chức các quỹ “xóa đói giảm nghèo”, chăm sóc Bà mẹ Việt Nam Anh hùng. Những quân tình nguyện mài ngày đêm miệt mài tìm các hài cốt đồng đội ở nơi chiến trường năm xưa để quy tập về nghĩa trang Liệt sĩ hoặc đưa các anh ấy về mảnh đất quê hương của mình.

     

                Trong văn thơ, ca dao hay tục ngữ nói về lòng biết ơn như:

     

    “Ai ơi bưng bát cơm đầy

     

    Dẻo thơn một hạt đắng cay muôn phần.”

     

                 Hoặc những câu thơ, tục ngữ, ca dao nói về tình thầy trò như:

     

    “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.”

     

                 Lòng biết ơn từ lâu đã là một tình cảm đẹp đẽ, thiêng liêng, cao quý của dân tộc ta. Có thể khẳng định rằng lòng biết ơn là nền tảng của đạo lí, luôn là thước đo phẩm chất, dạo đức của mối con người. Lòng biết ơn đã tạo nên vẻ đẹp tâm hồn, tính cách người Việt. “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhờ nguồn” là hai câu tục ngữ, đạo lí tốt đẹp của người dân Việt Nam. Em hứa sẽ giữ gìn và phát huy hai câu tục ngữ này để ghi nhớ công ơn và báo dáp những người đã có công xây dựng đất nước.

Leave an answer

Browse

Giải phương trình 1 ẩn: x + 2 - 2(x + 1) = -x . Hỏi x = ? ( )