Phân tích Tự tình II của Hồ Xuân Hương Ko chép mạng nha. Chép mình report á

Question

Phân tích Tự tình II của Hồ Xuân Hương
Ko chép mạng nha. Chép mình report á

in progress 0
Hải Đăng 3 years 2021-09-04T01:18:24+00:00 1 Answers 6 views 0

Answers ( )

    0
    2021-09-04T01:19:30+00:00

    Hồ Xuân Hương là một trong những nữ sĩ tiêu biểu của văn hok Trung đại Việt Nam Bà là một “thiên tài kì nữ” và được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm .Bởi thơ của Xuân Hương là thơ của phụ nữ viết về phụ nữ ,trào phúng mà vẫn rất trữ tình. Một trong những bài thơ tiêu biểu viết về tâm trạng, nỗi niềm của người phụ nữ trước duyên phận, cuộc đời mình là bài  “Tự tình” II

    Tự tình ( bài 2) nằm trong chùm thơ Tự tình gồm 3 bài của Hồ Xuân Hương. Đây là chùm thơ Xuân Hương viết để tự kể nỗi lòng , tâm tư của mình. Tác phẩm đc viết bằng chữ Nôm, làm theo thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật với kết cấu Đề Thực Luận Kết .Bài thơ là nỗi lòng người phụ nữ với những đau xót, buồn tủi về thân phận và khao khát một cuộc sống hạnh phúc, tự do.

       Nỗi buồn tủi chán chường của tác giả đc gợi trong 2 câu đề:

                         Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn

                        Trơ cái hồng nhan với nước non

    Câu thơ mở ra không gian vắng lặng, yên tĩnh trong đêm khuya  tĩnh mịch. Đêm khuya là thời gian vạn vật nghỉ ngơi sau biết bao mệt mỏi của một ngày dài , vậy mà XH vẫn còn thao thức trằn trọc . Phải chăng bởi trong lòng người phụ còn biết bao nhiêu nỗi niềm khó nói . Chỉ riêng thời điểm “đêm khuya” đã cho thấy nỗi cô đơn sầu muộn chất chứa trong lòng nữ sĩ. Trong không gian nghệ thuật ấy, người phụ nữ đơn độc lặng nghe  tiếng trống canh “văng vẳng” . Từ láy văng vẳng diễn tả âm thanh từ xa vọng lại tuy nhỏ nhưng không nhòa mờ mà rất rõ rệt . Với nghệ thuật lấy động tả tĩnh, người đọc cảm nhận được không gian đêm khuya tĩnh lặng, im lìm và người phụ nữ thật cô đơn,lẻ loi . Trong xã hội xưa, tiếng trống canh là âm thanh dùng báo hiệu thời gian một canh giờ trôi qua nhưng qua cảm nhận của XH nó thật vội vã và gấp gáp “ trống canh dồn”. Có lẽ XH đang trong tâm trạng rối bời , lo lắng bởi thời gian trôi qua rất vội vàng nó không cần biết tuổi trẻ của nàng cũng đang tàn phai mà tình duyên vẫn chưa trọn vẹn . Cũng bởi lẽ đó mà tiếng trống vang trong cảm nhận của XH mới chất chứa đầy tâm trạng.

      Không chỉ giới thiệu khắc họa cảnh tự tình, XH cỏn tự khắc họa cảnh ngộ và tâm trạng của mình

                      Trơ cái hồng nhan với nước non

    Câu thơ có cách ngắt nhịp đặc biệt 1/3/3 kết hợp với ngt đảo ngữ để tập trung sự chú ý của người đọc vào từ “ trơ”. Trơ trước hết có thể hiểu là trơ trọi đơn độc và  trơ cái hồng nghĩa là xuân sắc vẫn còn xuân tình chưa cạn mà vẫn đơn độc k kẻ đoái hoài k người tri kỉ . Từ cái là từ thường dùng với các từ chỉ đồ vật vô tri vô giác nhỏ bé và tầm thường . Chính vì vậy khi gọi mình là cái hồng nhan XH đã gửi vào đó sự tự cảm về nhan sắc, về thân phận của mình. Bên cạnh đó khi đặt cái hồng nhan nhỏ nhoi vs nước non rộng lớn XH đã tiếp tục khắc sâu vào tâm trí người đọc sự cô đơn tột cùng của mk trước k gian tgian.

