Em hiểu thế nào tư tưởng nhân nghĩa của nguyễn trãi trong đại cáo bình ngô

Question

Em hiểu thế nào tư tưởng nhân nghĩa của nguyễn trãi trong đại cáo bình ngô

in progress 0
Gerda 4 years 2021-06-20T14:56:50+00:00 2 Answers 39 views 0

Answers ( )

    0
    2021-06-20T14:58:35+00:00

           Bình Ngô Đại Cáo là một áng văn xuất sắc của Nguyễn Trãi. Trong tác phẩm tác giả đã thể hiện được tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi. Theo quan niệm của đạo Nho ngày trước thì nhân nghĩa là mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người trên cơ sở tình thương và đạo lí. Còn trong tác phẩm của mình thì Nguyễn Trãi đã cho rằng nhân nghĩa chủ yếu để yên dân. Đây là một điều cơ bản của nhân nghĩa. Ông đem đến nội dung mới đó là nhân nghĩa là yên dân trừ bạo.  Đó là cơ sở để bóc trần luận điệu xảo trá của giặc Minh cũng như khẳng định lập trường chính nghĩa của ta và tính chất phi nghĩa của kẻ thù xâm lược. 

    0
    2021-06-20T14:58:45+00:00

    Nguyễn trãi là nhà văn ,nhà thơ ,là danh nhân văn hóa lịch sử của nước ta .ông đã để lại cho đời áng văn chương vô cùng sâu sắc ,quý báu góp phần vào nền văn học nước ta.Trong số các tác phẩm của ông ,ta phải kể đến bài thơ đại cáo bình ngô .qua tác phẩm vĩ đại này ,ông đã nói lên tư tưởng nhân nghĩa vô cùng sâu sắc của mình mà khó người nào nghĩ được như vậy trong thời đại phong kiến hỗn loạn lúc bấy giờ

      Tác phẩm “Đại cáo Bình Ngô” được ông thừa lệnh vua Lê Lợi viết để tuyên cáo về chiến thắng giặc Ngô năm 1428, mang ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc, một áng “thiên cổ hùng văn” của dân tộc. Nội dung bài cáo không chỉ tố cáo tội ác của kẻ thù xâm lược, ca ngợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn mà còn mang tư tưởng nhân nghĩa sâu sắc.

      Việc nhân nghĩa là gì?theo quan niệm  Nho giáo cho rằng: Nhân nghĩa là quan hệ tốt đẹp giữa người với người trong cộng đồng. Khái niệm này mang nội hàm rất đẹp, rất tiến bộ và cao cả.

     Với Nguyễn Trãi, tư tưởng nhân nghĩa được quan niệm theo cách cụ thể và cơ bản nhất, phù hợp với hoàn cảnh lịch sử dân tộc lúc bấy giờ:

     “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
    Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”

    Nhân nghĩa đối với Nguyễn Trãi cốt nhất hai việc là “trừ bạo” và “yên dân”, nghĩa là diệt trừ các thế lực tàn bạo đày đọa nhân dân, làm cho cuộc sống người dân được yên ổn, ấm no và hạnh phúc đó mới là nhân nghĩa.qua câu thơ trên ta thấy nhân nghĩa đã được nhân lên một tầm cao hơn hẳn, và mở rộng hơn nữa: đó là lo cho dân, giúp cho dân – dân ở đây nói với nghĩa bao trùm tất cả thiên hạ, ta có thể thấy lòng Nguyễn Trãi bao la và suy nghĩ của ông thật rộng lớn  Ông thương dân và lo cho dân với tất cả tấm lòng mình, không phải để ban ơn cho dân mà là đền ơn dân như ông từng nghĩ ăn lộc, đền ơn kẻ cấy cày. Đó là một suy nghĩ hết sức tiến bộ và đáng quý biết bao trong thời đại lúc bấy giờ, mà qua bao thời gian, đến ngày nay vẫn vô cùng giá trị.

