Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Tùng … tùng … tùng ….” – tiếng trống trường vang lên gióng giả. Tôi nhanh chóng b

Question

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Tùng … tùng … tùng ….” – tiếng trống trường vang lên gióng giả. Tôi nhanh chóng bước lên bậc thang cuối cùng hướng đến lớp học mà chỉ trong vài giây nữa thôi tôi sẽ trở thành thành viên chính thức. Bước vào lớp, tôi nhận ra đã có khá nhiều bạn đã đến sớm hơn, tôi nhanh chóng tìm được chỗ ngồi cho mình ở bàn đầu tiên. Mọi người nói chuyện với nhau rất nhỏ, có lẽ vì các bạn cũng giống tôi, không quen biết nhiều bạn bè trong lớp.
– Cậu ơi! Tớ ngồi đây được không? – một bạn nữ tiến đến.
– Cậu ngồi đi! Chỗ ấy chưa có ai ngồi cả – tôi mời bạn ấy ngồi kèm theo nụ cười thân thiện nhất có thể, vì chắc đây sẽ là người đầu tiên tôi quen trong lớp. Tôi đang mừng thầm trong bụng thì cô giáo bước vào, chắc hẳn đây là cô chủ nhiệm.”
(Nơi bắt đầu của tình bạn – Bùi Thị Hồng Ngọc)
Câu 1: Nêu nội dung chính của đoạn trích trên.
Câu 2: Nội dung đoạn trích trên khiến em liên tưởng đến văn bản nào đã học trong chương trình Ngữ văn 8, kì 1. Trình bày vài nét về tác giả của văn bản em vừa tìm được.
Câu 3: Xác định thể loại và phương thức biểu đạt của văn bản đó.
Câu 4: Phát biểu cảm nghĩ về dòng cảm xúc của nhân vật chính trong truyện ngắn em vừa tìm được trong câu 2.
Câu 5: Viết đoạn văn trình bày đặc sắc nội dung, nghệ thuật của văn bản em vừa tìm được.
Câu 6: Tìm một từ tượng thanh và một câu ghép trong đoạn văn trên.
Câu 7: Hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về bổn phận và trách nhiệm của học sinh đối với trường lớp.

in progress 0
RI SƠ 3 years 2021-07-11T22:01:38+00:00 2 Answers 11141 views 5

Answers ( )

    29
    2021-07-11T22:03:11+00:00

    Câu 1:

     – Nội dung chính của đoạn trích là: 

            Cảm xúc lạ lẫm, hồi hộp về ngày đầu nhận lớp của bạn học sinh mới.
    Câu 2:
    – Nội dung đoạn trích trên khiến em liên tưởng đến văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn 8, kì 1 là : Tôi đi học (Thanh Tịnh).
    – Vài nét về tác giả :

    • Thanh Tịnh (1911- 1988)
    • Tên thật là: Trần Văn Ninh.
    • Quê quán: Huế.
    • Các tác phẩm: Hận chiến trường, quê mẹ, ngậm ngải tìm trầm, những giọt nước biển…. → Sáng tác của Thanh Tịnh toát lên vẻ đẹp dằm thắm, tình cảm êm diu, trong trẻo, nhẹ nhàng, sâu lắng.
    • Năm 2007, Ông được tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

    Câu 5:

    Một từ tượng thanh trong văn bản là :“Tùng … tùng … tùng ….”

    Một câu ghép trong đoạn văn trên là : Bước vào lớp, tôi nhận ra đã có khá nhiều bạn đã đến sớm hơn, tôi nhanh chóng tìm được chỗ ngồi cho mình ở bàn đầu tiên.

    Câu 7:

    * Giới thiệu vấn đề nghị luận: mái trường thân yêu và bổn phận trách nhiệm của học sinh đối với trường lớp.

    *Giải thích:

    – “Bổn phận, trách nhiệm”: điều mà mình phải làm, là nhiệm vụ của mình.

    => Mái trường là nơi rèn luyện kiến thức và đạo đức cho học sinh, ở nơi đó có thầy cô kính yêu và những người bạn thân thương. Mái trường giống như ngôi nhà chung của học sinh, bởi vậy học sinh cần có trách nhiệm giữ gìn ngôi nhà chung ấy.

    * Nêu lên những biểu hiện về những việc cần làm đối với ngôi nhà chung:

    – Kính trọng, biết ơn thầy cô giáo.

