Tóm tắt truyện ” con hổ có nghĩa ” ( 10 câu ) Dựa vào cốt truyện đó để kể chuyện về một con vật nuôi có nghĩa có tình 2 Tóm tắt truyện ” mẹ hiền dạ

Question

Tóm tắt truyện ” con hổ có nghĩa ” ( 10 câu )
Dựa vào cốt truyện đó để kể chuyện về một con vật nuôi có nghĩa có tình
2 Tóm tắt truyện ” mẹ hiền dạy con ” thành 5 sự việc
Cảm nghĩ của em về bà mẹ Mạnh Tử trong câu truyện
GIÚP MÌNH VỚI

in progress 0
Khải Quang 3 years 2021-08-02T14:47:03+00:00 2 Answers 14 views 0

Answers ( )

    0
    2021-08-02T14:48:44+00:00

    Tóm tắt :  Bà đỡ Trần là người huyện Đông Triều được con hổ cõng vào rừng lúc nửa đêm. Đến khi tới nơi, bà giúp con hổ cái sinh con trong lúc hổ cái trong kì sinh nở khó khăn. Hổ  đực vừa mừng rỡ, đào lên một cục bạc tặng cho bà. Nhờ có số bạc ấy bà qua khỏi mùa đói kém.                               Bác tiều ở huyện Lạng Giang giúp con hổ móc chiếc xương mắc trong vòm họng. Để tạ ơn, hổ biếu cho bác 1 con nai. Đã hơn 10 năm sau, bác tiều mất, hổ về viếng cho bác. Mỗi lần tới ngày giỗ của bác, hổ lại đưa dê lợn về cho gia đình của bác.                                                                            2. Thầy Mạnh Tử từ thuở  nhỏ hay bắt chước, nên người mẹ phải chuyển nhà tới tận 3 lần (từ vị trí gần nghĩa địa chuyển đến gần chợ, rồi đến gần trường học) (từ vị trí gần nghĩa địa chuyển đến gần chợ, rồi đến gần trường học tránh cho con hiểu lầm nhưng cũng rất cương quyết trong dạy con.    Cảm nghĩ là:  Truyện Mẹ hiền dạy con của Mạnh Tử là câu chuyện đề cao vai trò của một người mẹ khi phải nuôi dạy một người con nên người. Qua đó nêu cao tác dụng của môi trường sống đối với sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ.                                                                                                                                     

    0
    2021-08-02T14:48:53+00:00

    1. Trong truyện thứ nhất, bà đỡ họ Trần đỡ đẻ cho hổ cái nên được hổ đực biếu cục bạc, lại còn đưa ra tận cửa rừng. Trong truyện thứ hai, bác tiều gỡ xương cho hổ, hổ không những biếu bác nai mà khi bác mất còn về viếng, mỗi ngày giỗ còn đem thú rừng đến trước mộ của bác. Bà đỡ họ Trần nửa đêm bị hổ cõng đi, tưởng bị hổ ăn thịt, thật ra là hổ nhờ bà giúp hổ cái sinh con. Hổ biếu bà cục bạc, tiễn bà ra tận cửa rừng. Bác tiều phu sau khi gỡ xương cho hổ, chỉ nói chơi rằng: “Hễ được miếng gì lạ thì nhớ nhau nhé”, không ngờ hổ mang nai đến thật, lại còn đến viếng và nhớ đến bác mỗi khi đến ngày giỗ. Con hổ thứ nhất chỉ trả ơn bà đỡ Trần có một lần, con hổ thứ hai mang ơn nghĩa và trả nghĩa suốt đời, ngay cả khi bác tiều đã mất.

    2. Chú Cún của tôi giờ đã được hơn bốn tuổi, lông trắng muốt, hơi xù trông rất đáng yêu. Bố tôi mua nó về vừa để nó giữ nhà, vừa để cho tôi có bầu có bạn.

