Nhân vật an dương vương thành công nguyên nhân thành công

Question

Nhân vật an dương vương thành công nguyên nhân thành công

in progress 0
Thạch Thảo 3 years 2021-09-05T15:47:33+00:00 2 Answers 9 views 0

Answers ( )

    0
    2021-09-05T15:49:03+00:00

    “Truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy” là một trong những truyền thuyết đặc sắc trong kho tàng lịch sử văn học nước ta về chủ đề đấu tranh giữ nước. Câu chuyện là sự sáng tạo mang đậm yếu tố thần kì của dân gian xung quanh cốt lõi lịch sử có thật về nhân vật An Dương Vương. Qua đó, chúng ta có thể thấy được An Dương Vương là vị vua có công vĩ đại trong việc xây thành đắp lũy, yêu nước thương dân nhưng vì chủ quan nên khinh địch nên khiến đất nước rơi vào tay kẻ thù.

    An Dương Vương trước hết là một vị vua yêu nước thương dân, có tầm nhìn xa trông rộng, có công lớn trong việc xây thành đắp lũy. Ông xuất hiện với những sứ mệnh lịch sử mới; thống nhất đất nước về phương tiện dân tộc, lãnh thổ; xây dựng nhà nước sơ khai và chống giặc ngoại xâm. Ông là một trong những biểu tượng anh hùng của người Việt cổ. Việc cho xây thành Cổ Loa cho thấy tầm nhìn của một nhà quân sự tài bà và tấm lòng của một ông vua lo lắng cho vận mệnh đất nước và sự bình yên của nhân dân, chứng tỏ nhà vua đã có ý thức thiết lập một nhà nước phong kiến sơ khai với kinh thành là trung tâm, điều hành, giải quyết những công việc trong đại của đất nước. Đây là một công lao to lớn vì trước đây, ở thời đại vua Hùng, nước ta chỉ mang tính chất tổ chức của những thị tộc, bộ lạc và chưa hề có thành lũy.

    An Dương Vương còn là vị vua một lòng muốn xây dựng, bảo vệ đất nước và biết trọng dụng người tài. Việc xây thành gặp nhiều khó khăn nên nhà vua lo lắng và lập đàn cầu đảo bách thần. Khi có cụ già xuất hiện từ phương đông nói về việc xây thành, nhà vua mừng rỡ, tiến hành nghi thức chào đón Sau đó, khi Rùa Vàng xuất hiện, nhà vua dùng xe bằng vàng rước vào thành. Khi thành được xây xong và ba năm sau, Rùa Vàng từ biệt ra về, An Dương Vương lại lo lắng đến nguy cơ đất nước bị xâm lăng và hỏi Rùa Vàng cách chống lại quân thù. Câu hỏi “Nay có giặc ngoài lấy gì mà chống?” cho thấy ông là vị vua một lòng vì nước vì dân và luôn lắng lo cho vận mệnh dân tộc.

    Tuy nhiên, sau đó, nhờ vào nỏ thần dễ dàng đánh lui quân xâm lược của Triệu Đà nên nhà vua trở thành người chủ quan khinh địch. Sai lầm đầu tiên gián tiếp dẫn đến việc mất nước Âu Lạc xuất phát từ việc nhà vua gả con gái là Mị Châu cho Trọng Thủy- con trai Triệu Đà và cho Trọng Thủy ở rể. Nhà vua không hề hay biết đằng sau việc cầu hôn chứa đựng âm mưu chính trị thôn tính đất nước. Sai lầm thứ nhất của ông chính là nguyên nhân dẫn đến sai lầm của Mị Châu. Bởi sau khi trở thành vợ của Trọng Thủy, nàng nhẹ dạ cả tin đặt hết tình yêu và sự tin tưởng vào chồng mà không hề hay biết rằng mình bị lợi dụng và chỉ là một quân cờ trong bàn cờ chính trị. Sai lầm thứ hai của ông là khi Triệu Đà đem quân tấn công lần thứ hai, ông vì cậy có nỏ thần mà điềm nhiên đánh cờ, cho tới khi quân giặc tiến sát thì vua mới phát hiện ra lẫy nỏ bị đánh cắp, là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc mất nước. Vì cậy vào nỏ thần nên ông đã quên đi việc xây dựng quân đội và kêu gọi, đoàn kết nhân dân chống giặc ngoại xâm.

    Tuy nhiên, đến cuối cùng, An Dương Vương vẫn là một vị vua đặt lợi ích quốc gia lên trên tình thân. Dù cho Mị Châu là con gái ruột duy nhất của mình nhưng trước lời buộc tội của Rùa Vàng, cho rằng Mị Châu là giặc, nhà vua đã rút gươm ra chém, thể hiện ông có lập trường dứt khoát, đứng về phía vận mệnh dân tộc. Chi tiết này thể hiện sự thức tỉnh muộn màng của nhà vua. Đồng thời cũng là cái giá mà ông phải trả cho sự chủ quan của chính mình.