    – Yêu thương, chân thành giúp đỡ bạn bè.

    – Chấp hành nghiêm túc các nội quy trường lớp.

    – Giữ gìn tài sản chung của nhà trường.

    * Trình bày ý nghĩa của việc làm tròn trách nhiệm đối với mái trường:

    – Các em sẽ trưởng thành hơn, trở thành một người có đạo đức, một công dân tốt cho xã hội sau này.

    – Thầy cô quý mến và các bạn yêu quý, từ đó các em có được những mối quan hệ tốt và những kỉ niệm đẹp dưới mái trường.

    * Phê phán những học sinh chưa làm tròn bổn phân, trách nhiệm của mình đối với trường lớp.

    * Liên hệ và rút ra bài học cho bản thân.

    * Tổng kết.

    Câu 3:

    – Thể loại: truyện ngắn

    – PTBĐ của văn bản là: MT+BC

    Câu 4:

    Câu chuyện được tái hiện qua sự hồi tưởng của tác giả đồng thời cũng là nhân vật tôi. Bằng biện pháp nghệ thuật kể chuyện kết hợp miêu tả, truyện đã diễn tả dòng cảm xúc của nhân vật, tức là cái tôi trữ tình, rất trong trẻo, sinh động về ngày đầu tiên đi học.

    Từ thực tại của đất trời cuối thu (thời gian mở đầu năm học), tác giả nhớ về dĩ vãng, về “những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường” đầu tiên trong đời mình. Dòng cảm xúc về kỉ niệm ấy được nhân vật “tôi” nhớ lại theo trình tự thời gian. Đầu tiên là sự háo hức, cảm thấy lòng mình thay đổi, như đã lớn lên, trang trọng và đứng đắn hơn lúc trên đường theo mẹ đến trường; là nỗi e sợ, phải đứng nép vào mẹ khi đứng dưới sân trường; thật sự lúng túng, xúc động khi nghe tiếng trống trường vang lên; ngơ ngác khi nghe gọi đến tên mình và cảm thấy mọi thứ như vừa quen vừa lạ khi ngồi trong lớp học. Tác giả tả cảnh mọi người vào trong lớp, vừa có gì lạ lẫm mà cũng tràn đầy háo hức, vừa lo lắng nhưng cũng rất thân quen để cùng khám phá một không gian mới, nơi có bàn ghế, bạn bè, thầy cô. Tác giả kết thúc bằng sự miêu tả một hình ảnh rất đẹp: “Một con chim non liệng đến đứng trên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao”.

    Những kỉ niệm về ngày đầu tiên đến trường, chắc hẳn sẽ là những kỉ niệm rất đẹp trong kí ức cuộc đời của mỗi người về thuở ban đầu rụt rè và nhút nhát. Chính mái trường và thầy cô ngày xưa đó đã chắp cánh và cho ta thêm sức mạnh để bay tới những phương trời xa xôi ngày hôm nay.

    Câu 5

    Truyện ngắn Tôi đi học của tác giả Thanh Tịnh đã diễn tả cảm xúc của nhân vật tôi trong buổi đầu tiên đến trường hết sức tinh tế. Thành công của truyện ngắn này được thể hiện trước tiên qua các thủ pháp nghệ thuật được sử dụng trong tác phẩm.

    – Truyện kết hợp hài hòa giữa miêu tả, tự sự và biểu cảm; bốcục được sắp xếp theo dòng hồi tưởng của nhân vật về buổi tựu trường đầu tiên nên dễ cảm nhận.

    – Truyện có nhiều tình cảm dạt dào về một thời tuổi thơ nên đậm chất trữ tình. Truyện cũng để lại nhiều chi tiết thú vị:

    + Lòng yêu mến, sự lo toan của người lớn đối với trẻ con trong lần đầu tiên các em được cắp sách đến trường.

    + Hình ảnh một buổi sớm mai đầy sương thu và gió lạnh, con đường làng vừa quen vừa lạ, ngôi trường Mĩ Lí, lớp học mới, bạn bè mới…

    – Đặc biệt là những hình ảnh so sánh gắn với thiên nhiên, diễn tả cảm xúc và tâm trạng nhân vật:

    + Những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mây cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng,

    + Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi.

    + Họ như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ.

    Tất cả các chi tiết trên đã góp phần tạo nên chất thơ, chất trữ tình đằm thắm, thiết tha cho tác phẩm.

