Trong kho tàng văn học Việt Nam, có bao câu chuyện đã trở thành huyền thoại. Nó không chỉ kết tinh văn hóa dân tộc mà còn là câu chuyện ngợi ca con ngườI đất Việt. Ai trong chúng ta khi còn thơ bé chắc hẳn đều đã nghe và thuộc lòng những truyền thuyết, cổ tích về những người anh hùng. Nhắc đến anh hùng cổ tích không thể không nhắc tới Thạch Sanh. “Thạch Sanh” là một trong những câu chuyện cổ tích nổi tiếng nhất nước ta.
Truyện kể lại rằng: Ngày xưa, ở quận Cao Bình có cặp vợ chồng làm nghề đốn củi, hiền lành, yêu thương và hay giúp đỡ mọi người nhưng tuổi đã già mà chưa có con. Ngọc Hoàng thương tình bèn cho Thái tử xuống trần đầu thai. Từ đó, người vợ mang thai, nhưng đã qua nhiều năm vẫn chưa sinh nở. Rồi người chồng lâm bệnh qua đời…Mấy năm nữa trôi đi, người mẹ già mới sinh được đứa con trai rất khôi ngô, đặt tên là Thạch Sanh. Chẳng bao lâu sau, bà cũng qua đời. Thạch Sanh sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc da, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Ngọc Hoàng bèn sai thiên thần xuống trần dạy Thạch Sanh võ nghệ, các phép thần thông biến hóa, và ban cho Thạch Sanh búa thần làm vũ khí.
Vùng lân cận có người hàng rượu tên Lý Thông. Một hôm, hắn bất ngờ tìm tới và gạ gẫm Thạch Sanh kết nghĩa anh em, đón Thạch Sanh về nhà. Thạch Sanh vui vẻ nghe theo mà không hay mình đã bị lợi dụng.
Bấy giờ trong vùng có con Chằn tinh biết phép lạ thường ăn thịt người. Quan quân không làm gì được, dân làng hàng năm phải nộp một người cho Chằn tinh. Năm ấy, đến lượt Lý Thông nộp mình. Mẹ con hắn nghĩ cách lừa Thạch Sanh đi canh miếu thần để chết thay. Thạch Sanh không nghi ngờ mà nhận lời đi ngay. Nửa đêm, Chằn tinh hiện ra, xông đến vồ mồi. Hai bên đánh nhau, Thạch Sanh dùng búa chém chết chằn tinh, cắt đầu xả xá nó. Chàng lấy được một bộ cung tên bằng vàng, xách đầu Chằn tinh mang về. Mẹ con Lý Thông nghe tiếng đập cửa hoảng sợ vô cùng, nhưng sau thấy đầu Chằn tinh, Lý Thông bèn dọa Thạch Sanh đã giết chết vật báu vua nuôi, bảo chàng trốn đi. Thạch Sanh vẫn thật thà, tin ngay, trở lại gốc đa cũ. Còn Lý Thông hí hửng đem đầu con yêu quái vào kinh đô nộp cho vua, được vua phong tước Quận công.
Năm ấy, nhà vua mở hội lớn để chọn chồng cho công chúa nhưng trong lễ kén phò mã, nàng bị con đại bàng khổng lồ quắp đi. Đại bàng bay qua túp lều của Thạch Sanh, Thạch Sanh nhìn thấy, giương cung vàng bắn nó bị thương, lần theo dấu máu, tìm được chỗ ở của đại bàng.
Công chúa bị mất tích, vua vô cùng đau khổ, hứa sẽ gả công chúa và truyền ngôi cho ai cứu được nàng. Lý Thông liền tìm gặp Thạch Sanh và được chàng cho biết chỗ ở của đại bàng. Thạch Sanh xuống hang đại bàng để cứu công chúa. Chàng dùng búa thần chém đứt vuốt sắc, giết chết đại bàng rồi lấy dây buộc vào người công chúa, ra hiệu cho Lý Thông ở bên trên kéo lên. Không ngờ, công chúa vừa được cứu lên, Lý Thông lệnh cho quân sĩ dùng đá lấp kín cửa hang lại, lần nữa hãm hại Thạch Sanh.
Thạch Sanh lần tìm lối ra và tình cờ cứu được con trai vua Thủy Tề. Thái tử mời chàng xuống thủy phủ chơi. Để đền ơn ân nhân, vua Thủy tề tặng Thạch Sanh nhiều vàng ngọc, nhưng chàng từ chối, chỉ xin nhận một cây đàn thần làm kỉ vật rồi trở về gốc đa.