    Thông qua những chi tiết thần kì, nhân dân ta đã thể hiện thái độ, tình cảm và cách đánh giá đối với An Dương Vương. Trước hết đó là sự cảm phục, biết ơn, tự hào đối với vị vua đầu tiên tiến hành việc xây thành đắp lũy bảo vệ dân tộc, là minh chứng điển hình cho sự trưởng thành về mặt ý thức của thời đại An Dương Vương. Sự giúp đỡ thần kì của Rùa Vàng là ẩn dụ cho sự ủng hộ của nhân dân, đồng thời biểu trưng cho sức mạnh thần bí của dân tộc. Và khi đất nước rơi vào tay giặc, An Dương Vương cầm sừng tê bảy tấc rẽ sóng xuống biển khơi. Nhân dân đã bất tử hóa người anh hùng để thể hiện tình cảm, thái độ đối với người anh hùng. Họ đính chính lại lịch sử theo quan điểm của mình, xây dựng người anh hùng lí tưởng, có công với dân tộc để biến họ trở thành những tấm gương tuyên truyền, giáo dục lịch sử cho các thế hệ sau.

    Như vậy, nhân vật An Dương Vương hiện lên với vị thế là một người anh hùng có công lớn trong việc xây thành đắp lũy, bảo vệ đất nước nhưng cũng là vị vua vì chủ quan dẫn đến bi kịch mất nước. Thông qua việc xây dựng nhân vật cùng những chi tiết thần kì, truyền thuyết “Truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy” đã để lại bài học giáo dục vô cùng sâu sắc. Đó là bài học về việc xây dựng đất nước phải đi đôi với việc bảo vệ đất nước, luôn phải nêu cao cảnh giác và đề phòng đối với kẻ thù.

    0
    2021-09-05T15:49:31+00:00

    Hướng dẫn làm bài cảm nhận về nhân vật An Dương Vương1. Phân tích đề

    – Yêu cầu đề bài: phân tích, cảm nhận về nhân vật An Dương Vương thông qua các chi tiết, hành động, sự việc trong truyện

    – Đối tượng làm bài: nhân vật An Dương Vương

    – Phương pháp làm bài: phân tích, cảm nhận

    2. Các luận điểm chính cần triển khai

    Luận điểm 1: Công lao dựng nước của An Dương Vương

    Luận điểm 2: An Dương Vương và những sai lầm dẫn đến mất nước

    3. Dàn ý cảm nhận về nhân vật An Dương Vương

    A. Mở bài:

    – Giới thiệu truyền thuyết 

    – Giới thiệu và nêu một số nhận định của mình về nhân vật An Dương Vương: Nhân vật An Dương Vương là nhân vật trung tâm của truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy, một vị minh quân có công lao xây dựng và bảo vệ đất nước, nhưng sau đó có những sai lầm to lớn dẫn đến việc mất nước.

    B. Thân bài:

    * Cảm nhận về công lao dựng nước

    – Rời đô về Cổ Loa: Kế tục sự nghiệp của các vua Hùng, An Dương Vương quyết định rời đô về vùng đồng bằng để ổn định cuộc sống nhân dân.

    → Là quyết định sáng suốt có ý nghĩa chiến lược với tầm nhìn xa trông rộng

    – Quá trình xây thành

    + Ban đầu rất khó khăn, đắp tới đâu lở tới đó.

    + Nhà vua lập đàn trai giới, tiếp đón cụ già, chờ đợi và đón rước Rùa vàng. Nhờ Rùa vàng giúp đỡ đã xây xong thành trong nửa tháng.

    + Xây thành cao, đào hào sâu để chống giặc

    → Quá trình xây thành gian nan, khó nhọc nhưng cho thấy sự kiên trì, tài năng và tầm nhìn xa trông rộng của nhà vua, biết trọng hiền tài, xây dựng loa thành vừa hợp ý trời vừa hợp lòng dân.

    – Chế nỏ

    + Khi Rùa Vàng từ biệt ra đi, nhà vua đã bày tỏ băn khoăn “nếu có giặc ngoài thì lấy gì mà chống?”

    + Được Rùa Vàng giúp đỡ lấy vuốt rùa làm lẫy.

    → Ý thức trách nhiệm, tinh thần cảnh giác cao độ của nhà vua.

    – Đánh giặc: An Dương Vương đánh thắng quân Triệu Đà nhờ: Thành ốc kiên cố, có nỏ thần kì diệu, có tinh thần cảnh giác cao độ.

    → Bài học về dựng nước và giữ nước.

    ⇒ Tiểu kết:

    – Nội dung:

    + Nhân vật An Dương Vương: vị vua anh minh, sáng suốt, luôn suy nghĩ cho vận mệnh của dân tộc, vì lợi ích của nhân dân, biết trọng người tài, có tinh thần cảnh giác cao độ.

    + Là cách để nhân dân ca ngợi nhà vua, tự hào về chiến công xây thành, chế nỏ, chiến thắng quân xâm lược.

    – Nghệ thuật:

    + Kết hợp sự thật lịch sử và các chi tiết hư cấu

    + Sử dụng các hư cấu nghệ thuật: Cụ già xuất hiện, Rùa Vàng giúp đỡ xây thành, chế nỏ.

