Đề bài: Tưởng tượng em là người được chứng kiến toàn bộ cảnh lão Hạc trò chuyện với ÔNG GIÁO SAU KHI BÁN CHÓ VÀ CÁI CHẾT CỦA LÃO HẠC. Dựa vào truyện

Question

Đề bài: Tưởng tượng em là người được chứng kiến toàn bộ cảnh lão Hạc trò chuyện với ÔNG GIÁO SAU KHI BÁN CHÓ VÀ CÁI CHẾT CỦA LÃO HẠC. Dựa vào truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao em hãy kể lại những sự việc đó.

in progress 0
3 years 2021-07-29T23:40:07+00:00 1 Answers 233 views 0

Answers ( )

    -1
    2021-07-29T23:41:25+00:00

    Từ nhỏ, tôi rất thích đi học nhưng vì hoàn cảnh khó khăn nên không được đến trường. Khi ông giáo dọn nhà về đây, tôi qua làm quen và nhờ ông giáo chỉ dạy những con chữ. Kể từ đó, tôi trở thành học trò của một ông giáo tốt bụng . Do thường hay qua nhà ông giáo nên một lần tôi được chứng kiến câu chuyện hết sức xúc động: lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo. Bạn có thể nghĩ: “Có gì to tát đâu, chỉ là bán một con chó thôi mà!”. Nhưng bạn ơi, nếu bạn hiểu về hoàn cảnh sống và phẩm chất của lão Hạc thì hẳn bạn sẽ hiểu vì sao đây là một câu chuyện mà dù nhiều năm trôi qua nhưng tôi vẫn không thể nào quên.

    Tôi vẫn nhớ như in hôm ấy! Khi đang ngồi trò chuyện cùng ông giáo thì bất chợt thấy lão Hạc từ đằng xa đi lại. Một lão nông già có hoàn cảnh hết sức đáng thương.Lão Hạc rất nghèo, vợ lão mất, lão sống cô độc, chỉ có con chó Vàng làm bạn. Con trai lão vì nghèo, không lấy được vợ đã phẫn chí bỏ làng đi xa. Lão ở nhà chờ con về, làm thuê để sống. Dù đói, lão quyết không bán đi mảnh vườn và ăn vào tiền dành dụm do “bòn vườn”, lão giữ cả lại cho con trai. Nhưng một trận ốm dai dẳng, lão không còn sức đi làm thuê nữa. Và mấy ngày nay, tôi cũng ít thấy lão. 

    Thế mà, có ngờ đâu, hôm nay trông lão tiều tụy quá. Dáng đi thất thiểu như một người không còn sức sống. Da lão xanh xao, vàng vọt, gương mặt sầu khổ và vừng trán hiện lên rất nhiều nếp nhăn. Mái tóc lão bạc phơ, trông xơ xác quá. Nhìn thấy lão như thế ai mà không chạnh lòng. Mà hình như lão có chuyện gì đó thì phải?!

    Đúng như dự đoán, vừa bước vào nhà, thấy chúng tôi, lão kể ngay:

    – Cậu Vàng đi đời rồi, các bác ạ!

    – Cụ bán rồi? – Ông giáo hỏi với vẻ ngạc nhiên.

    – Bán rồi! Họ vừa bắt xong. – lão trả lời giọng như có vật gì trong cổ họng.

    Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước. Thấy thế, trong chúng tôi, vì chúng tôi hiểu lão quý “cậu vàng” như thế nào. Như để thay đổi không khí trầm lắng, ông giáo hỏi lão Hạc:

    – Thế nó cho bắt à?

    Sau câu hỏi của ông giáo, tôi bỗng thấy mặt lão đột nhiên co rúm và những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc… Tội nghiệp cho lão! lão chợt thốt lên:

    – Khốn nạn… Ông giáo ơi! Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại. Bấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết! Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi ; nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo tôi rằng : “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này?”. Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!

    Ông giáo vội an ủi lão:

    – Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả biết đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt? Ta giết nó chính là hoá kiếp cho nó đấy, hoá kiếp để cho nó làm kiếp khác.

    Thế nhưng, lão chua chát bảo:

    – Ông giáo nói phải! Kiếp cho chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút… kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn…

    Ông giáo nói tiếp :

    – Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng chúng tôi sung sướng hơn chăng?

    – Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng.

    Lão cười và ho sòng sọc. Ông giáo nắm lấy cái vai gầy của lão, ôn tồn bảo:

    – Chẳng kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này là sung sướng: bây giờ cụ ngồi xuống phản này chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu một ấm nước chè tươi thật đặc; ông con mình ăn khoai, uống nước chè, rồi hút thuốc lào… Thế là sướng.