Hồn Chằn tinh và đại bàng gặp nhau, tìm cách báo thù. Chúng ăn trộm của cải trong kho nhà vua, đem tới giấu ở gốc đa để vu vạ cho Thạch Sanh. Thạch Sanh bị bắt hạ gục.
Công chúa từ khi về cung lại trở nên buồn rầu, chẳng nói chẳng cười. Các quan ngự y đều bó tay. Cho đến một hôm, Thạch Sanh đem đàn ra gảy, tiếng đàn lúc ai oán não nùng, lúc hờn căm uất hận. Nghe tiếng đàn thần, công chúa tự nhiên nói cười vui vẻ, nàng xin vua cha được gặp người đánh đàn. Gặp ân nhân, công chúa vui mừng khôn xiết. Vua khi ấy mới rõ sự tình, bắt mẹ con Lý Thông vào ngục, giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng tha tội, cho cả hai mẹ con về quê làm ăn. Nhưng đến giữa đường, chúng bị sét đánh chết, hóa kiếp thành bọ hung.
Vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Hoàng tử 18 nước chư hầu đến cầu hôn không được, bất bình mang binh lính sang vây đánh. Thạch Sanh lấy cây đàn thần ra gảy. Binh lính bủn rủn tay chân, không đánh nhau được nữa, các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng. Thạch Sanh thết đãi những kẻ thua trận bằng một niêu cơm tí xíu vậy mà quân sĩ mười tám nước ăn mãi không hết. Bọn chúng bái phục và kéo nhau về nước. Mấy năm sau, vua già yếu, nhường ngôi báu cho Thạch Sanh.
“Thạch Sanh” là một câu chuyện cổ tích nhiều ý nghĩa của dân tộc ta, không chỉ ngợi ca người dũng sĩ thật thà, nhân hậu mà còn nhắc nhở chúng ta đạo lý từ ngàn đời “ở hiền gặp lành”, ác giả ác báo.
Answers ( )
Đây nhé bạn mong cho mình xin ctlhn nhé ko thì 5 sao hoặc cảm ơn nhé
Trong kho tàng văn học Việt Nam, có bao câu chuyện đã trở thành huyền thoại. Nó không chỉ kết tinh văn hóa dân tộc mà còn là câu chuyện ngợi ca con ngườI đất Việt. Ai trong chúng ta khi còn thơ bé chắc hẳn đều đã nghe và thuộc lòng những truyền thuyết, cổ tích về những người anh hùng. Nhắc đến anh hùng cổ tích không thể không nhắc tới Thạch Sanh. “Thạch Sanh” là một trong những câu chuyện cổ tích nổi tiếng nhất nước ta.
Truyện kể lại rằng: Ngày xưa, ở quận Cao Bình có cặp vợ chồng làm nghề đốn củi, hiền lành, yêu thương và hay giúp đỡ mọi người nhưng tuổi đã già mà chưa có con. Ngọc Hoàng thương tình bèn cho Thái tử xuống trần đầu thai. Từ đó, người vợ mang thai, nhưng đã qua nhiều năm vẫn chưa sinh nở. Rồi người chồng lâm bệnh qua đời…Mấy năm nữa trôi đi, người mẹ già mới sinh được đứa con trai rất khôi ngô, đặt tên là Thạch Sanh. Chẳng bao lâu sau, bà cũng qua đời. Thạch Sanh sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc da, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Ngọc Hoàng bèn sai thiên thần xuống trần dạy Thạch Sanh võ nghệ, các phép thần thông biến hóa, và ban cho Thạch Sanh búa thần làm vũ khí.
Vùng lân cận có người hàng rượu tên Lý Thông. Một hôm, hắn bất ngờ tìm tới và gạ gẫm Thạch Sanh kết nghĩa anh em, đón Thạch Sanh về nhà. Thạch Sanh vui vẻ nghe theo mà không hay mình đã bị lợi dụng.
