Dậu là điển hình cho sự chân thật, khỏe khoắn với những phẩm chất tốt đẹp. Khi anh Dậu bị bọn tay chân cai lý đánh, chị đã hạ mình van xin, nài nỉ. để cứu chồng chị phải đợ con, bán chó, làm được như vậy chị Dậu ray rứt từng khúc ruột. Chị sẵn sàng vùng dậy đánh nhau với người nhà lý trưởng để đỡ đòn cho chồng. Người đàn bà mà Ngô Tất Tố gọi là “chị chàng nhà quê” ấy đã không ngần ngại làm tất cả để bảo vệ cài gia đình khốn khổ của chị. Với cá tính mạnh mẽ, lúc cứng lúc mềm. Ở con người ấy đã hội tụ đần đủ bản chất của người phụ nữ đôn hậu, đảm đang và thủy chung. . Bên cạnh sự “cạn tàu ráo máng” của bọn quan lại và tay sai thì vẫn còn có những trái tim nhân hậu, biết đùm bọc chở che cho nhau. Hình ảnh bà lão, người đàn bà luôn đứng ra giúp đỡ gia đình chị Dậu, chị đã nói: “đó là ân nhân số một trong cuộc đời mình”. Ở đây tác giả cũng muốn nói với người đọc trong cái khổ đau ta vẫn tìm thấy hạnh phúc
Nhân vật chị Dậu là trung tâm của đoạn trích, đoạn trích mở đầu bằng cảnh tiếng trống và tiếng tù và thúc thuế ngày càng đến gần, tiếng chó sủa vang và anh Dậu vừa được đưa từ đình về trong tình trạng hấp hối. Anh Dậu bị bắt bởi chưa nộp đủ suất sưu của người em chồng đã chết từ năm ngoái! Thật cùng đường và vô lí hết sức. Người chết vẫn phải nộp sưu, cái xã hội thực dân phong kiến đeo vào cổ người dân nghèo hai tròng, bóc lột họ mọi đường. Anh Dậu bị hành hạ thành như một cái xác chết mới được khiêng trả về và giờ đây chị Dậu đang được bà hàng xóm cho chút gạo nấu bát cháo loãng cho anh Dậu ăn cho lại sức. Chị Dậu ân cần chăm sóc anh Dậu, mong anh mau khỏe lại. Qua lời nói của chị “Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột”. Tình yêu thương của chị Dậu thể hiện cả ở chỗ ấy. Người phụ nữ Việt Nam xưa nay vẫn luôn thế, dù trong hoàn cảnh nào vẫn thủy chung yêu thương gia đình, yêu thương chồng. Tấm lòng giàu tình yêu thương của Chị Dậu là tiêu biểu đức hạnh của người phụ nữ Việt Nam.khi bọn cai lệ sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước cùng dây sừng. Chúng thể hiện rõ sự hung ác và bạo ngược của bọn thống trị khiến anh Dậu hoảng quá lăn đùng ra. Bọn chúng đến để bắt anh Dậu nếu chị Dậu không nộp đủ suất sưu còn lại của em chồng đã chết. Chị dậu run sợ và thiết tha cầu xin chúng cho khất thêm vào ông “Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi. Xin ông trông lại!” Chị hạ giọng, xưng cháu, gọi ông cho thấy chị rất hạ mình cầu xin nhưng bọn lí trưởng vẫn một mực không hề động lòng. Khi chúng sấm sầm chạy đến chỗ anh Dậu với cái dây thừng thì chị Dậu đã van nài chúng “Cháu van ông, nhà chàu mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!”. Thế nhưng tên cai lệ hung dữ đẩy chị ra và bịch luôn vào ngực chị mấy bịch “Tha này, tha này!” rồi lại sấn đến trói anh Dậu. Lúc này bi kịch đã đến đỉnh điểm cao trào, từ xưng hô “cháu-ông” với bọn chúng, chị chuyển xưng hô ngang hàng, liều mạng cự lại “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!”. Chị đã qua tức giận trước hành động ngang ngược của lũ cai lệ, nhưng một lần nữa cai lệ lại tát vào mặt chị đáp bốp. Cái tát này thực sự đã khiến “tức nước vỡ bờ”, ôi thôi cái gì cũng chỉ có giới hạn, khi này chị Dậu đã nghiến hai hàm răng “Mày trói chồng bà, bà cho mày xem!” Chị đã chống cự lại và đánh trả chống khiến chúng được một phen hoảng sợ và bỏ chạy.