    * An Dương Vương và những sai lầm dẫn đến mất nước

    – Những sai lầm của An Dương Vương

    + Không nhìn thấu được hành động cầu hòa của giặc, bằng lòng gả con gái cho giặc, cho ở rể.

    + Không quan tâm đến củng cố lực lượng, ỷ vào sức mạnh của nỏ thần.

    + Cậy có nỏ thần, khi quân Triệu Đà tiến vào vẫn điềm nhiên đánh cờ.

    → Chủ quan, khinh địch, lơ là, mất cảnh giác, ngủ quên trong chiến thắng.

    – Hành động sửa sai: Tự tay chém chết Mị Châu

    → Thể hiện sự dứt khoát đứng về phía công lí, sự tỉnh ngộ một cách muộn màng của An Dương Vương.

    – Cái chết của An Dương Vương: Nhà vua sừng tê bảy tấc theo Rùa Vàng xuống biển.

    → Thể hiện sự bất tử của An Dương Vương, tấm lòng bao dung, biết ơn của nhân dân đối với vị vua một thời có công lao to lớn với dân tộc.

    ⇒ Tiểu kết:

    – Nội dung: Những sai lầm của An Dương Vương gắn với bài học mất nước, thái độ bao dung của nhân trước những sai lầm của nhà vua.

    – Nghệ thuật: Sử dụng những chi tiết hư cấu kết hợp với các yếu tố lịch sử.

    C. Kết bài 

    – Khái quát lại về nhân vật An Dương Vương

    – Thể hiện thái độ của bản thân với nhân vật này.

        Vậy là trên đây đã gợi ý chi tiết dàn ý mà các em có thể làm theo để có cho mình bài văn cảm nhận tốt nhất, đừng quên tham khảo thêm: Phân tích nhân vật An Dương Vương để hiểu rõ hơn em nhé!

    4. Sơ đồ tư duy

     

    Văn mẫu tham khảo cảm nhận về nhân vật An Dương VươngCảm nhận về nhân vật An Dương Vương – Bài số 1

         An Dương Vương là vị vua có thật trong lịch sử Việt nam từ những thời kì đầu dựng nước và giữ nước. Truyền thuyết về vua An Dương Vương được gắn thêm những yếu tố li kì huyền ảo lưu truyền trong dân gian. Câu chuyện về vua An Dương Vương dựng nước và để mất nước là bài học quý báu được ông cha ta gìn giữ và truyền lại qua bao thế hệ.  Vua An Dương Vương là tấm gương cho tinh thần yêu nước và bài học giữ nước còn hiệu quả đến tận ngày nay.

         Vua An Dương Vương là vị vua có lòng yêu nước sâu sắc và tinh thần quyết tâm bảo vệ đất nước. Vua có tài trí và tầm nhìn xa trông rộng khi dời đô từ vùng núi Nghĩa Lĩnh về vùng đồng bằng Cổ Loa – nơi đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào, giao thông thuận tiện. Ngay sau khi dời đô, vua cho xây thành đắp lũy, chống giặc ngoại xâm. Có thể thấy đây là một vị vua tài trí anh minh và biết lo nghĩ cho dân cho nước. Công việc xây thành của nhà vua gặp rất nhiều khó khăn, thành “hễ cứ đắp tới đâu lại lở tới đấy”, “tốn nhiều công sức mà không thành” nhưng với lòng yêu nước, quyết tâm bảo vệ đất nước mà nhà vua đã không bỏ cuộc, kiên trì xây thành không quản ngại khó khăn.

         Sự giúp đỡ thần kì của Rùa Vàng thể hiện sự ngợi ca công đức nhà vua, tự hào về chiến công và thành tựu thời Âu Lạc và đồng thời là lời tán thưởng của nhân dân về những hành động bảo vệ nước của vua An Dương Vương. Những điều vua làm là hết mực hợp lòng dân, ý trời vì thế Trời đã sai Rùa Vàng đến giúp vua. Cảm động trước tấm lòng vì dân, vì nước của nhà vua, Rùa Vàng tháo vuốt của mình cho An Dương Vương để làm lẫy nỏ thần, cùng với Quỷ Long Thành- một hệ thống phòng thủ vô cùng kiên cố, có “Linh quang Kim thần cơ”, một loại vũ khí tấn công từ xa hiệu nghiệm, An Dương Vương đã đánh tan quân Triệu Đà khi chúng sang xâm lược Âu Lạc, khiến chúng thua lớn “chạy về Trâu Sơn đắp luỹ không dám đối chiến, bèn xin hoà”. Có thể nói, vua An Dương Vương đã để lại cho chúng ta niềm tự hào lớn về tinh thần chống xâm lược, bảo vệ đất nước của vua cũng như của ông cha ta hơn hai ngàn năm về trước.

         An Dương Vương là vị vua có thật trong lịch sử Việt nam từ những thời kì đầu dựng nước và giữ nước. Truyền thuyết về vua An Dương Vương được gắn thêm những yếu tố li kì huyền ảo lưu truyền trong dân gian. Câu chuyện về vua An Dương Vương dựng nước và để mất nước là bài học quý báu được ông cha ta gìn giữ và truyền lại qua bao thế hệ.  Vua An Dương Vương là tấm gương cho tinh thần yêu nước và bài học giữ nước còn hiệu quả đến tận ngày nay.

