Viết đoạn văn thuyết minh về một món ăn nổi tiếng của Hà Giang ( thịt bò khô, thắng cố, cơm lam, …) mình cần gấp huuh

Question

Viết đoạn văn thuyết minh về một món ăn nổi tiếng của Hà Giang ( thịt bò khô, thắng cố, cơm lam, …)
mình cần gấp huuh

in progress 0
Helga 4 years 2021-03-10T11:14:34+00:00 2 Answers 124 views 0

Answers ( )

    0
    2021-03-10T11:16:25+00:00

    Nhắc đến dân tộc Việt Nam, người ta không thể quên đi đây là một trg những dân tộc nổi tiếng về nền văn hóa ẩm thực độc đáo. Một trong những món ăn nổi tiếng mà người Việt Nam muốn giới thiệu đến du khách thế giới đó là món bánh trưng gù của tỉnh Hà Giang.

    Đất Việt, dải đất hình chữ S với lịch sử ngàn năm văn hiến, phải chăng đây chính là lý do tạo nên nét độc đáo, đặc sắc, đặc thù cho từng vùng miền, từng dân tộc trải dài khắp đất nước ? Ngoài những nét tinh hoa tựu chung của cả dân tộc, thì mỗi một tỉnh thành mỗi một vùng đất lại mang một bản sắc riêng, và đó chính là cội nguồn cho cái hồn – vẻ đẹp tiềm ẩn – của đất nước Việt Nam. Đã là con dân đất Việt hẳn không ai trong chúng ta còn xa lạ với Sự tích Hùng Vương, Sự tích bánh chưng bánh giầy. Đúng vậy, bánh chưng chính là một món bánh cổ truyền quen thuộc trong mỗi dịp Tết Nguyên Đán của người Việt Nam. Tuy nhiên dọc theo dải đất hình chữ S, chúng ta không khó có thể bắt gặp rất nhiều dạng khác nhau của món bánh này, ví như miền Bắc là bánh chưng vuông, thì xứ Nghệ xứ Thanh cho tới Đất Mũi lại là bánh tét hình trụ dài. Đặc biệt hơn nữa chúng ta phải kể đến bánh chưng của các dân tộc thiểu số mà tiêu biểu là  món “Bánh chưng gù” của dân tộc Tày ở tỉnh Hà Giang địa đầu Tổ quốc.

    Cũng như các dân tộc khác,người Tày cũng sẽ chuẩn bị gói “Bánh chưng gù” vào mỗi dịp Tết cổ truyền trong năm. Bánh chưng người Tày nói riêng hay bánh chưng Việt nói chung đều được làm từ những nguyên liệu hết sức quen thuộc, gần gũi với mỗi chúng ta như gạo nếp, thịt lợn và đậu xanh kết hợp cùng một số gia vị để làm dậy lên mùi thơm cũng như hương vị đặc trưng của bánh. Tuy nhiên, do thổ nhưỡng khí hậu đặc trưng của từng vùng miền mà nguyên liệu của mỗi nơi sẽ mang một hương vị rất khác, rất riêng biệt. “Bánh chưng gù” của người Tày được làm từ gạo nếp nương (thường là gạo nếp Bắc Mê) do người dân bản tự cấy trồng, chăm sóc. Nếu bạn ghé Hà Giang vào dịp tháng 9 tháng 10 sẽ không hiếm để bắt gặp những thửa ruộng bậc thang chảy dọc triền núi, những nương lúa vàng ươm nối tiếp nhau uốn lượn mang đến cho nơi đây một vẻ đẹp đến nao lòng. Lúa ở đây đều được canh tác bằng những phương pháp rất thủ công, phải chăng vì thế mà từng hạt gạo đều giữ nguyên được chất dân dã, mùi hương mộc mạc như chính hương vị của núi rừng đại ngàn nơi địa đầu Tổ quốc. Từng hạt gạo nếp trắng ngần, bóng bẩy được chọn lựa kĩ lưỡng để bánh có được mùi vị thơm ngon nhất. Gạo được vo kĩ và ngâm qua đêm để khi luộc bánh có độ mềm dẻo, từng hạt gạo kết dính với nhau vừa đủ chặt chẽ để không quá mềm nhão, vừa đủ hòa quyện để bánh có độ dẻo ngon. Một điều thú vị nữa chắc hẳn các bạn đều thắc mắc, tại sao bánh chưng khi bóc ra lại có một màu xanh tươi đầy hấp dẫn. Bí mật nằm ở khâu chuẩn bị gạo nếp, người Tày sẽ thêm vào đó một chút nước lá riềng xay nát lọc sạch để gạo có một màu xanh tự nhiên, sau khi luộc chín bánh sẽ tỏa ra một mùi thơm nồng đượm, mùi vị đặc trưng của “Bánh chưng gù” ,của núi rừng phía Bắc.

    Bánh chưng Hà “Bánh chưng gù” đặc biệt như chính cái tên gọi hết sức mộc mạc và dân dã của nó. Bánh được gói bằng lá dong rừng, dáng bánh dài hình trụ và hơi khom xuống. Tưởng như ngẫu nhiên, nhưng nếu ngắm nhìn kĩ hẳn các bạn cũng nhận ra thấp thoáng đâu đó bóng dáng của những người phụ nữ vùng cao ngày ngày đeo gùi lên rẫy. Cũng như bánh chưng thông thường, bánh được luộc trong khoảng thời gian từ 8-10 tiếng để đạt được độ chín vừa vặn, lớp gạo nếp dền dẻo, đỗ xanh mịn bùi, thịt lợn thơm mềm rục. Hiện nay, để tiết kiệm công sức cũng như tiền bạc rất nhiều gia đình lựa chọn luộc bánh chưng bằng những phương pháp hiện đại hơn như dùng bếp điện. Vậy nên, hãy thử cảm nhận nếu bạn được nếm thử một miếng bánh chưng được làm ra từ những nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên, được luộc chín trên bếp củi, mỗi tấm bánh được chăm chút, gửi gắm trong đó cả tấm lòng của bà con dân tộc vùng cao. Hãy thử tưởng tượng rằng, bạn không còn phải chờ đợi tới Tết đến xuân sang mới được một lần nếm lại hương vị truyền thống, cũng không cần phải đi cả một quãng đường dài để tìm đến với món bánh đặc sản này.

    “Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ/ Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh”, một lần nữa cho thấy bánh chưng là một món ăn không thể thiếu trong ngày tết cổ truyền của dân tộc. Với chiếc bánh chưng dẻo, thơm ngon trong những mâm cơm ngày tết đã tiếp tục khẳng định sự trường tồn, vĩnh cửa bánh chưng đối với mỗi người dân Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử. Bánh chưng trong ngày tết không chỉ tạo sự gần gũi, thân thuộc mà còn thể hiện sự sum họp, ấm áp tình thân.

    CHÚC BẠN HỌC TỐT NHÉ

    CHO MÌNH CÂU TRẢ LỜI HAY NHẤT NHÉ

    PLEASE

    0
    2021-03-10T11:16:42+00:00

    Để tìm câu trả lời chính xác các em hãy tham khảo thuyết minh về một món ăn dân tộc các nguồn hoc24.vn, lazi.vn, hoidap247.com để thầy cô và các chuyên gia hỗ trợ các em nhé!

Leave an answer

Browse

Giải phương trình 1 ẩn: x + 2 - 2(x + 1) = -x . Hỏi x = ? ( )