Sức sống trong chị Dậu vẫn luôn tiềm tàng, ẩn nhẫn chờ ngày bùng phát. Chị đấu tranh cho công lí, cho lẽ phải dù chị biết như vậy có thể sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng. Nhưng mặc kệ, chị đã dõng dạc nói “Thà ngồi tù. Để chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được…” Câu nói thể hiện sự phản kháng mạnh mẽ của chị. Trải qua từng lần thay đổi xưng hô, cao trào của truyện lại lên một mức cao hơn chỉ chờ bộc phát. Giống như tức nước vỡ bờ! Sự vùng dậy phản kháng của chị Dậu cũng là dấu hiệu của sự vùng dậy của nông dân ta dưới sự áp bức của lũ cường hào ác bá ở xã hội thực dân phong kiến.
Hình tượng chị dậu qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ đã để lại trong lòng người đọc một ấn tượng mạnh mẽ và vô cùng sâu sắc về hình ảnh người phụ nữ mang trong mình một sức sống tiềm tàng mạnh mẽ, sức phản kháng và tấm lòng dũng cảm chống lại cái ác, cùng với đó là tấm lòng giàu yêu thương của một người phụ nữ. Ngô Tất Tố đã thành công xây diễn tả được cái khổ, cái khó đến cùng cực của người dân ở một nước thuộc địa. Thể hiện tiếng nói phản đối lại bất công, cường quyền. Tố cáo đanh thép xã hội phong kiến thực dân cướp đi quyền sống của con người.
Answers ( )
Dậu là điển hình cho sự chân thật, khỏe khoắn với những phẩm chất tốt đẹp. Khi anh Dậu bị bọn tay chân cai lý đánh, chị đã hạ mình van xin, nài nỉ. để cứu chồng chị phải đợ con, bán chó, làm được như vậy chị Dậu ray rứt từng khúc ruột. Chị sẵn sàng vùng dậy đánh nhau với người nhà lý trưởng để đỡ đòn cho chồng. Người đàn bà mà Ngô Tất Tố gọi là “chị chàng nhà quê” ấy đã không ngần ngại làm tất cả để bảo vệ cài gia đình khốn khổ của chị. Với cá tính mạnh mẽ, lúc cứng lúc mềm. Ở con người ấy đã hội tụ đần đủ bản chất của người phụ nữ đôn hậu, đảm đang và thủy chung. . Bên cạnh sự “cạn tàu ráo máng” của bọn quan lại và tay sai thì vẫn còn có những trái tim nhân hậu, biết đùm bọc chở che cho nhau. Hình ảnh bà lão, người đàn bà luôn đứng ra giúp đỡ gia đình chị Dậu, chị đã nói: “đó là ân nhân số một trong cuộc đời mình”. Ở đây tác giả cũng muốn nói với người đọc trong cái khổ đau ta vẫn tìm thấy hạnh phúc
Nhân vật chị Dậu là trung tâm của đoạn trích, đoạn trích mở đầu bằng cảnh tiếng trống và tiếng tù và thúc thuế ngày càng đến gần, tiếng chó sủa vang và anh Dậu vừa được đưa từ đình về trong tình trạng hấp hối. Anh Dậu bị bắt bởi chưa nộp đủ suất sưu của người em chồng đã chết từ năm ngoái! Thật cùng đường và vô lí hết sức. Người chết vẫn phải nộp sưu, cái xã hội thực dân phong kiến đeo vào cổ người dân nghèo hai tròng, bóc lột họ mọi đường. Anh Dậu bị hành hạ thành như một cái xác chết mới được khiêng trả về và giờ đây chị Dậu đang được bà hàng xóm cho chút gạo nấu bát cháo loãng cho anh Dậu ăn cho lại sức. Chị Dậu ân cần chăm sóc anh Dậu, mong anh mau khỏe lại. Qua lời nói của chị “Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột”. Tình