Bài ” Luyện nói về tác phẩm Cảnh khuya ” nhé! *** Lưu ý : là bài luyện nói nên phải có lời chào hỏi nhé! Chép mạng cũng được nhưng

Question

Bài ” Luyện nói về tác phẩm Cảnh khuya ” nhé!
*** Lưu ý : là bài luyện nói nên phải có lời chào hỏi nhé!
Chép mạng cũng được nhưng đừng chọn mấy bài đầu chọn mấy bài cuối ý mà viết đc thì càng tốt !!!

in progress 0
Đan Thu 3 years 2021-07-07T14:39:02+00:00 1 Answers 11 views 0

Answers ( )

    0
    2021-07-07T14:40:39+00:00

    Xin chào các bạn, mình tên là …. hôm nay mình sẽ trình bày cảm nghĩ của mình về bài cảnh khuya ,sáng tác bởi chủ tịch Hồ Chí Minh

    Hồ Chí Minh không chỉ là 1 nhà cách mạng,1 nhà danh nhân văn hóa kiệt xuất bậc nhất thế giới mà còn là 1 nhà thơ lớn trong nề thơ ca hiện đại Việt Nam.

    Cảnh khuya tác phẩm của chủ tịch Hồ Chí Minh được viết vào thời điểm mà cuộc chiến chống Pháp đang rất cam go, ác liệt. Giữa thời điểm đó Bác vẫn thể hiện được sự lạc quan, ung dung đến lạ kì. Người còn dành thời gian để thưởng thức thiên nhiên và hòa mình vào khung cảnh tuyệt đẹp nơi này.

    Bài thơ mở đầu bằng những câu hình ảnh gợi hình gợi thanh mô tả khung cảnh núi rừng rất hay:

    Tiếng suối trong như tiếng hát xa

    Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

    Bác như một người họa sỹ vẽ nên vẻ đẹp của núi rừng thiên nhiên Việt Bắc, trong đêm khuya tất cả các âm thanh khác đều lắng chìm đi để nổi bật lên tiếng suối róc rách, tiếng hát trong trẻo. Tiếng suối làm cho không gian càng thêm tĩnh lặng hơn.

    Hình ảnh ánh trăng có sức gợi hình cao, “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” trăng sáng chiều vào cây cổ thụ, chiếu qua những tán lá, cành cây, ánh trăng và lá cây như hòa quyện vào nhau in hình xuống mặt đất thật đẹp.

    Khung cảnh thiên nhiên được Bác miêu tả có xa và gần, xa là tiếng suối róc rách đang chảy, gần là bóng trăng, bóng cây, bóng hoa hòa quyện, lung linh. Màu trắng bạc của ánh trăng, màu đen sẫm của tàn cây, bóng cây, bóng lá. Dưới gam màu tưởng chừng lạnh lẽo ẩn chứa một sức sống từ thiên nhiên. Âm thanh tiếng suối và hình ảnh ánh trăng như khúc ca êm đềm, du dương trong cảnh thiên nhiên Việt Bắc.

    Trong hai câu đầu tác giả chỉ tập trung hoàn toàn vào tả khung cảnh núi rừng, hai câu sau thể hiện tâm trạng của con người đó là Bác Hồ, người đang rất tâm trạng:

    Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

    Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

    Trước khung cảnh thiên nhiên đẹp như vậy nhưng Bác vẫn không quên nỗi lo nước nhà, lo lắng thời cuộc khi cuộc chiến tranh đang rất ác liệt. Câu thơ như nói lên tâm trạng của Bác, Bác ngắm cảnh thiên nhiên và phát hiện ra những nét đẹp trong đêm khuya nhưng tâm trạng vẫn hướng tới việc nước. Từ trạng thái say mê chuyển sang lo lắng đến việc dân, việc nước, Bác nhận ra mình đang là một người quan trọng, lãnh đạo nhân dân đất nước giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến trường kì.

    Mặc dù câu thơ chỉ có bốn câu, hai câu đầu tả cảnh, hai câu sau nói lên tâm trạng Bác nhưng trọng tâm vẫn là nói về tâm trạng Bác, câu thơ cuối nói lên nguyên nhân “người chưa ngủ” ở câu trên, “vì lo nỗi nước nhà” Bác không có thời gian nghỉ ngơi cho chính mình.

    Bài thơ Cảnh khuya đã cho thấy sự cảm nhận thiên nhiên tinh tế, nhạy cảm và nỗi niềm của một vị lãnh tụ vĩ đại. Bác vẫn luôn là con người giản dị, yêu thiên nhiên và lo lắng cho vận mệnh của nước nhà.

    Mình cảm ơn các bạn đã lắng nghe

    *vỗ tay*:))))

Leave an answer

Browse

Giải phương trình 1 ẩn: x + 2 - 2(x + 1) = -x . Hỏi x = ? ( )