viết 1 đoạn văn diễn dịch từ 8 đến 10 câu với câu chủ đề: ” chị dậu có tinh thần phản kháng tiềm năng “

Question

viết 1 đoạn văn diễn dịch từ 8 đến 10 câu với câu chủ đề: ” chị dậu có tinh thần phản kháng tiềm năng “

in progress 0
Hưng Khoa 3 years 2021-09-05T05:28:48+00:00 2 Answers 25 views 0

Answers ( )

    0
    2021-09-05T05:29:58+00:00

    Chị Dậu là tấm gương trung thực với những phẩm chất tốt đẹp. Khi anh Dậu bị bọn cai ngục đánh, chị đành ngậm ngùi van xin. Để cứu chồng, chị phải nuôi con và bán chó. Để được như vậy, bà Dậu cào từng khúc ruột. Chị luôn sẵn sàng vùng dậy để chiến đấu với người nhà lý trưởng để giúp chồng. Người phụ nữ đã không ngại làm mọi cách để bảo vệ gia đình nghèo khó của mình. Với tính cách mạnh mẽ, lúc cứng lúc mềm. Ở con người ấy đã hội tụ được bản chất của một người phụ nữ dịu dàng, đảm đang, thủy chung. . Bên cạnh sự “cạn tàu ráo máng” của bọn quan liêu, tay sai vẫn có những tấm lòng nhân hậu đùm bọc lẫn nhau. Hình ảnh bà lão, người phụ nữ luôn đứng ra giúp đỡ gia đình chị Dậu, chị nói: “Đó là ân nhân số một trong cuộc đời tôi”. Ở đây tác giả cũng muốn nói với người đọc trong đau khổ chúng ta vẫn có thể tìm được hạnh phúc dù là ít. Tình yêu thương dành cho nhau trong cuộc sống khó khăn mới là điều đáng quý nhất. Có thể nói, chị Dậu tiêu biểu cho người phụ nữ nông dân, giàu lòng yêu thương và có sức sống tiềm tàng mãnh liệt.

    0
    2021-09-05T05:30:25+00:00

    Chị Dậu là một người phụ nữ cứng cỏi, dũng cảm, có tinh thần phản kháng chống cường quyền mặnh liệt. Bọn cai lệ và tên hầu cận lý trưởng với tay thước, tay roi, dây thừng lại sầm sập xông vào nhà chị Dậu thét trói kẻ thiếu sưu. Anh Dậu vừa run rẩy kề miệng vào bát cháo, nghe tiếng thét của tên cai lệ anh đã lăn đùng xuống phản. Tên cai lệ gọi anh Dậu là thằng kia, hắn trợn ngược hai mát quát chị Dậu : Mày định nói cho chú mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà cũng mở mồm xin khất. Chị Dậu đã hạ mình van xin, lúc thì run run, xin khất, lức thì thiết tha xin ông trông lại. Chị Dậu càng van xin thì bọn chúng càng hung hăng, dữ tợn hơn. Tên cai lệ đùng đùng… giật phát cái dây thừng trong tay anh hầu cận lý trưởng, hắn chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu để bắt trói điệu ra đình chị Dậu van xin hắn tha cho… thì hắn bịch luôn vào ngực chị mấy bịch, tát đánh bốp vào mặt chị rồi nhảy vào cạnh anh Dậu.

    Trước thái độ của bọn cường hào, mọi sự nhẫn nhục đều có giới hạn. Để bảo vệ tính mạng cho chồng và nhân phẩm của bản thân, chị Dậu đã kiên quyết chống cự chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ. Không chịu lui bước, chị Dậu nghiến hai hàm răng như thách thức: mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem.

    Tư thế của chị Dậu có một bước nhảy vọt. Từ chỗ nhún mình tự gọi là cháu xưng ông, sau đó lại là tôi với ồng cuối cùng là bày chồng bà với mày. Chị Dậu đã phản kháng. Tên cai lệ bị chị túm lấy cổ, ấn dúi ra cửa làm cho bọn chúng ngã chỏng quèo. Tên hầu cận lý trưởng bị chị túm tóc lẳng cho một cái ngã nhào ra thềm. Với chị nhà tù thực dân chẳng làm cho chị run sợ.

    Ngô Tất Tố đã hả hê khi tả cảnh chị Dậu cho tên cai lệ và tên hầu cận lý trưởng một bài học đích đáng, ông đã chỉ ra một quy luật tất yếu trong xã hội có áp bức, có đấu tranh.

    Ngô Tất Tố đã miêu tả một cách rất chân thực, đã xây dựng một đoạn văn như một màn kịch vừa có bi vừa có hài. Cách sử dụng ngôn ngữ đối thoại nhuần nhuyễn, hợp lý, sử dụng lời ăn tiếng nói rất bình dị của đời sống hàng ngày. Mỗi nhân vật đều có ngôn ngữ riêng để thể hiện tính cách của mình. Ông đã thành công trong việc khắc họa nhân vật điển hình : chị Dậu – một người phụ nữ cần cù, chịu khó và có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ, mang những vẻ đẹp của người phụ nữ nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám

Leave an answer

Browse

Giải phương trình 1 ẩn: x + 2 - 2(x + 1) = -x . Hỏi x = ? ( )