    Năm tôi 12 tuổi, nó còn bé nhỏ nên tôi gọi là “Cún Con”. Tôi là một cô bé rất yêu loài vật, nên tôi coi “Cún Con ” như một người bạn nhỏ vô cùng yêu thương, quý mến. Tôi luôn tự cho mình là một cô chủ tốt bụng, phải lo cho người bạn nhỏ một cách tận tình chu đáo. Tôi săn sóc Cún từ việc cho ăn những món ngon, đến tắm rửa, chải lông, nô đùa với Cún. “Cún Con ” rất quấn tôi. Ngày nào cũng vậy, lúc tôi đi học về là nó chạy ra ngõ, mồm rít lên như reo mừng, hai chân trước ôm chặt lấy tôi, dụi đầu vào chân, vào tay tôi. Có lúc, nó giả vờ cắn vào tay tôi; tôi biết là nó cắn yêu nên túm lấy đầu, lấy tai Cún. Lúc tôi ngồi học, nó nằm ở quanh chân, đôi tai vểnh lên nghe ngóng, cặp mắt lim dim theo dõi mọi cử động của tôi. “Cún Con ” vẫn theo tôi đi dạo chơi, đi thăm vườn.Những buổi chiều chủ nhật, tôi thường dắt “Cún Con” đi dạo chơi trên đường phố. Dây xích buộc vào cổ, tôi đi trước, dắt Cún theo sau. Cún vô cùng vui sướng, lúc chạy lên, lúc vòng trái, lúc vòng phải. Nó nghiêng đầu, ngước mắt khi nhìn những khóm hoa, những bóng người đi lại; dạo chơi trong công viên. Những buổi dạo chơi ấy, tình bạn của tôi với “Cún Con ” càng trở nên đằm thắm, nồng hậu.Nhưng, môt hôm, tôi đưa Cún ra công viên chơi. Vì mải mê xem chuồng thú, tôi đã buộc “Cún Con” vào một gốc cây phượng đang nở hoa. Có nhiều con thú mới lạ, nhiều loài chim đẹp mới được đưa về nuôi trong vườn thú. Tôi cứ say mê ngắm nhìn. Đến lúc quay lại thì “Cún Con” đã mất bóng từ bao giờ! Tôi hoảng lên. Tôi chạy khắp công viên tìm kiếm. Tìm mãi mà chẳng thấy. Tôi buồn như kẻ mất hồn. Đến tối mịt, tôi mới lững thững trở về một mình. Tôi vừa đi vừa khóc thút thít.Tối hôm ấy, tôi cứ nằm thao thức, thương nhớ “Cún Con Mẹ tôi bảo: “Cún Con đã bị kẻ gian bắt mất rồi! Thương con chó tinh khôn và ngoan ngoãn quá!”. Cả ngày hôm sau, tôi cứ ngơ ngẩn cả tâm hồn. Ngồi trong lớp học, nhưng lúc nào tôi cũng nghĩ đến “Cún Con”.Thật kì lạ, ba ngày hôm sau, một đêm mưa gió não nùng, tôi đang nằm thao thức, chợt nghe tiếng rên ư ử từ ngoài sận vọng vào. Bố tôi gọi: “Nhật ơi! Cún Con đã về”. Người nó ướt như chuột lột. Nó nhảy lên mừng rỡ, ôm chặt lấy tôi. Tôi vô cùng sung sướng chạy xuống bếp lấy cơm cho Cún ăn. Dưới ánh đèn, tôi bồi hồi ngắm nhìn người bạn nhỏ vừa thoát nạn trở về

      Tôi rất thương yêu ” Cún Con ” vì nó không những biết giữ nhà mà nó còn rất trung thành với cả gia đình tôi . Có lẽ khi đi đâu xa tôi cũng xẽ nhớ về chú cún thông minh lanh lợi của mình.

    3 Thầy Mạnh Tử thuở nhỏ hay bắt chước nên người mẹ đã phải chuyển nhà tới ba lần (lúc đầu ở gần nghĩa địa chuyển đến gần chợ, rồi đến gần trường học) chuyển vị trí sinh sống để thầy Mạnh Tử có chỗ phù hợp với việc học tập. Mẹ thầy Mạnh Tử là người rất biết giữ lời, không nuông chiều con cái và sau này thầy thành người tài giỏi, nổi tiếng chính là một phần công sức của bà

    4 Qua câu chuyện, hình ảnh của bà mẹ thầy Mạnh Tử đã hiện lên thật sâu sắc và rõ nét. Bà không chỉ là không chỉ là người mẹ mà còn là cô giáo vĩ đại đầu tiên của con mình. Tuy chỉ là một người phụ nữ bình thường nhưng cách dạy dỗ của bà rất khéo léo, sâu sắc, rất khoa học như một nhà sư phạm tài ba. Khi bà đang ngồi dệt vải trông thấy con bỏ học về nhà chơi, bà liền cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung. Cử chỉ của bà mẹ thể hiện thái độ rất giận trước ý thức kém cỏi của con. Tấm vải đang dệt là công sức lao động bao ngày nhưng bà mẹ sẵn sàng huỷ nó đi để biến thành một lời dạy rất nghiêm và sâu sắc. Nhờ bài học đầy ý nghĩa đó, Mạnh Tử đã trở nên nghiêm túc và chăm chỉ hơn trong học tập. Hành động của Mạnh mẫu vừa thể hiện sự thương yêu, vừa thể hiện trí tuệ và sự kiên quyết trong việc dạy con của người mẹ. Đúng là nếu không có một bà mẹ vĩ đại, thầy Mạnh Tử sẽ không bao giờ có thể trở thành một nhà hiến triết vĩ đại được.

    mk gửi ạ 

    mk vít cực lắm đó 

    vote 5 sao + cảm ơn + ctlhn nha bn 

    thank kiu bn

Leave an answer

Browse

Giải phương trình 1 ẩn: x + 2 - 2(x + 1) = -x . Hỏi x = ? ( )