Lập dàn bài thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam ( chỉ nêu các ý chính )

Question

Lập dàn bài thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam ( chỉ nêu các ý chính )

in progress 0
Thiên Ân 3 years 2021-07-08T13:35:16+00:00 2 Answers 8 views 0

Answers ( )

    0
    2021-07-08T13:36:36+00:00

    I. Mở bài

    – Giới thiệu vật cần thuyết minh: Chiếc nón lá Việt Nam

    II. Thân bài

    1. Lịch sử, nguồn gốc.

    2. – Cấu tạo chiếc nón lá.

    – Các nguyên liệu làm nón.

    – Quy trình làm nón.

    3. Phân loại.

    4. Tác dụng, ý nghĩa.

    III. Kết bài

    – Nêu cảm nghĩ, khẳng định vai trò của chiếc nón.

    0
    2021-07-08T13:36:59+00:00

    1,MB: – Chiếc nón lá rất thân thuộc với dân tộc ta
    – Đi cùng tà áo dài, chiếc nón lá làm tăng thêm vẻ dịu dàng, duyên dáng cho người phụ nữ Việt Nam.
    2,TB:
    a, Nguồn gốc:
    -Chiếc nón lá có lịch sử rất lâu đời. 
    -Từ xa xưa, nón lá đã hiện diện trong đời sống hằng ngày của người Việt Nam trong cuộc chiến đấu giữ nước, qua nhiều chuyện kể và tiểu thuyết. 

    -Ngày nay có nhiều làng nghề phát triển nghề làm nón lá
    b, Nguyên vật liệu, cách làm:
    *, Chọn lá, sấy lá, ủi lá:
    -Để làm được một chiếc nón lá đẹp, người làm nón phải tỉ mỉ từ khâu chọn lá, phơi lá, chọn chỉ đến độ tinh xảo trong từng đường kim mũi chỉ. Lá có thể dùng lá dừa hoặc lá cọ.
    *, Chuốc vành, lên khung lá, xếp nón:
    -Với cây mác sắt, người thợ làm nón chuốt từng nan tre sao cho tròn đều và có đường kính rất nhỏ, thường chỉ nhỉnh hơn đường kính que tăm một chút. Sau đó uốn những nan tre này thành những vòng tròn thật tròn đều và bóng bẩy từ nhỏ đến lớn. Mỗi cái nón sẽ cần 16 nan tre uốn thành vòng tròn này đặt từ nhỏ đến lớn vào một cái khung bằng gỗ có hình chóp. Sau đó người thợ sẽ xếp lá lên khung,
    -người xếp lá phải khéo và đều tay không để các phiến lá chồng lên nhau hay xô lệch.
    -Kể về quá trình làm nón lá mà không kể đến nón bài thơ xứ Huế là một thiếu xót. 
    *, Chằm nón:
    -Sau khi xếp lá cho đều và ngay ngắn lên vành, người ta bắt đầu chằm nón. Nón được chằm bằng sợi nilông dẻo, dai, săn chắc và phải có màu trắng trong suốt. Các lá nón không được xộc xệch, đường kim mũi chỉ phải đều tăm tắp. Khi nón đã chằm hoàn tất người ta đính thêm vào chớp nón một cái “xoài” được làm bằng chỉ bóng láng để làm duyên cho chiếc nón. Sau đó mới phủ lên nón lớp dầu nhiều lần, phơi đủ nắng để nón vừa đẹp vừa bền.
    -Ở vòng tròn lớn bằng nan tre dưới đáy hình chóp, khoảng nan thứ ba và thứ tư, người thợ sẽ dùng chỉ kết đối xứng hai bên để buộc quai. 
    -Chiếc nón đẹp không chỉ ở đường kim, mũi chỉ mà còn ở dáng nón.

    -Chiếc nón còn đẹp bởi đây là sản phẩm đặc trưng mang nét văn hóa truyền thống được tạo nên bởi đôi tay khéo léo của những người thợ ở các làng nghề.
    *,Công dụng:
    -những chiếc nón lá trải đi khắp nẻo đường và trở thành thân quen trong đời sống thường nhật của người phụ nữ. Chiếc nón lá không chỉ là vật dụng thiết thân, người bạn thủy chung với người lao động dùng để đội đầu che mưa, che nắng khi ra đồng, đi chợ, là chiếc quạt xua đi những giọt mồ hôi dưới nắng hè gay gắt mà còn là vật làm duyên, tăng nét nữ tính của người phụ nữ. Buổi tan trường, hình ảnh những cô nữ sinh với tà áo trăng tinh khôi, nghiêng nghiêng dưới vành
    -Trong nghệ thuật, tiết mục múa nón của các cô gái với chiếc áo dài duyên dáng thể hiện nét dịu dàng, mềm mại kín đáo của người phụ nữ Việt Nam đã nhiều lần xuất hiện và đều nhận được những tràng pháo tay tán thưởng của khán giả.
    *, Bảo quản:
    -Muốn nón lá được bền lâu chỉ nên đội khi trời nắng, tránh đi mưa. Sau khi dùng nên cất vào chỗ bóng râm, không phơi ngoài nắng sẽ làm cong vành, lá nón giòn và ố vàng làm làm mất tính thẩm mĩ và giảm tuổi thọ của nón.
    3,KB:
    – Chiếc nón lá là biểu tượng của phụ nữ Việt Nam, là một sản phẩm truyền thống và phổ biến trên khắp mọi miền đất nước.
    – Nhiều người Việt xa nước, nơi đất khách quê người trông thấy hình ảnh chiếc nón lá họ có cảm giác quê hương đang hiện ra trước mắt.

Leave an answer

Browse

Giải phương trình 1 ẩn: x + 2 - 2(x + 1) = -x . Hỏi x = ? ( )