Share
Buồn trông cửa bể chiều hôm, Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa. Buồn trông ngọn nước mới sa, Hoa trôi man mác biết là về đâu? Buồn trông nội cỏ dà
Question
Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa.
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ dàu dàu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
Câu 1: Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào? tác giả là ai?
Câu 2: Chỉ ra từ láy trong câu thơ.
“Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.”
Câu3: Chỉ ra điệp ngữ được sử dụng trong đoạn văn trên? Cho biết tác dụng của việc dùng điệp ngữ trong việc diễn tả tâm trạng Thúy Kiều?
Câu 4: Nội Dung Của Đoạn Thơ Trên?
Thank!
in progress
0
Môn Văn
3 years
2021-08-06T16:05:55+00:00
2021-08-06T16:05:55+00:00 2 Answers
4552 views
0
Answers ( )
Câu 1: Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm Kiều ở lầu Ngưng Bích (Truyện Kiều), tác giả là Nguyễn Du.
Câu 2: Từ láy “ầm ầm”.
Câu 3: Điệp ngữ “buồn trông”.
Tác dụng:
– Điệp ngữ này được kết hợp với những hình ảnh đứng sau nó như: cửa bể, con thuyền, cánh buồm, ngọn nước, hoa trôi, cỏ nội, chân mây mặt đất, gió, sóng,… vừa gợi thân phận cô đơn, lênh đênh, trôi dạt trên dòng đời vô định, vừa diễn tả nỗi buồn ngày càng tăng tiến, chồng chất ghê gớm, mãnh liệt hơn.
– Các điệp ngữ còn kết hợp với các từ láy: thấp thoáng, xa xa, man mác, rầu rầu, xanh xanh, ầm ầm tạo nên nhịp điệu ào ạt của cơn sóng lòng, khi trầm buồn, khi dữ dội, xô nỗi buồn đến tuyệt vọng.
=> Phép điệp tu từ lặp lại một yếu tố diễn đạt (vần, nhịp, từ, cụm từ, câu) nhằm nhấn mạnh, biểu đạt cảm xúc và ý nghĩa, có khả năng gợi hình tượng nghệ thuật và tạo nhịp điệu cho câu thơ, tác động mạnh mẽ tới cảm xúc người đọc.
Câu 4:
Nội dung: Đoạn trích là một bức tranh tâm trạng của Kiều. Qua đó, ta không chỉ thấy cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi, số phận trớ trêu, ngang trái, mà còn thấy được những vẻ đẹp vô cùng đáng quý của Kiều là một người tính tình thủy chung và còn là một người con hiếu thảo, luôn hết lòng mình hy sinh cho người khác đến quên đi bản thân mình. Tấm lòng ấy thật vị tha, nhân hậu, đáng quý, đáng trân trọng biết bao.
Cho mình xin 5* và clthn
CHÚC BẠN HỌC TỐT!!
`text{ 16012006 }`
1. Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm : Kiều ở Lầu Ngưng Bích
Tác giả : Nguyễn Du
2. Từ láy : Ầm ầm
3. Điệp ngữ : Buồn trông
Tác dụng : Điệp ngữ buồn trông được sử dụng xuyên suốt đoạn trích tạo thành điệp khúc cho đoạn thơ và cũng tạo nên điệp khúc tâm trạng Thuý Kiều. Nỗi buồn trong Kiều như trào dâng như lớp sóng ồ ạt dồn về phía đại dương mênh mông. Nỗi niềm đó cứ triền miên, cứ dai dẳng, đeo bám, tạo thành cái vòng luẩn quẩn không lối thoát, con người ta có muốn vùng thoát ra mà cũng không thể nào được. Mỗi cảnh vật như đều nói lên nỗi niềm tâm sự ấy.