Share
nêu cách phân các thể loại mở rộng câu. nêu ví dụ cho biết cụm C-V làm thành phần câu hoặc thành phần từ trong các câu ( càng nhiều ví dụ càng tốt)
Question
Lost your password? Please enter your email address. You will receive a link and will create a new password via email.
Answers ( )
các thành phần câu như chủ ngữ, vị ngữ và các cụm danh từ, cụm tính từ, cụm động từ đều có thể cấu tạo bằng cụm c-v (vd : suy nghĩ với những yếu tố trên )
vd :
Câu: Chị Ba đến // khiến tôi /rất vui và vững tâm
Câu: Khi bắt đầu kháng chiến, nhân dân ta// tinh thần rất hăng hái
Vai trò cụm CN1-VN1 “ nhân dân ta// tinh thần rất hăng hái” là làm vị ngữ
Câu: Chúng ta// có thể nói rằng trời/ sinh lá sen để bao bọc cốm, cũng như trời /sinh cốm nằm ủ trong lá sen
Câu: Nói cho đúng thì phẩm giá của tiếng Việt// chỉ mới thật sự được xác định và đảm bảo từ ngày Cách Mạng tháng Tám /thành công
Vai trò của CN1-VN1 “Cách Mạng tháng Tám /thành công” là làm phụ ngữ cho cụm danh từ
Ta có thể dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường làm thành phần của câu hoặc cụm từ để mở rộng câu..
vd
Khi bắt đầu kháng chiến, nhân dân ta tinh thần rất hăng hái.
Trong đó:
– Trạng ngữ: Khi bắt đầu kháng chiến.
– Chủ ngữ: Nhân dân ta.
– Vị ngữ: Tinh thần rất hăng hái (vị ngữ có kết cấu cụm C – V), trong đó:
+ Chủ ngữ: Tinh thần.
+ Vị ngữ: Rất hăng hái.
– Đây là câu có vị ngữ là cụm C – V.
Ví dụ:
– Cách mạng tháng Tám thành công đem lại độc lập, tự do cho dân tộc.
Trong đó:
– Chủ ngữ: Cách mạng tháng Tám thành công (chủ ngữ có kết cấu cụm C — V), trong đó:
+ Chủ ngữ: Cách mạng tháng Tám.
+ Vị ngữ: Thành công.
– Vị ngữ: Đem lại độc lập, tự do cho dân tộc.
Ở ví dụ này, ta thấy: Đây là câu có chủ ngữ là cụm C -V.