     Như vậy nếu hiểu từ trơ theo nghĩa trơ trọi lẻ vắng thì câu thơ thể hiện sự cay đắng, tủi hổ bẽ bàng của kiếp hồng nhan bạc  phận . Thế nhưng chỉ có vậy thì đâu phải là XH , từ trơ  còn có thể hiểu là sự kiên cường, bền bỉ là một cá tính mạnh mẽ ẩn trong thơ trên, nó đồng nghĩa với câu thơ của BHTQ :

                     Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt

    Bằng cách khắc họa thời gian, không gian nghệ thuật và cách kết hợp từ độc đáo nữ sĩ đã thể hiện rõ nỗi cô đơn, đau đớn, tủi hổ bẽ bàng trước tình duyên của chính mình.

    Tiếp đến với hai câu thực đã khắc họa sâu sắc sự phẫn uất trước tình cảnh éo le của chính tác giả:

                     Chén rượu hương đưa say lại tỉnh

                    Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn

    Mượn rượu giải sầu dưới ánh trăng vốn là hình ảnh quen thuộc trong thi ca, là một hình ảnh đẹp đầy thi vị. Và XH cx vậy nữ sĩ đã mươn đến rượu để say , để quên đi nỗi cô đơn , vơi đi nỗi sầu . Thế nhưng giây phút có thể say ấy thật ngắn ngủi , để rồi lại tỉnh và phải tiếp tục đối diện với sự bẽ bàng thân phận bé nhỏ. Chữ lại trong câu thơ gợi cảm giác nặng nề mệt mỏi , thất vọng trước sự luẩn quẩn bế tắc của số phận . Không thể tìm quên trong rượu XH đã tìm đến trăng để chia sẻ . Hình ảnh “ vầng trăng bóng xế” là trăng sắp khi đếm gần cạn vậy mà vầng trăng ấy vẫn khuyết chưa tròn vẫn thiếu hụt dang dở k trọn vẹn. Vầng trăng ấy ẩn dụ cho người phụ nữ có tuổi xuân đang phai nhạt mà tình duyên vẫn lỡ làng . Có 1 quy luật  rằng vầng trăng của vũ trũ còn có cơ hội tràn đầy qua bao nhiêu hao khuyết còn người phụ nữ thì k có cơ hội níu giữ thanh xuân của mình.

       Ở hai câu này, bằng phép đối, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, nữ sĩ đã khắc họa nên tâm trạng bế tắc và nỗi phẫn uất sâu sắc trước duyên phận hẩm hiu, lỡ làng. Sang hai câu luận, dường như sự phẫn uất ấy biến thành sự chống trả kịch liệt:

                  Xiên ngang mặt đất , rêu từng đám

                 Đâm toạc chân mây , đá mấy hòn

    Nếu như các nhà thơ Trung đại thường lựa chọn những hình ảnh ước lệ hoa mĩ thì XH lại mượn sinh vật gần gũi quen thuộc để gửi gắm tâm tư tình cảm . ‘Rêu’ là loài xinh vật nhỏ bé yếu ớt thường bị lãng quên , ‘ đá’ tuy rắn chắc nhưng lại câm lặng dưới chân người qua lại .Với nghệ thuật đảo ngữ kết hợp với các động từ mạnh ‘ xiên ngang , đâm toạc’ XH đã khiến cho những sinh vật nhỏ nhoi đột nhiên biết cựa quậy biết vùng vẫy phản kháng 1 cách mạnh mẽ , chúng k chấp nhận sự lãng quên mà tìm mọi cách để khẳng định sự tồn tại của mình . Bản thân sự vật k có cảm xúc , xúc cảm của nó vốn là tâm trạng của XH , chính tác giả đã thổi hồn mình vào rêu đá để chúng thay nàng cất tiếng nói . Đó là khát vọng cháy bỏng về việc thay đổi số phận đấu tranh chống lại sự bất công của cuộc đời để tìm hạnh phúc .

    Nếu như những câu thơ trên XH gửi gắm tâm sự qua thời gian ngoại cảnh thì ở 2 câu kết nữ sĩ trực tiếp bộc lộ cảm xúc của mình :

                             Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại

                             Mảnh tình san sẻ tí con con

    Mùa xuân của thiên nhiên đi rồi lại tới nhưng ‘ xuân’ của con người k như vậy . Tuổi trẻ là thứ chỉ đến 1 lần đã đi rồi sẽ  k thể nào trở lại . Bởi thế nàng thở dài ngán nỗi , từ ‘ngán’ thể hiện sự chán nản mệt mỏi nhưng cx giống như tiếng khốc của tác giả cho những người phụ nữ có số phận hẩm hiu , phải làm vợ lẽ dưới chế độ cũ , k có tiếng nói , k đc coi trọng . 

    p/s : còn đoạn kết mình chưa viết kịp

Leave an answer

Browse

Giải phương trình 1 ẩn: x + 2 - 2(x + 1) = -x . Hỏi x = ? ( )