yêu thương của chị Dậu thể hiện cả ở chỗ ấy. Người phụ nữ Việt Nam xưa nay vẫn luôn thế, dù trong hoàn cảnh nào vẫn thủy chung yêu thương gia đình, yêu thương chồng. Tấm lòng giàu tình yêu thương của Chị Dậu là tiêu biểu đức hạnh của người phụ nữ Việt Nam.khi bọn cai lệ sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước cùng dây sừng. Chúng thể hiện rõ sự hung ác và bạo ngược của bọn thống trị khiến anh Dậu hoảng quá lăn đùng ra. Bọn chúng đến để bắt anh Dậu nếu chị Dậu không nộp đủ suất sưu còn lại của em chồng đã chết. Chị dậu run sợ và thiết tha cầu xin chúng cho khất thêm vào ông “Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi. Xin ông trông lại!” Chị hạ giọng, xưng cháu, gọi ông cho thấy chị rất hạ mình cầu xin nhưng bọn lí trưởng vẫn một mực không hề động lòng. Khi chúng sấm sầm chạy đến chỗ anh Dậu với cái dây thừng thì chị Dậu đã van nài chúng “Cháu van ông, nhà chàu mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!”. Thế nhưng tên cai lệ hung dữ đẩy chị ra và bịch luôn vào ngực chị mấy bịch “Tha này, tha này!” rồi lại sấn đến trói anh Dậu. Lúc này bi kịch đã đến đỉnh điểm cao trào, từ xưng hô “cháu-ông” với bọn chúng, chị chuyển xưng hô ngang hàng, liều mạng cự lại “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!”. Chị đã qua tức giận trước hành động ngang ngược của lũ cai lệ, nhưng một lần nữa cai lệ lại tát vào mặt chị đáp bốp. Cái tát này thực sự đã khiến “tức nước vỡ bờ”, ôi thôi cái gì cũng chỉ có giới hạn, khi này chị Dậu đã nghiến hai hàm răng “Mày trói chồng bà, bà cho mày xem!” Chị đã chống cự lại và đánh trả chống khiến chúng được một phen hoảng sợ và bỏ chạy.
Sức sống trong chị Dậu vẫn luôn tiềm tàng, ẩn nhẫn chờ ngày bùng phát. Chị đấu tranh cho công lí, cho lẽ phải dù chị biết như vậy có thể sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng. Nhưng mặc kệ, chị đã dõng dạc nói “Thà ngồi tù. Để chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được…” Câu nói thể hiện sự phản kháng mạnh mẽ của chị. Trải qua từng lần thay đổi xưng hô, cao trào của truyện lại lên một mức cao hơn chỉ chờ bộc phát. Giống như tức nước vỡ bờ! Sự vùng dậy phản kháng của chị Dậu cũng là dấu hiệu của sự vùng dậy của nông dân ta dưới sự áp bức của lũ cường hào ác bá ở xã hội thực dân phong kiến.
Hình tượng chị dậu qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ đã để lại trong lòng người đọc một ấn tượng mạnh mẽ và vô cùng sâu sắc về hình ảnh người phụ nữ mang trong mình một sức sống tiềm tàng mạnh mẽ, sức phản kháng và tấm lòng dũng cảm chống lại cái ác, cùng với đó là tấm lòng giàu yêu thương của một người phụ nữ. Ngô Tất Tố đã thành công xây diễn tả được cái khổ, cái khó đến cùng cực của người dân ở một nước thuộc địa. Thể hiện tiếng nói phản đối lại bất công, cường quyền. Tố cáo đanh thép xã hội phong kiến thực dân cướp đi quyền sống của con người.