1. Nêu khái niệm: đề tài, chủ đề, tư tưởng, cảm hứng nghệ thuật ? (Cho các ví dụ). Cho biết chúng thuộc về mặt nào ? 2. Nêu khái niệm: ngôn từ, kết cấ

Question

1. Nêu khái niệm: đề tài, chủ đề, tư tưởng, cảm hứng nghệ thuật ? (Cho các ví dụ). Cho biết chúng thuộc về mặt nào ?
2. Nêu khái niệm: ngôn từ, kết cấu, thể loại ? Cho biết chúng thuộc về mặt nào ?
3. Phép điệp là gì ? Nêu tác dụng ?
4. Đọc sách giúp ta điều gì ?

in progress 0
Kiệt Gia 4 years 2021-03-09T14:45:34+00:00 3 Answers 1041 views 0

Answers ( )

    0
    2021-03-09T14:47:25+00:00

    1)

    * Khái niệm đề tài 

    – Đề tài là phạm vi cuộc sống được nhà văn nhận thức, lựa chọn, khái quát, bình giá và thể hiện trong văn bản. Việc lựa chọn đề tài bước đầu bộc lộ khuynh hướng và ý đồ sáng tác của tác giả.

    * Một số ví dụ về đề tài:

    – Đề tài của truyện ngắn Lão Hạc (Nam Cao) là cuộc sống và số phận bi thảm của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.

    – Đề tài của Truyện Kiều (Nguyễn Du) là cuộc đời và số phận bất hạnh của người phụ nữ trong bối cảnh xã hội phong kiến thối nát.

    – Đề tài của bài thơ Đồng chí (Chính Hữu) là tình đồng chí, đồng đội của những anh bộ đội Cụ Hồ trong kháng chiến chống Pháp.

    – Bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh lấy đề tài về mùa thu, cụ thể là thời khắc giao mùa.

    – Đề tài của truyện Tấm Cám là xung đột giữa người tốt và người xấu, giữa thiện và ác.

    * Khái niệm về chủ đề:

    – Chủ đề là vấn đề cơ bản được nêu ra trong văn bản. Chủ đề thể hiện sự quan tâm cũng như chiều sâu nhận thức nhà văn với cuộc sống.

    * Ví dụ chủ đề:

    – Chủ đề của truyện ngắn Lão Hạc (Nam Cao) là nhân cách, lòng tự trọng của người nông dân trước cái đói, sự nghèo khổ.

    – Chủ đề của Truyện Kiều (Nguyễn Du) là thực trạng xã hội vô nhân đạo và số phận con người sống trong xã hội ấy. Vấn đề tình yêu, nhân phẩm, công lí… cũng được Nguyễn Du đặt ra để lí giải

    – Chủ đề của tác phẩm Nam quốc sơn hà là niềm tự hào và khẳng định chủ quyền lãnh thổ.

    Tư tưởng và cảm hứng nghệ thuật:

    Cảm hứng nghệ thuật và tư tưởng của văn bản có mối quan hệ mật thiết. Cách nêu lên nhận thức, lí giải chủ đề của tác giả bao giờ cũng chứa đựng trong đó những trạng thái tâm hồn, những cảm xúc cá nhân. Đây là mối  quan hệ rất khó tách bạch

    0
    2021-03-09T14:47:31+00:00

    1.

    – Đề tài: là lĩnh vực đời sống được nhà văn nhận thức, lựa chọn, khái quát, bình giá và thể hiện trong văn bản. Việc lựa chọn đề tài đã bước đầu bộc lộ khuynh hướng và ý đồ sáng tác của tác giả

    • Ví dụ: Đề tài của “Tắt đèn” là cuộc sống bi thảm của người nông dân Việt Nam trước CMT8 trong những ngày sưu thuế => đây là đề tài thể hiện sự gắn bó của Ngô Tất Tố với cuộc sống người dân

    – Chủ để: là vấn đề cơ bản được nêu ra trong văn bản. Chủ đề thể hiện sự quan tâm cũng như nhận thức của nhà văn đối với cuộc sống.

    + Chủ đề không phụ thuộc vào khuôn khổ văn bản

    • Ví dụ: “Nam quốc sơn hà” chỉ có 28 chữ mà là bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc

    + Mỗi văn bản có thể có một hoặc nhiều chủ đề tuỳ thuộc vào quy mô, ý định của tác giả

    • Ví dụ: “Tam quốc diễn nghĩa” là tác phẩm có nhiều chủ đề đan xen

    – Tư tưởng: là sự lí giải đối với chủ đề đã nêu lên, là nhận thức của tác giả muốn trao đổi, nhắn gửi, đối thoại với người đọc

    • Ví dụ: “Tắt đèn” có 2 tư tưởng lớn:

    + Lên án thế lực hắc ám hoành hành ở nông thôn Việt Nam thời Pháp thuộc

    + Tình thương yêu, trân trọng những người nông dân bị áp bức

    – Cảm hứng nghệ thuật: là nội dung tìm cảm chủ đạo của văn bản. Qua cảm hứng nghệ thuật, người đọc cảm nhận được tư tưởng, tình cảm của tác giả

    • Ví dụ: cảm hứng trong “ Tắt đèn” là

    + Lòng căm phẫn, tố cáo bọn quan lại ở nông thôn

    + Tấm lòng yêu thương, trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân ở Ngô Tất Tố 

    0
    2021-03-09T14:47:41+00:00

    Để tìm câu trả lời chính xác các em hãy tham khảo chủ đề là gì các nguồn hoc24.vn, lazi.vn, hoidap247.com để thầy cô và các chuyên gia hỗ trợ các em nhé!

Leave an answer

Browse

Giải phương trình 1 ẩn: x + 2 - 2(x + 1) = -x . Hỏi x = ? ( )