PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1 – NGỮ VĂN 7 Câu 2. Tìm câu rút gọn, khôi phục lại thành phần bị lượ

Question

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1 – NGỮ VĂN 7
Câu 2. Tìm câu rút gọn, khôi phục lại thành phần bị lược bỏ và nhận xét tác dụng của việc rút gọn ấy trong đoạn văn sau:
a. Mẹ ơi! Con khổ quá mẹ ơi! Sao mẹ đi lâu thế! Mãi không về!
(Nguyên Hồng)
b. Mẹ không lo, nhưng vẫn không ngủ được. Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng
(Lí Lan)
Câu 2. Nêu đặc điểm và cách dùng câu rút gọn .
Câu 3. Viết đoạn văn khoảng 10 câu, nêu cảm nhận của em về câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Trong đoạn văn có sử dụng câu rút gọn (gạch chân và chú thích).
Câu 4. Viết đoạn văn khoảng 10 câu, nêu cảm nhận của em về câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong đoạn văn có sử dụng câu rút gọn .(gạch chân và chú thích rõ).
—– HẾT —–
PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2 – NGỮ VĂN 7
Câu 1. Tìm câu rút gọn, khôi phục lại thành phần bị lược bỏ và nhận xét tác dụng của việc rút gọn ấy trong đoạn văn sau:
Một thói quen xấu ta thường gặp hằng ngày, ở bất cứ đâu là thói quen vứt rác bừa bãi. Ăn chuối xong cứ tiện tay là vứt toẹt ngay cái vỏ ra cửa, ra đường…
(Băng Sơn)
Phượng xui ta nhớ cái gì đâu. Nhớ người sắp xa, còn đứng trước mặt… nhớ một trưa hè gà gáy khan… nhớ một thành xưa son uể oải…
(Xuân Diệu)
Câu 2. Tại sao trong thơ, tục ngữ, ca dao lại hay sử dụng kiểu câu rút gọn?
Câu 3. Viết đoạn văn khoảng 10 câu, nêu cảm nhận của em về câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân”. Trong đoạn văn có sử dụng trạng ngữ và một câu rút gọn. (gạch chân và chú thích).
Câu 4. Viết đoạn văn khoảng 10 câu, nêu cảm nhận của em về câu tục ngữ “Một mặt người bằng mười mặt của”. Trong đoạn văn có sử dụng trạng ngữ và một câu rút gọn (gạch chân và chú thích).
—– HẾT —–

in progress 0
Thanh Thu 4 years 2020-10-16T12:59:32+00:00 3 Answers 156 views 0

Answers ( )

    0
    2020-10-16T13:01:26+00:00

    Câu 1:a,Câu rút gọn:”Mẹ mãi không về”

    Rút gọn thành phần CN

    Khôi phục:Sao mẹ mãi không về

    b,Câu rút gọn:”Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng”:Rút gọn CN

    Khôi phục:Mẹ cứ nhắm mắt lại là …….

    Câu 2: Đặc điểm:Rút gọn câu là lược bỏ một sốthành phần của câu khi nói hoặc viết. Kết quả của việc rút gọn câu ta được câu rút gọn.

    Cách dùng:Việc rút gọn câu không thể là một việc làm tùy tiện. Muốn biết một câu nào đó có thể rút gọn được hay không, cần phải dựa vào hoàn cảnh nói cụ thể. Trong trường hợp này có thể rút gọn được chủ ngữ, nhưng trong trường hợp khác lại chỉ rút gọn được vị ngữ… Việc lược bỏ như vậy cần phải được cân nhắc và quyết định cho từng trường hợp riêng biệt.

    0
    2020-10-16T13:01:32+00:00

    Câu 1 a) câu rút gọn là: Mãi không về!

    +) khôi phục: sao mẹ đi mãi không về;

    +) tác dụng của việc rút gọn: nhấn mạnh hành động của người mẹ, mãi không về nhà

    b) câu rút gọn là:Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng;

    +) khôi phục: Mẹ Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng;

    +) tác dụng của việc rút gọn: nhấn mạnh hành động mãi không ngủ được của người mẹ

    .

    Câu 3- cách dùng : Làm cho câu gọn hơn, thông tin được nhanh và tránh lặp lại những từ đã xuất hiện ở câu trước; Ngụ ý hành động lời nói trong câu là của chung mọi người. (Rút gọn thành phần chủ ngữ)

    -đặc điểm: được rút gọn: Chủ ngữ, vị ngữ, nòng cốt câu

    0
    2020-10-16T13:01:38+00:00

    Để tìm câu trả lời chính xác các em hãy tham khảo rut gon cau ngu van 7 các nguồn hoc24.vn, lazi.vn, hoidap247.com để thầy cô và các chuyên gia hỗ trợ các em nhé!

Leave an answer

Browse

Giải phương trình 1 ẩn: x + 2 - 2(x + 1) = -x . Hỏi x = ? ( )