         Vua An Dương Vương là vị vua có lòng yêu nước sâu sắc và tinh thần quyết tâm bảo vệ đất nước. Vua có tài trí và tầm nhìn xa trông rộng khi dời đô từ vùng núi Nghĩa Lĩnh về vùng đồng bằng Cổ Loa – nơi đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào, giao thông thuận tiện. Ngay sau khi dời đô, vua cho xây thành đắp lũy, chống giặc ngoại xâm. Có thể thấy đây là một vị vua tài trí anh minh và biết lo nghĩ cho dân cho nước. Công việc xây thành của nhà vua gặp rất nhiều khó khăn, thành “hễ cứ đắp tới đâu lại lở tới đấy”, “tốn nhiều công sức mà không thành” nhưng với lòng yêu nước, quyết tâm bảo vệ đất nước mà nhà vua đã không bỏ cuộc, kiên trì xây thành không quản ngại khó khăn.

         Sự giúp đỡ thần kì của Rùa Vàng thể hiện sự ngợi ca công đức nhà vua, tự hào về chiến công và thành tựu thời Âu Lạc và đồng thời là lời tán thưởng của nhân dân về những hành động bảo vệ nước của vua An Dương Vương. Những điều vua làm là hết mực hợp lòng dân, ý trời vì thế Trời đã sai Rùa Vàng đến giúp vua. Cảm động trước tấm lòng vì dân, vì nước của nhà vua, Rùa Vàng tháo vuốt của mình cho An Dương Vương để làm lẫy nỏ thần, cùng với Quỷ Long Thành- một hệ thống phòng thủ vô cùng kiên cố, có “Linh quang Kim thần cơ”, một loại vũ khí tấn công từ xa hiệu nghiệm, An Dương Vương đã đánh tan quân Triệu Đà khi chúng sang xâm lược Âu Lạc, khiến chúng thua lớn “chạy về Trâu Sơn đắp luỹ không dám đối chiến, bèn xin hoà”. Có thể nói, vua An Dương Vương đã để lại cho chúng ta niềm tự hào lớn về tinh thần chống xâm lược, bảo vệ đất nước của vua cũng như của ông cha ta hơn hai ngàn năm về trước.

         Sáng suốt là thế nhưng An Dương Vương vẫn mất cảnh giác với kẻ địch để xảy ra một tấn bi kịch đau thương. Sau chiến thắng với Triệu Đà, vua đã nghĩ Triệu Đà khâm phục mà đầu hàng, không còn âm mưu xâm lược nước ta một lần nữa. Vua đã mất cảnh giác mà không phát hiện bản chất của Triệu Đà. Triệu Đà không chỉ muốn thôn tính Âu Lạc mà còn đưa Trọng Thủy sang Âu Lạc làm rể để biến người Âu Lạc thành người phương Bắc. Mị Châu là công chúa nhưng thực lòng yêu thương chồng, gián tiếp tiếp tay cho Trọng Thủy đánh tráo và trộm nỏ thần. Bí mật quốc gia, sự an nguy của cả một đất nước đã bị đánh mất bởi chính những thiên tử mà nhân dân ta tin tưởng. Khi Triệu Đà sang xâm lược, An Dương Vương không những không tỉnh ngộ mà còn cậy có nỏ thần, vẫn điềm nhiên đánh cờ, cười mà nói rằng: “Đà không sợ nỏ thần sao?”. Có lẽ chiến thắng dễ dàng nhờ nỏ thần khi trước đã làm cho vua An Dương Vương chủ quan khinh địch. Vua không biết rằng để bảo vệ đất nước ta phải luôn luôn cảnh giác phòng bị với kẻ thù mọi nơi, mọi lúc. Sự chủ quan ấy dẫn đến kết cục bi thảm, đất nước phút chốc rơi vào bi kịch nước mất, nhà tan.

         An Dương Vương cho ta một bài học trong việc bảo vệ đất nước. Tình yêu con sâu sắc đã làm vua An Dương Vương mù quáng. Khi đến bước đường cùng, vua mới nhận ra địch ngay bên cạnh mình. Chính tay vua đã hạ kiếm chém Mị Châu, điều đó biểu lộ thái độ công bằng trước lịch sử. Rùa Vàng – biểu tượng dân tộc – giúp nhà vua xây thành, chế nỏ tượng trưng cho trí tuệ, sức sáng tạo, công sức bền bỉ của cha ông ta trong sự nghiệp xây dựng bảo vệ đất nước. Rùa Vàng gọi Mị Châu là giặc vì nàng thân là công chúa nhưng vì tình yêu mù quáng mà dẫn giặc hại nước, hại cha. Cái chết thảm của Mị Châu thể hiện sự kiên quyết, thái độ không khoan nhượng của nhân dân ta đối với bất kì hành động nào làm tổn hại đến lợi ích quốc gia.