    – Vâng! Ông giáo dạy phải! Ðối với chúng mình thì thế là sung sướng.

    Lão nói xong lại cười đưa đà. Tiếng cười gượng nhưng nghe đã hiền hậu lại. Chúng tôi đều nhẹ người hẳn lại.

    Tôi vui vẻ bảo:

    – Thế là được, chứ gì? Vậy cụ ngồi xuống đây, nói chuyện với thầy tôi, để tôi đi luộc khoai, nấu nước.

    – Nói đùa thế, chứ ông giáo và bác để khi khác vậy?…

    Chúng tôi hết sức ngỡ ngàng vì câu nói của lão. Hình như lão có chuyện gì chăng???

    – Việc gì còn phải chờ khi khác?… Không bao giờ nên hoãn sự sung sướng lại cụ ơi. Cụ cứ ngồi xuống đây đi ạ! Tôi làm nhanh lắm!

    – Ðã biết thế, cảm ơn bác, nhưng tôi còn muốn nhờ ông giáo một việc…

    Rồi tự dưng mặt lão nghiêm trang lại…

    – Việc gì thế, cụ? – Ông giáo nhẹ nhàng hỏi.

    – Ông giáo để tôi nói… Nó hơi dài dòng một tí.

    – Vâng, cụ nói.

    – Nó thế này, ông giáo ạ!

    Tôi cũng thôi nấu khoai, ngồi xuống cùng ông giáo nghe lão Hạc kể. Lão kể nhỏ nhẹ và dài dòng thật. Nhưng đại khái có thể rút vào hai việc. Việc thứ nhất: Lão thì già, con đi vắng, vả lại nó cũng còn dại lắm, nếu không có người trông nom cho thì khó mà giữ được vườn đất để làm ăn ở làng này. lão gửi ba sào vườn của thằng con lão, lão viết văn tự nhượng cho thầy tôi để không ai còn tơ tưởng dòm ngó đến; khi nào con lão về thì nó sẽ nhận vườn làm, nhưng văn tự cứ để tên thầy tôi cũng được,… Việc thứ hai: Lão già yếu lắm rồi, không biết sống chết lúc nào : con không có nhà, lỡ chết không biết ai đứng ra lo cho được; để phiền cho hàng xóm thì chết không nhắm mắt. Lão còn được hăm nhăm đồng bạc với năm đồng vừa bán chó là ba mươi đồng bạc, muốn gửi thầy để lỡ có chết thì thầy đem ra, nói với hàng xóm giúp, gọi là của lão có tí chút, còn bao nhiêu đành nhờ hàng xóm cả… Ôi lão Hạc quả thật xứng đáng để người ta kính trọng và yêu quý. Sau đó, lão về. Chúng tôi nhìn theo dáng gầy gò của lão mà không cầm được nước mắt. Rồi lão sẽ sống ra sao những ngày tháng sau này?… Cuộc đời sao mà thật đáng buồn!!!

    Cái chết của Lão Hạc thật bất ngờ – bất ngờ với tất cả, cả Binh Tư và ông Giáo , cả mọi người trong làng. Sự bất ngờ của cái chết càng làm cho câu chuyện thêm căng thẳng, thêm xúc động. Mâu thuẫn bế tắc được đẩy lên đến đỉnh điểm. Lão Hạc không thể tìm con đường nào khác để tiếp tục sống mà không ăn vào tiền của con, hoặc bán mảnh vườn. Lão đành chọn cái chết, dành tự chấp nhận đau khổ để nuôi hi vọng cho người con trai.

    Nhìn đời sống hạnh phúc ấm no và khá đầy đủ của người nông dân thời bây giờ, tôi chợt chạnh lòng xót xa cho số phận cùng cực khổ đau mà người nông dân trong xã hội cũ âm thầm gánh chịu. Câu chuyện tôi chứng kiến cảnh lão Hạc kể chuyện bán chó mãi mãi in sâu vào trong tâm trí cũng như làm sao tôi có thể quên hình ảnh người nông dân nghèo nhưng giàu tình cảm, giàu lòng tự trọng, yêu thương con – Lão Hạc!

                                HỒI NÃY MÌNH CÓ LÀM 1 BÀI NHƯ VẬY NÊN GIỜ COP QUA 

Leave an answer

Browse

Giải phương trình 1 ẩn: x + 2 - 2(x + 1) = -x . Hỏi x = ? ( )