biểu cảm của em về bài thơ bánh trôi nước * chú ý ko chép mạng

Question

biểu cảm của em về bài thơ bánh trôi nước
* chú ý ko chép mạng

in progress 0
Mít Mít 3 years 2021-07-09T13:19:19+00:00 1 Answers 7 views 0

Answers ( )

    0
    2021-07-09T13:20:20+00:00

    Hồ Xuân Hương với mệnh danh Bà Chúa Thơ Nôm đã để lại cho đời nhiều áng thơ có giá trị. Thơ của bà là tiếng nói bênh vực người phụ nữ, lên án chế độ nam quyền độc đoán. Bánh trôi nước là bài thơ tiêu biểu của nhà thơ Hồ Xuân Hương.

    Mở đầu bài thơ là lời tự giới thiệu của bánh trôi nước – một món ăn dân dã:

    Thân em vừa trắng lại vừa tròn

    Bảy nổi ba chìm với nước non,

    Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

    Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

    Hình ảnh Bánh trôi nước thật đẹp, bánh “vừa trắng lại vừa tròn”. Trắng ở đây là trắng trẻo, tinh khiết. Tròn là cái dáng tròn trịa, đẹp mắt. Hồ Xuân Hương cũng muốn nói lên cái phẩm hạnh trong trắng và vẻ đẹp bên ngoài của người phụ nữ. Họ luôn làm tròn bổn phận của mình. Thế nhưng, số phận của người phụ nữ trong xã hội cũ lại trôi nổi, lênh đênh giữa dòng đời:

    Bảy nổi ba chìm với nước non

    Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn.

    Người nặn bột làm bánh có khéo tay thì bánh mới đẹp, mới ngon. Nếu vụng tay thì bánh sẽ bị rắn hoặc nát. Nhưng dù thế nào đi nữa thì bánh trôi nước vẫn là món ăn được mọi người ưa thích. Thông qua hình ảnh bánh trôi nước, tác giả muốn nói lên cuộc đời người phụ nữ ngày xưa. Tác giả cảm thương sâu sắc cho thân phận chìm nổi của họ. Hình tượng bánh trôi nước và hình ảnh người phụ nữ đều có bề ngoài rất đẹp và đều có phẩm chất bên trong thật cao quý. Thế nhưng cả hai đều có số phận trôi nổi lênh đênh. Với vẻ đẹp bên ngoài và bên trong như vậy, đáng lẽ ra người phụ nữ có cuộc sống hạnh phúc nhưng xã hội cũ đã vùi dập thân phận của họ. Người phụ nữ phải chịu nhiều đắng cay, tủi nhục, không được làm chủ cuộc đời mình, cuộc đời như bèo dạt mây trôi, bị phũ phàng vùi dập. Cũng như bánh trôi nước, cuộc đời họ tốt đẹp hay đen tối là do xã hội định đoạt:

    Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn.

    Câu thơ như một lời than vãn ngậm ngùi, người phụ nữ không được làm chủ cuộc đời mình mà phải tùy thuộc vào người khác. Nếu như nàng Kiều không gặp kẻ sở khanh như Mã Giám Sinh thì cuộc đời nàng sẽ khác. Giá như Vũ Nương không gặp Trương Sinh độc đoán, nam quyền thì Vũ Nương sẽ không tìm đến cái chết. Dù cuộc đời có thế nào đi chăng nữa thì người phụ nữ luôn vẫn giữ vững phẩm chất tốt đẹp, trong trắng của mình:

    Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

    Người phụ nữ quyết bảo vệ tấm lòng son sắt, không làm ô nhục danh giá của mình bởi những biến cố bên ngoài. Dẫu cuộc đời cay đắng trái ngang nhưng người phụ nữ quyết vượt lên số phận để bảo vệ phẩm chất tốt đẹp của con người.

    Bài thơ chỉ có bốn câu, lời thơ giản dị nhưng vô cùng sâu sắc, có giá trị hiện thực và xã hội cao. Hình tượng bánh trôi nước là hình tượng của người phụ nữ ngày xưa. Nhà thơ đã mượn hình ảnh bánh trôi nước để người phụ nữ tự khẳng định vẻ đẹp bên ngoài và phẩm chất bên trong của mình. Nhà thơ đã đại diện cho những người bất hạnh tố cáo xã hội bất công và vùi dập thân phận người phụ nữ đương thời. Lời thơ cũng là khát vọng được bình đẳng, được coi trọng phẩm giá, nó là “tiếng lòng chung” đầy phẫn nộ của người phụ nữ thời xưa.

Leave an answer

Browse

Giải phương trình 1 ẩn: x + 2 - 2(x + 1) = -x . Hỏi x = ? ( )