Tình yêu thiên nhiên tha thiết của Bác trong hoàn cảnh tù ngục đã được thể hiện một cách sinh động qua bài “Ngắm trăng” . Ở đây, Bác Hồ đã có một cuộc ngắm trăng thật đặc biệt, trong tù.. Điệp từ ” vô” được lặp lại 2 lần như nhấn mạnh sự thiếu thốn điều kiện cần thiết cho thi nhân ngắm trăng. Thế nhưng trước cảnh đẹp đêm nay, làm sao mà thi nhân không thể rung động cho được?Câu hỏi nhưng lại để bộc lộ cảm xúc đã thể hiện tài năng của Hồ Chí Minh trong việc lựa chọn ngôn ngữ, tâm trạng nhà thơ xốn xang, bối rối rất nghệ sĩ khi bắt gặp cảnh đêm trăng đẹp. Đây chính là tình yêu thiên nhiên , giao hoà rung động mãnh liệt trước vẻ đẹp của đêm trăng thiên nhiên của Người dù trong hoàn cảnh tù ngục, không rượu, không hoa . Không được tự do, người tù chủ động hướng ra cửa ngục để ngắm trăng sáng. Cả hai câu thơ cuối đều có từ “song” chỉ song sắt nằm giữa câu như chính bức song sắt nhà tù muốn ngăn sự gặp gỡ giữa “thi nhân” và “minh nguyệt”. Điều kì diệu nữa là, trăng cũng vượt qua song sắt nhà tù để ngắm nhà thơ.. Cả trăng và người tù đều chủ động tìm đến giao hoà cùng nhau như một đôi bạn thân thiết tự bao đời. Quên đi tất cả những đau đớn, đói rét, muỗi rệp, ghẻ lở…của chế độ nhà tù khủng khiếp, Người luôn để tâm hồn mình sống giữa thiên nhiên, hướng tới ánh sáng đẹp đẽ của thiên nhiên. Như vậy, “Ngắm trăng” không phải là cách ngắm nhìn thông thường mà là một cuộc vượt ngục tinh thần bằng thơ của một người tù nghệ sĩ yêu chuộng cái đẹp.
Answers ( )
Tình yêu thiên nhiên tha thiết của Bác trong hoàn cảnh tù ngục đã được thể hiện một cách sinh động qua bài “Ngắm trăng” . Ở đây, Bác Hồ đã có một cuộc ngắm trăng thật đặc biệt, trong tù.. Điệp từ ” vô” được lặp lại 2 lần như nhấn mạnh sự thiếu thốn điều kiện cần thiết cho thi nhân ngắm trăng. Thế nhưng trước cảnh đẹp đêm nay, làm sao mà thi nhân không thể rung động cho được?Câu hỏi nhưng lại để bộc lộ cảm xúc đã thể hiện tài năng của Hồ Chí Minh trong việc lựa chọn ngôn ngữ, tâm trạng nhà thơ xốn xang, bối rối rất nghệ sĩ khi bắt gặp cảnh đêm trăng đẹp. Đây chính là tình yêu thiên nhiên , giao hoà rung động mãnh liệt trước vẻ đẹp của đêm trăng thiên nhiên của Người dù trong hoàn cảnh tù ngục, không rượu, không hoa . Không được tự do, người tù chủ động hướng ra cửa ngục để ngắm trăng sáng. Cả hai câu thơ cuối đều có từ “song” chỉ song sắt nằm giữa câu như chính bức song sắt nhà tù muốn ngăn sự gặp gỡ giữa “thi nhân” và “minh nguyệt”. Điều kì diệu nữa là, trăng cũng vượt qua song sắt nhà tù để ngắm nhà thơ.. Cả trăng và người tù đều chủ động tìm đến giao hoà cùng nhau như một đôi bạn thân thiết tự bao đời. Quên đi tất cả những đau đớn, đói rét, muỗi rệp, ghẻ lở…của chế độ nhà tù khủng khiếp, Người luôn để tâm hồn mình sống giữa thiên nhiên, hướng tới ánh sáng đẹp đẽ của thiên nhiên. Như vậy, “Ngắm trăng” không phải là cách ngắm nhìn thông thường mà là một cuộc vượt ngục tinh thần bằng thơ của một người tù nghệ sĩ yêu chuộng cái đẹp.