Câu 16: Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, trả lời câu hỏi: a. Trình bày đặc điểm của vị trí địa lý Việt Nam về mặt tự nhiên? b. Nhữ

Câu 16: Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, trả lời câu hỏi:
a. Trình bày đặc điểm của vị trí địa lý Việt Nam về mặt tự nhiên?
b. Những đặc điểm trên của vị trí địa lý có ảnh hưởng gì tới môi trường tự nhiên nước ta?
Câu 17: Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, trả lời câu hỏi:
a. Trình bày đặc điểm lãnh thổ Việt Nam phần đất liền?
b. Hình dạng lãnh thổ có ảnh hưởng gì tới các điều kiện tự nhiên và hoạt động giao thông vận tải ở nước ta?
Câu 18: Cho bảng số liệu: Tỉ trọng các ngành trong tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam năm 1990 và 2000 (đơn vị: %)
Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ
1990 2000 1990 2000 1990 2000
38,74 24,30 22,67 36,61 38,59 39,09
Hãy nhận xét về sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế nước ta qua bảng trên?

0 thoughts on “Câu 16: Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, trả lời câu hỏi: a. Trình bày đặc điểm của vị trí địa lý Việt Nam về mặt tự nhiên? b. Nhữ”

  1. Câu 16. a. Đặc điểm địa lí VN về mặt tự nhiên là: 

    – Phía Đông Nam của Châu Á

    – Rìa phía Đông của bán đảo Đông Dương 

    – Hệ tọa độ: ( kể tên, tọa độ các điểm cực )

    – Kề vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải

    b. Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

    – Tính nhiệt đới ẩm gió mùa:

    + Tính nhiệt đới: nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc mang lại lượng nhiệt lớn, TB trên 20độ C.

    + Tính ẩm: biển Đông mang lại nguồn nhiệt ẩm dồi dào, lượng mưa lớn (độ ẩm >80%, lượng mưa từ 1500 -2000 mm).

    + Gió mùa: trong khu vực gió Tín Phong và gió mùa châu Á điển hình nên khí hậu có hai mùa rõ rệt: gió mùa mùa hạ hướng Tây Nam nóng ẩm mưa nhiều, gió mùa mùa đông lạnh, khô, hướng Đông Bắc.

    –  Vị trí địa lí kết hợp hình dạng lãnh thổ làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng theo chiều Bắc – Nam, Đông – Tây, theo độ cao, theo mùa.

    + Thiên nhiên phân hóa Bắc Nam với ranh giới là dãy Bạch Mã: miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, có mùa đông lạnh khô, mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều; miền Nam có mùa mưa –khô sâu sắc, không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.

    + Đông – Tây: đầu mùa hạ khi Tây Nguyên và Nam Bộ bước vào mùa mưa thì đồng bằng ven biển miền Trung chịu ảnh hưởng của hiệu ứng phơn khô nóng.

    + Vùng núi nước ta thiên nhiên phân hóa thành 3 đai: đai nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt đới gió mùa trên núi và ôn đới gió mùa trên núi.

    –  Nước ta chịu ảnh hưởng nhiều thiên tai (bão, lũ, hạn hán…).

    Câu 17. Địa hình nước ta thì gồm núi và đồng bằng hải đảo biển

    * Phần đất liền:
    – Lãnh thổ kéo dài theo chiều Bắc-Nam (1650 km), bề ngang phần đất liền hẹp (chưa đầy 50km).
    – Đường bờ biển uốn cong hình chữ S dài 3260km.
    – Đường biên giới trên đất liền dài trên 4600km.

    * Ảnh hưởng của hình dạng lãnh thổ tới các điều kiện tự nhiên và hoạt động giao thông vận tải ở nước ta:

    – Hình dạng lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang, đường bờ biển dài 3260 km, có tác động đến tự nhiên:

    + Thiên nhiên nước ta phân hóa theo chiều Bắc –  Nam (ranh giới là dãy Bạch Mã) và Đông – Tây.

    + Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, các khối khí qua biển tăng cường tính chất nóng ẩm của thiên nhiên nước ta.

    – Đối với giao thông vận tải:

    + Hình dạng lãnh thổ cho phép nước ta phát triển nhiều loại hình vận tải theo chiều Bắc -Nam (đường bộ, đường biển, đường hàng không… ).

    + Mặt khác giao thông vận tải nước ta cũng gặp không ít trở ngại, khó khăn, nguy hiểm do hình dạng địa hình lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang, nằm sát biển. Các tuyến đường dễ bị chia cắt bởi thiên tai. Đặc biệt là tuyến giao thông bắc – nam thường bị bão, lụt, nước biển phá hỏng gây ách tắc giao thông.

    Câu 18. Hình bạn tự vẽ nhaa.

    Nhận xét:

    + Từ năm 1990 đến năm 2000, tỉ trọng các ngành trong tổng sản phẩm
    trong nước của Việt Nam có sự chuyển dịch theo hướng: tỉ trọng ngành nông
    nghiệp giảm 14,44%; tỉ trọng ngành công nghiệp tăng 13,94%; tỉ trọng ngành dịch vụ tăng 0,5%.
    + Tuy nhiên, tỉ trọng đóng góp của nông nghiệp trong tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam vẫn còn cao.

                                                         Học tốt nhé 

    Reply
  2. a.

    Vị trí nội chí tuyến. Vị trí  gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.

    + Vị trí  cầu nối  giữa đất liền và  biển, giữa  các nước Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á hải đảo.

    + Vị trí  tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng  sinh vật.

    b.

    Vị trí địa lí đã làm cho:

    • Thiên nhiên đa dạng phong phú
    • Tự nhiên mang tính đặc sắc của khu vực khí hậu gió mùa.
    • Có nhiều thiên tai.             

    7.a;

    Phần đất liền:

    • Lãnh thổ kéo dà, bề ngang hẹp
    • Đường bờ biển uốn cong hình chữ S, dài 3260 km.
    • Hình thành các đặc điểm địa lí tự nhiên độc đáo.
    • Phát triển nhiều loại hình giao thông 

     b;

    Ảnh hưởng đến điều kiện tự nhiên

    • Thiên nhiên nhiệt dới gió mùa phong phú, đa dạng.
    • Có nhiều thiên tai xảy ra như bão lũ.

    – Ảnh hưởng đến giao thông vận tải:

    • Xây dựng nhiều loại hình giao thông vận tải
    • Bị ảnh hương bởi thiên tai
    • Bị chia cắt do kích thước hẹp ngang.

    Reply
  3. Để tìm câu trả lời chính xác các em hãy tham khảo atlat địa lý việt nam các nguồn hoc24.vn, lazi.vn, hoidap247.com để thầy cô và các chuyên gia hỗ trợ các em nhé!

    Reply

Leave a Comment