Đọc đoạn thơ sau và trả lời hỏi ? Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Mặt trời trong lăng rất đỏ Câu 1 : Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào ? Tác

Question

Đọc đoạn thơ sau và trả lời hỏi ?
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Mặt trời trong lăng rất đỏ
Câu 1 : Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào ? Tác giải là ai ?
Câu 2 : Kể tên các biện phát tu từ được sử dụng trong hai câu thơ trên . Phân tích hiệu quả diễn đạt cuat biện pháp tu từ ở hình ảnh ” Mặt Trời Trong Lăng ” ?
Câu 3 : Chép lại hai câu thơ có hình ảnh mặt trời mà em đã được học trong chương trình Ngữ Văn lớp 9 ( Ghi rõ tên bài thơ và tác giải )

in progress 0
Thiên Ân 3 years 2021-05-26T04:34:55+00:00 2 Answers 22 views 0

Answers ( )

    0
    2021-05-26T04:36:41+00:00

    Câu 1: 

    – Đoạn thơ trích trong bài thơ “Viếng lăng Bác”

    – Tác giả: Viễn Phương

    Câu 2:

    – Biện pháp tu từđược sử dụng: Ẩn dụ.

    => Hiệu quả của phép tu tử ở hình ảnh “Mặt trời trong lăng”:

    + Dùng nghệ thuật ẩn dụ tinh tế, khéo léo để miêu tả Bác.

    => Thể hiện sự tôn kính, lòng biết ơn đối với vị cha già của dân tộc qua đó còn nêu cao sự vĩ đại của Người, công lao của Người đối với dân, với nước.

    Câu 3: 

    Hai câu thơ sử dụng hình ảnh mặt trời:

    “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
    Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”

    Bài thơ: Khúc rát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

    Tác giả :Nguyễn Khoa Điềm

    0
    2021-05-26T04:36:49+00:00

    Câu 1: 

    – Đoạn thơ trên trích trong bài thơ: “Viếng lăng Bác”.

    – Tác giả là: Viễn Phương.

    Câu 2.

    – Các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ trên:

    + Điệp từ: ”Ngày ngày”

    + Nhân hóa: Mặt trời – đi, thấy. 

    + Ẩn dụ: Mặt trời trong lăng – Bác Hồ.

    – Phân tích hiệu quả biện pháp tu từ ở hình ảnh “Mặt trời trong lăng”:

      Hình ảnh ”Mặt trời trong lăng” là một hình ảnh ẩn dụ đẹp. ”Mặt trời” ở đây là ẩn dụ cho Người, cho Bác Hồ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Mặt trời của tự nhiên vốn vĩnh hằng, bất tử, không bao giờ biến mất bởi nó là nguồn sáng, là nguồn năng lượng cho tất cả mọi người, nếu thiếu đi Mặt trời tự nhiên thì con người có thể không tồn tại được. Mặt trời của tự nhiên là mặt trời chung tất cả mọi người trên thế giới, còn đối với người Việt Nam, cũng có một ”mặt trời” như thế, tỏa sáng vĩnh hằng, vĩnh viễn không bao giờ biến mất, nhưng lại mang cốt cách, hình hài của một con người – đó chính là Bác. Sử dụng hình ảnh ẩn dụ đẹp đến như vậy, Viễn Phương muốn khẳng định rằng: Vũ trụ có mặt trời, dân tộc ta cũng có mặt trời riêng là Hồ Chí Minh. Công lao cống hiến của Người cho con người, cho dân tộc Việt Nam thật vĩ đại, thật to lớn đến những muôn đời sau.

    Câu 3. 

    – Hai câu thơ có hình ảnh mặt trời mà em đã được học < được đọc > trong chương trình Ngữ Văn lớp 9 là: 

       ”Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi 

         Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”

    – Tên bài thơ: ”Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”.

    – Tác giả: Nguyễn Khoa Điềm. 

Leave an answer

Browse

Giải phương trình 1 ẩn: x + 2 - 2(x + 1) = -x . Hỏi x = ? ( )