         An Dương Vương tuy có tấm lòng thương nước thương dân, có công xây dựng và bảo vệ đất nước nhưng đồng thời cũng có tội. Cái tội của vua là chủ quan, mất cảnh giác xem thường kẻ địch dẫn đến bi kịch nước mất nhà tan. Vua An Dương Vương không chết bởi điều đó thể hiện lòng tự tôn dân tộc, đồng thời là sự phán xét công bằng của ông cha ta với một vị vua đáng kính trọng vừa có công vừa có tội.

    Cảm nhận về nhân vật An Dương Vương – Bài số 2

         Văn học dân gian là một trong những bộ phận quan trọng trong nền văn học của dân tộc ta. Đây cũng là thể loại nhận được sự quan tâm của đông đảo độc giả ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Về văn xuôi thì văn học dân gian bao gồm những thể loại như truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyền thuyết…Trong đó truyện An Dương Vương và Mỵ Châu Trọng Thủy là một câu chuyện vừa mang tính chất truyền thuyết lại vừa là câu chuyện lịch sử dân tộc.

         Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu Trọng Thủy là câu chuyện nói về quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta thời xa xưa. Trong đó một nhân vật chúng ta không thể không nhắc tới chính là An Dương Vương. Đây là vị vua có thực trong lịch sử Việt Nam, vừa là nhân vật gắn với những truyền thuyết hư cấu, li kỳ. Trong tác phẩm ông là hiện thân của hai hình tượng: một là vị vua yêu nước thương dân và còn là một người cha hết lòng bao dung, che trở cho con cái.

         Trước hết, khi đứng trên cương vị của một vị vua, người đứng đầu cả nước thì An Dương Vương đã thể hiện là một người yêu nước, lo cho nhân dân, lo cho vận mệnh của đất nước. Khi nhận được ngôi báu, ông đã rời đô từ một vùng đồi núi về vùng đồng bằng Cổ Loa. Qua đó thể hiện ý chí và quyết sách sáng suốt, tầm nhìn xa trông rộng của An Dương Vương. Bởi chúng ta có thể dễ dàng thấy được muốn dân cư lạc nghiệp, phát triển hưng thịnh thì chọn đồng bằng màu mỡ là lựa chọn đúng đắn. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có những nguy cơ nhất định. Đứng đầu một đất nước nhỏ bé ngay cạnh một nước lớn nên những áp lực mà ông phải chịu đựng là rất lớn và chứa nhiều bất trắc về sự an nguy của đất nước về chủ quyền của dân tộc. Ông còn chứng tỏ là một người biết nhìn xa trông rộng khi trong quá trình dựng nước đã cho xây dựng thành Cổ Loa, xây thành đắp lũy để phòng trừ giặc ngoại xâm. Việc xây dựng thành không phải trong ngày một ngày hai mà còn gặp rất nhiều khó khăn. Thành “hễ cứ đắp tới đâu lại lở tới đấy”, tốn nhiều công sức mà không thành. Có lẽ người khác sẽ nản lòng trước nhiều lần thất bại nhưng An Dương Vương với một lòng yêu nước thương dân, một người có bản lĩnh vững vàng đã không quản ngại khó khăn gian khổ. Ngày cho lập đàn để cầu, hỏi kế sách của cụ già có tướng lạ, rồi đích thân ra tận cửa Đông xứ Thanh Giang để rước Rùa Vàng giúp đỡ.

         Trước hết, khi đứng trên cương vị của một vị vua, người đứng đầu cả nước thì An Dương Vương đã thể hiện là một người yêu nước, lo cho nhân dân, lo cho vận mệnh của đất nước. Khi nhận được ngôi báu, ông đã rời đô từ một vùng đồi núi về vùng đồng bằng Cổ Loa. Qua đó thể hiện ý chí và quyết sách sáng suốt, tầm nhìn xa trông rộng của An Dương Vương. Bởi chúng ta có thể dễ dàng thấy được muốn dân cư lạc nghiệp, phát triển hưng thịnh thì chọn đồng bằng màu mỡ là lựa chọn đúng đắn. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có những nguy cơ nhất định. Đứng đầu một đất nước nhỏ bé ngay cạnh một nước lớn nên những áp lực mà ông phải chịu đựng là rất lớn và chứa nhiều bất trắc về sự an nguy của đất nước về chủ quyền của dân tộc. Ông còn chứng tỏ là một người biết nhìn xa trông rộng khi trong quá trình dựng nước đã cho xây dựng thành Cổ Loa, xây thành đắp lũy để phòng trừ giặc ngoại xâm. Việc xây dựng thành không phải trong ngày một ngày hai mà còn gặp rất nhiều khó khăn. Thành “hễ cứ đắp tới đâu lại lở tới đấy”, tốn nhiều công sức mà không thành. Có lẽ người khác sẽ nản lòng trước nhiều lần thất bại nhưng An Dương Vương với một lòng yêu nước thương dân, một người có bản lĩnh vững vàng đã không quản ngại khó khăn gian khổ. Ngày cho lập đàn để cầu, hỏi kế sách của cụ già có tướng lạ, rồi đích thân ra tận cửa Đông xứ Thanh Giang để rước Rùa Vàng giúp đỡ.