    • Đặc sắc nghệ thuật: Truyện ngắn được bố cục theo dòng hồi tưởng, từ hiện tại nhớ về quá khứ đã qua. Mạch truyện diễn biến theo trình tự thòi gian. Truyện có sự kết hợp hài hòa bằng cách kể kết hợp miêu tả và biểu cảm. Điều đó đã giúp nhan vật bộc lộ được những suy nghĩ, cảm xúc và tâm trạng vè ngày đầu tiên đi học.
    • Sức cuốn hút của tác phẩm được tạo nên từ những yếu tố:
      • Tình huống truyện: buổi tựu trường đầu tiên trong đời chứa đựng cảm xúc thiết tha với bao kỉ niệm mới lạ, khó quên của nhân vật.
      • Từ những ý nghĩ ngây thơ và trong sáng của nhân vật Tôi.
      • Từ tình cảm ấm áp, trìu mến của người lớn đối với các em nhỏ lần đầu tiên đi học.
      • Từ hình ảnh tươi đẹp, trong sáng của quê hương, ngôi trường.

    4
    2021-07-11T22:03:23+00:00

    Câu 1: 

    a, Vb: Tôi đi học.

    b, Theo mình nghĩ để có tình bạn chân thành thì chính bạn phải coi là một người bạn chân thành. Hãy đối xử với bạn mình đối xử như chính là mình vậy, hãy để một tình bạn tốt không vụ lợi, hãy nhiệt tình và biết bạn mình cần gì khi vui lẫn khi buồn. 

    Câu 2:

    I. Mở bài: giới thiệu loài cây em yêu ( cây phượng vĩ)

    – Gt đối tượng thuyết minh: Cây phượng vĩ.

    Ví dụ:
    Đối với mỗi người học sinh cắp sách đến trường thì cây phượng luôn gắn bó thân thiết. mỗi khi hoa phượng nở là mùa hè đến, mùa hè tượng trưng cho sự vui chơi và nghỉ ngơi. Tôi rất thích cây phượng vì mỗi lần phượng nghỉ là tôi sẽ được nghỉ hè.
    II. Thân bài: thuyết minh về loài cây em yêu ( cây phượng vĩ)
    1. Khái quát về loài cây em yêu ( cây phượng vĩ)

    • Là biểu tượng của mùa hè
    • Là kỉ niệm tuổi thơ của bao thế hệ học trò
    • Là loài hoa tượng trưng cho tuổi học trò

    2. Chi tiết về loài cây em yêu ( cây phượng vĩ)
    – Những bộ phận của loài cây em yêu ( cây phượng vĩ)

    • Thân cây nhỏ vừa
    • Vỏ cây xù xì
    • Có nhiều nhánh cây
    • Lá phượng mõ thành từng nhánh, lá xen kẻ so le nhau
    • Hoa phượng màu đỏ
    • Trái phượng dài, chứa nhiều hạt

    – Đặc điểm của loài cây em yêu ( cây phượng vĩ)

    • Thường sống nơi khô cằn, đất cát
    • Thường ra hoa vào mùa hè
    • Thường được nhiều thế hệ học trò gắn bó
    • Rất đẹp và thân thiện

    – Ý nghĩa của loài cây em yêu ( cây phượng vĩ)

    • Là biểu tượng của thế hệ học trò
    • Là dấu hiệu của mùa hè
    • Là nguồn cảm hứng vô tận của các nhà thơ nhà văn để tạo ra các tác phẩm có ý nghĩa đối với bao thế hệ học trò.

    III. Kết bài : nêu cảm nghĩ của em về loài cây em yêu ( cây phượng vĩ)
    Ví dụ :
    Cây phượng là một loài cây có ý nghĩa với bao thế hệ học trò, là bao kỉ niệm tuổi thơ gắn bó. Chúng ta nên lưu giữ những kỉ niệm học trò với cây phượng xinh đẹp.
    Trên đây là Hướng dẫn lập dàn ý đề bài “Thuyết minh về loài cây em yêu” chi tiết và ngắn gọn nhất dành cho bạn. hi vọng qua bài lập dàn ý bạn đã có được những sự tham khảo để làm văn tốt hơn. Chúc các bạn thành công và học tập tốt.

Leave an answer

Browse

Giải phương trình 1 ẩn: x + 2 - 2(x + 1) = -x . Hỏi x = ? ( )