Bấy giờ trong vùng có con Chằn tinh biết phép lạ thường ăn thịt người. Quan quân không làm gì được, dân làng hàng năm phải nộp một người cho Chằn tinh. Năm ấy, đến lượt Lý Thông nộp mình. Mẹ con hắn nghĩ cách lừa Thạch Sanh đi canh miếu thần để chết thay. Thạch Sanh không nghi ngờ mà nhận lời đi ngay. Nửa đêm, Chằn tinh hiện ra, xông đến vồ mồi. Hai bên đánh nhau, Thạch Sanh dùng búa chém chết chằn tinh, cắt đầu xả xá nó. Chàng lấy được một bộ cung tên bằng vàng, xách đầu Chằn tinh mang về. Mẹ con Lý Thông nghe tiếng đập cửa hoảng sợ vô cùng, nhưng sau thấy đầu Chằn tinh, Lý Thông bèn dọa Thạch Sanh đã giết chết vật báu vua nuôi, bảo chàng trốn đi. Thạch Sanh vẫn thật thà, tin ngay, trở lại gốc đa cũ. Còn Lý Thông hí hửng đem đầu con yêu quái vào kinh đô nộp cho vua, được vua phong tước Quận công.
Năm ấy, nhà vua mở hội lớn để chọn chồng cho công chúa nhưng trong lễ kén phò mã, nàng bị con đại bàng khổng lồ quắp đi. Đại bàng bay qua túp lều của Thạch Sanh, Thạch Sanh nhìn thấy, giương cung vàng bắn nó bị thương, lần theo dấu máu, tìm được chỗ ở của đại bàng.
Công chúa bị mất tích, vua vô cùng đau khổ, hứa sẽ gả công chúa và truyền ngôi cho ai cứu được nàng. Lý Thông liền tìm gặp Thạch Sanh và được chàng cho biết chỗ ở của đại bàng. Thạch Sanh xuống hang đại bàng để cứu công chúa. Chàng dùng búa thần chém đứt vuốt sắc, giết chết đại bàng rồi lấy dây buộc vào người công chúa, ra hiệu cho Lý Thông ở bên trên kéo lên. Không ngờ, công chúa vừa được cứu lên, Lý Thông lệnh cho quân sĩ dùng đá lấp kín cửa hang lại, lần nữa hãm hại Thạch Sanh.
Thạch Sanh lần tìm lối ra và tình cờ cứu được con trai vua Thủy Tề. Thái tử mời chàng xuống thủy phủ chơi. Để đền ơn ân nhân, vua Thủy tề tặng Thạch Sanh nhiều vàng ngọc, nhưng chàng từ chối, chỉ xin nhận một cây đàn thần làm kỉ vật rồi trở về gốc đa.
Hồn Chằn tinh và đại bàng gặp nhau, tìm cách báo thù. Chúng ăn trộm của cải trong kho nhà vua, đem tới giấu ở gốc đa để vu vạ cho Thạch Sanh. Thạch Sanh bị bắt hạ gục.
Công chúa từ khi về cung lại trở nên buồn rầu, chẳng nói chẳng cười. Các quan ngự y đều bó tay. Cho đến một hôm, Thạch Sanh đem đàn ra gảy, tiếng đàn lúc ai oán não nùng, lúc hờn căm uất hận. Nghe tiếng đàn thần, công chúa tự nhiên nói cười vui vẻ, nàng xin vua cha được gặp người đánh đàn. Gặp ân nhân, công chúa vui mừng khôn xiết. Vua khi ấy mới rõ sự tình, bắt mẹ con Lý Thông vào ngục, giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng tha tội, cho cả hai mẹ con về quê làm ăn. Nhưng đến giữa đường, chúng bị sét đánh chết, hóa kiếp thành bọ hung.
Vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Hoàng tử 18 nước chư hầu đến cầu hôn không được, bất bình mang binh lính sang vây đánh. Thạch Sanh lấy cây đàn thần ra gảy. Binh lính bủn rủn tay chân, không đánh nhau được nữa, các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng. Thạch Sanh thết đãi những kẻ thua trận bằng một niêu cơm tí xíu vậy mà quân sĩ mười tám nước ăn mãi không hết. Bọn chúng bái phục và kéo nhau về nước. Mấy năm sau, vua già yếu, nhường ngôi báu cho Thạch Sanh.
“Thạch Sanh” là một câu chuyện cổ tích nhiều ý nghĩa của dân tộc ta, không chỉ ngợi ca người dũng sĩ thật thà, nhân hậu mà còn nhắc nhở chúng ta đạo lý từ ngàn đời “ở hiền gặp lành”, ác giả ác báo.