         Thành Cổ Loa kiên cố hoàn thành như để minh chứng cho sự tài trí cũng như tầm nhìn của mình An Dương Vương tiếp tục nhìn nhận đến những khía cạnh khác đó là thành cao hào sâu chưa chắc đã có thể ngăn được kẻ thù mà còn cần vũ khí lợi hại, quân đội tinh nhuệ. Đứng trước những băn khoăn của nhà vua, Rùa Vàng đã cảm động và giúp đỡ chế tạo nên nỏ thần nhờ móng vuốt của mình. Mặc dù dã có sự chuẩn bị về nhiều mặt nhưng bi kịch nước mất nhà tan vẫn xảy ra. Mặc dù có công lớn trong việc xây dựng đất nước nhưng bi kịch này vua An Dương Vương không tránh khỏi trách nhiệm. Chính An Dương Vương đã mắc sai lầm nghiêm trọng khiến cảnh nước mất nhà tan. Nhiều người cho rằng sai lầm của An Dương Vương ngay từ khi chấp nhận lời cầu hôn của Triệu Đà, gả Mỵ Châu cho hắn rồi còn cho ở rể. Đó là sự chủ quan, không phán đoán được âm mưu của kẻ thù. Việc liên minh bằng hôn nhân chính trị trong lịch sử cũng không hề xa lạ, mặc dù xuất phát điểm của ông là tốt đẹp khi mong muốn hòa bình, giảm bớt chiến tranh nhưng lại quá nhẹ dạ cả tin.

         Cũng không ít người nó hành vi cho Trọng Thủy ở rể là “nuôi ong tay áo, nuôi cáo trong nhà”. Đây chẳng khác nào đặt một gián điệp bên cạnh mình, nhất là khi không có sự giám sát chặt chẽ. Nhưng có lẽ sai lầm nghiêm trọng nhất đó là không giữ bí mật quốc gia. Việc cho con gái biết bí mật quân sự lẫn việc quá khinh địch, không biết bảo vệ những cơ mật. Thậm chí còn quá ỷ lại vào sức mạnh của nỏ thần. Khi hay tin Triệu Đà phát binh đánh thì An Dương Vương còn điềm nhiên, tự mãn, ngồi đánh cờ. Tất cả đã tạo nên sai lầm nghiêm trọng dẫn tới bi kịch của chính bản thân và cả quốc gia phải gánh chịu.

          Đứng trên cương vị của một người cha thì Trước khi xảy ra việc mất nước thì An Dương Vương là một người rất yêu quý con gái. Điều này thể hiện bằng việc nghe lời con, cho biết cả những bí mật quân sự mặc dù Mỵ Châu là con gái. Nhưng bên cạnh đó cũng là một người cha tuyệt tình, dứt khoát khi trên đường trốn chạy, lúc biết con mình chính là kẻ gây ra cơ sự thì đã không ngần ngại rút đao chém con. Qua đó cho thấy ông là một người dứt khoát, đề cao việc nước lên trên việc nhà.

         Qua tác phẩm chúng ta giúp cho chúng ta có cái nhìn mới về lịch sử về vị vua trong truyền thuyết. Bên cạnh đó còn đêm lại cho chúng ta bài học đó là không nên coi thường, ỷ lại với lợi thế của mình mà khinh địch mà cần phải cận trọng xem xét, đánh giá nghiêm túc đối thủ của mình.

    >> Xem thêm: Phân tích truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy

    Cảm nhận về nhân vật An Dương Vương – Bài số 3

    “Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu

    Trái tim lầm chỗ để trên đầu

    Nỏ thần vô ý trao tay giặc

    Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu”

    (Tố Hữu)

         “Nỗi cơ đồ” trong thơ Tố Hữu ngàn năm nay vẫn được nhắc lại như một bài học về đạo trị quốc. Nhân vật An Dương Vương trong truyền thuyết “An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy” là điển hình cho bậc đế vương chủ quan trước thôn tính của giặc ngoại xâm để cuối cùng tạo ra chuỗi bi kịch đau đớn trong lịch sử văn học dân tộc. Tuy chỉ là truyền thuyết hư cấu xong nhân vật An Dương Vương đã tạo nên cảm hứng sâu sắc về triết lí nhân tình thế thái ở đời.

         Truyền thuyết là tên gọi dùng để chỉ một nhóm những sáng tác dân gian truyền miệng nhằm lý giải một số hiện tượng tự nhiên hay sự kiện lịch sử nào đó với đặc trưng là sử dụng yếu tố kỳ diệu, huyễn tưởng, nhưng lại được cảm nhận xác thực, diễn ra ở ranh giới giữa thời gian lịch sử và thời gian thần thoại. Truyền thuyết thuộc thể văn học dân gian, mang tính truyền miệng nên không có tác giả cụ thể.

         “An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy” là một sản phẩm của sự tưởng tượng nhân dân để lí giải sự kiện nước ta rơi vào tay giặc xâm lược, qua đó người xưa muốn nhắc nhở hậu thế bài học về giữ nước. Truyền thuyết khá ấn tượng trong cách xây dựng và thể hiện tâm lí, tính cách nhân vật. Nhân vật An Dương Vương là điển hình cho một ông vua yêu nước, thương dân song quá chủ quan trước mưu cao kế hiểm của quân nhà Triệu, cuối cùng đi tới thảm cảnh mất nước. Tuy vậy, ở nhân vật An Dương Vương cũng rất có nhiều điểm đáng trân trọng.

         Trước hết, hình ảnh An Dương Vương được thể hiện qua chuyện xây thành Cổ Loa. Cổ Loa là địa danh có thật ở Việt Nam. Theo như truyền thuyết này, thành Cổ Loa được lí giải về quá trình xây dựng có nhiều li kì, yếu tố siêu nhiên. Vua An Dương Vương bấy giờ cho xây thành cổ Loa để tương lai trở thành tường trì kiên cố bảo vệ đất nước trước quân xâm lăng. Tuy nhiên, công trình xây dựng nhiều lần không thành vì cứ hễ đắp tới đâu là lở tới đấy. Được thần linh giúp đỡ, cuối cùng An Dương Vương cũng hoàn thành. Sự giúp đỡ thần kì đó đã khẳng định vua An Dương Vương là người được thần linh tối cao chọn lựa và gian xứ mệnh cai trị đất nước, giống như câu thơ “thần” xưa:

    “Nam quốc sơn hà Nam đế cư

    Tiệt nhiên phận định tại thiên thư”

    (“Nam quốc sơn hà” – Lý Thường Kiệt)

         Tuy nhiên, An Dương Vương là một ông vua vì quá chủ quan và yêu thương con gái mù quáng nên cuối cùng gây ra cảnh nước mất nhà tan.

         Sự mất cảnh giác biểu hiện ngay trong việc nhà vua không phát hiện ra bản chất thực sự của Triệu Đà. Triệu Đà không chỉ âm mưu thôn tính Âu Lạc mà còn cho con trai Trọng Thủy cầu hôn công chúa Mị Châu để biến người Âu Lạc thành người phương Bắc.

         Tình yêu con gái quá mức khiến vua An Dương Vương không thể nhận ra Trọng Thủy đã lừa Mị Châu, xem trộm nỏ thần và đã tìm cách đánh tráo lẫy nỏ. Có thể nói, vua An Dương Vương đã vô tình bao che cho Mị Châu tiết lộ bí mật quốc gia, vô tình “cõng rắn cắn gà nhà”.

         Tới khi Triệu Đà sang xâm lược, An Dương Vương cậy có nỏ thần, điềm nhiên đánh cờ, cười mà nói rằng: “Đà không sợ nỏ thần sao?”. Sự mất cảnh giác trước thế lực thù địch trong phút chốc khiến đất nước rơi vào bi kịch đô hộ. Đây có lẽ là bài học trị quốc mà hàng nghìn năm nay vẫn còn nguyên tính thời sự.

         Ở cuối tác phẩm, một lần nữa An Dương Vương lai thiếu lí trí khi không nhận ra người thân cận nhất bên mình – công chúa Mị Châu đang “vẽ đường” cho quân Triệu Đà “đuổi cùng diệt tận”.

         Sáng tạo những chi tiết về Rùa Vàng – thần linh xuất hiện thức tỉnh nhà vưa và chính tay An Dương Vương chém đầu con gái là sự phán xét đau đớn nhất với chính nhà vua và sự công bằng của lịch sử. Nhát “chém” của nhà vua với chính người con gái ruột cũng là sự khẳng khái nêu lên một chân lí: không bao giờ khoan nhượng cho kẻ xâm phạm tới lợi ích quốc gia, dân tộc. Tình yêu nước của nhà vua vượt lên cả tình thương máu mủ, đó cũng là điều đáng trân trọng ở vua An Dương Vương.

         Việc mất nước Âu Lạc, người chịu trách nhiệm sau cùng chính là An Dương Vương. Từ trị gia không khéo tới trị quốc thất bại, tuy rằng An Dương Vương tùng có công xây thành, có lòng yêu dân, trung thành với Tổ quốc song linh hồn nhà vua phải ở lại nơi biển sâu lạnh lẽo. Khác với những người có công được thăng thiên như Thánh Gióng… vua An Dương Vương muôn đời phải cúi đầu về biển cả để rửa sạch tội lỗi.

         Tóm lại, với truyền thuyết “An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy”, cha ông ta đã thông qua hình tượng nhân vật vua An Dương Vương để răn dạy bài học sâu sắc cho tầng lớp cai trị nói riêng và con người nói chung rằng: bất kì việc gì, ngay cả trong tình cảm, cần phải xuy xét bằng cả trái tim và lí trí.

    Văn mẫu hay: Phân tích bi kịch mất nước và bi kịch tình yêu trong truyện An Dương Vương

    Cảm nhận về nhân vật An Dương Vương – Bài số 4

         Trong lịch sử của nước Việt Nam chúng ta nhân vật vua An Dương Vương là nhân vật vô cùng có quyền lực, gắn liền với truyền thuyết về vua Hùng Vương thứ 18 khi thấy Thục Phán là một đấng nam nhi đại trượng phu có tài, nên đã nghe lời khuyên của Sơn Tình truyền ngôi lại cho Thục Phán bởi vua Hùng Vương không có con trai.

         Cũng từ đó thì An Dương Vương lên làm vua thống trị cả một vùng núi non thuộc vùng núi Nghĩa Lĩnh thuộc vùng đất Cổ Loa nơi đất nước Lạc Việt ra đời. Việc truyền ngôi này thể hiện tư tưởng sáng suốt của vua Hùng Vương.

         Sau khi lên ngôi vua An Dương Vương đã chọn nơi đồng bằng làm nơi phát triển đất nước bởi vùng đồng bằng đất đai màu mỡ thuận lợi cho trồng lúa nước, chăm sóc vật nuôi và thuận tiện cho việc giao thương đi lại.

         Việc đi dời thủ đô là một việc làm quan trọng để phát triển kinh tế cho người nông dân nhưng đồng thời với việc thuận lợi cũng là khó khăn bởi chúng ta phải phơi lưng ra giữa động bằng, khác nào thách thức quan giặc. Nhiều mối nguy hiểm rình rập, nhưng An Dương Vương vẫn quyết định rời đô về cổ loa rồi cho người xây dựng thành lũy sẵn sàng phòng thủ khi có giặc ngoại xâm đánh chiếm.

         Công việc xây dựng thành gặp vô vàn khó khăn bởi cứ xây dựng được tới đâu thì đất đá lại lở tới đó tốn nhiều thời gian và công sức mà không thành công, nhưng với tinh thần kiên cường lòng yêu nước của mình, các chiến sĩ dưới thời An Dương Vương không hề nản chí mà bỏ cuộc. Nhà vua cũng vô cùng kiên định quyết tâm xây dựng thành trì bảo vệ bờ cõi,

         Nhà vua An Dương Vương còn lập đàn để kêu gọi bách thần, rồi mời cụ già có tướng lạ vào điện để hỏi ý kiến có kế sách nào trợ giúp nhà vua xây dựng thành lũy, rồi nhờ tinh thần đó vua An Dương Vương được rùa vàng giúp đỡ để xây dựng thành lũy.

         Nhờ có sự giúp đỡ của Rùa vàng nhà vua đã xây dựng thành Cổ Loa thành công vô cùng kiên trì, kiên cố bảo vệ bờ cõi vững chắc trước họa xâm lăng của kẻ thù, Tuy nhiên thành trì được lập ở giữa cánh đồng vắng vẻ hoang vu, nhà vua An Dương Vương hiểu rằng dù có thành trì kiên cố cao tới thể nào cũng không chống lại những kẻ thù lớn mạnh với vũ khí lợi hại.

          Khi nói ra những băn khoăn của mình mình lo lắng cho vận mạng của dân của nước, khiến cho rùa vàng vô cùng cảm động bởi tấm lòng yêu nước thương dân của nhà vua An Dương Vương. Rùa vàng quyết định tháo chiếc móng vuốt của mình cho nhà vua tạo một chiếc nỏ thần. Chiếc nỏ này có sức mạnh vô cùng ghê gớm.

         Có thể giết chết hàng nghìn tên giặc chỉ cần một mũi tên bay ra thì hàng trăm ngàn mũi tên con sẽ được phóng theo bách phát bách trúng. Nhờ có thành trì kiên cố, lại có nỏ thần của rùa vàng trợ giúp nên dù có nhiều nước lớn mạnh nhăm nhe xâm lược Âu Lạc cũng không bao giờ thất thủ người dân an cư thái bình, sống cuộc sống yên no đủ.

         Nhân vật An Dương Vương là một nhà vua do trí tưởng tượng của người dân xây dựng lên nhằm thể hiện mong muốn có một vị vua anh mình, yêu nước thương dân làm cho người dân được hưởng hạnh phúc thái bình.

         Một vị vua anh mình luôn lấy dân làm gốc và coi trọng cuộc sống của mỗi người dân. Chính nhờ tư tưởng yêu nước thương dân mà vua An Dương Vương được rùa thần giúp đỡ thể hiện người tốt luôn được thế lực siêu nhiên trợ giúp trở nên mạnh mẽ và tài giỏi không ai có thể động tới được.

         Thông qua câu chuyện người dân lao động nước ta muốn thể hiện tình yêu mến của mình với nhà vua ngợi ca công đức của An Dương Vương và thành tựu mà nước Âu Lạc làm được.

    Tham khảo đề văn tương tự: Phân tích nhân vật Mị Châu và Trọng Thủy

    -/-

         Trên đây là dàn ý kèm văn mẫu cảm nhận về nhân vật An Dương Vương hay nhất do Đọc tài liệu thực hiện, mong rằng nội dung này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học tập của mình. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu 10 khác được cập nhật thường xuyên tại doctailieu.com.  Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao!

Leave an answer

Browse

Giải phương trình 1 ẩn: x + 2 - 2(x + 1) = -x . Hỏi x = ? ( )