     

    Trước hết, nhân nghĩa được gắn với việc khẳng định chủ quyền, độc lập của dân tộc:

    “Như nước Đại Việt ta từ trước,
    Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
    Núi sông bờ cõi đã chia
    Phong tục Bắc Nam cũng khác…”

    Với những dẫn chứng đầy thuyết phục về chủ quyền dân tộc từ nền văn hiến, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán và các triều đại lịch sử…, tác giả đã khẳng định nền chủ quyền độc lập dân tộc là điều không thể chối cãi. Chỉ khi khẳng định chủ quyền của dân tộc thì mọi hành động của ta mới có cơ sở và đúng với nhân nghĩa. 

     không chỉ thương dân mà ông còn thể hiện sự khinh ghét quân giặc minh vơi nhưng điều chúng nó đã làm .

    Chúng đã:

    Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
    Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.

    Cũng từng chứng kiến sự tan cửa nát nhà, sự man rợ của bọn cuồng Minh sát hại người vô số, nên Nguyễn Trãi đã hiểu rõ lòng thương cảm và căm giận thay khi những người dân đang gặp cảnh chiến tranh khốc liệt. Những dân đen, con đỏ là những người ở tầng lớp khốn khổ nhất xã hội, những người chuyên đi cày cấy, đi ở, đi làm thuê xuất hiện dưới ngòi bút Nguyễn Trãi cùng tình cảm của ông. Sự quan tâm này thật không dễ gì có được ở những người vốn làm quan lại như ông, vì thế đây là điều rất tốt đẹp của tư tưởng Nguyễn Trãi.

    Càng thương dân, ông càng căm giận quân xâm lược. Đoạn kể tội giặc của ông với những hình ảnh cụ thể trong bài Cáo bình Ngô đầy nước mắt đồng cảm thương xót cho nhân dân, cho quê hương cho cây cỏ núi sông, đồng thời ngùn ngụt lòng căm thù, tức giận đối với kẻ ngoại xâm và bán nước.

    Bại nhân nghĩa nát cả đất trời
    Nặng thuế khóa sạch không đầm núi
    Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập thuồng luồng.
    Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu nước độc…
    Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ
    Nheo nhóc thay kẻ góa bụa khốn cùng.
    Nặng nề những nỗi phu phen
    Tan tác cả nghề canh cửi.
    Trước tội ác đến độ
    Trúc Nam Sơn không ghi hết tội
    Nước Đông Hải không rửa sạch mùi
    Lẽ nào trời đất dung tha,
    Ai bảo thần dân chịu được?…
    Ngẫm thù lớn há đội trời chung
    Căm giặc nước thề không cùng sống.

    Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi đã mách bảo ông rằng, đã đến lúc trừ bạo để yên dân. Tâm trạng của ông, cũng là của Lê Lợi canh cánh suốt ngày đêm nỗi lo làm sao đánh giặc, cứu dân thoát cơn nguy biến và giành lại độc lập cho giang sơn. Tư tưởng nhân nghĩa ở đây xét đến cùng là lòng yêu nước thương dân. Lòng yêu nước, thương dân vĩ đại ấy đã khiến Nguyễn Trãi cũng như Lê Lợi: đau lòng nhức óc, nếm mật nằm gai suốt mười mấy năm trời. Bài cáo toát lên một tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc khi nhắc lại lịch sử:

    Như nước Đại Việt ta từ trước
    Vốn xưng nền văn hiến đã lâu…
    Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần, bao đời gây nền độc lập

    Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.

    Đến khi chiến thắng giặc Minh, một lần nữa, tư tưởng nhân nghĩa – tấm lòng thanh cao của Ức Trai càng cao vời vợi. Ông thương dân, mong muốn sớm yên bình cho quân dân nên ông đã lấy toàn dân là hơn, để nhân dân nghỉ sức. Đối với vị chủ tướng như ông, chiến thắng không phải tất cả, nếu nhân dân cần cuộc sống ấm no thì ta cho họ, ta cũng không nên vì lợi lộc mà quên đi mục đích ban đầu.

    Hơn thế nữa, tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi còn đối với những kẻ đã gây họa cho nước Đại Việt. Theo ông, binh đao khói lửa chỉ là chuyện bất đắc dĩ, vì làm hao tổn sinh mạng, ông luôn mưu phạt tâm công, dùng áng văn chính luận có sức mạnh hơn 10 binh để tránh đổ máu mà thu phục được lòng người. Với quân tướng bại trận của giặc, ông đã tha bổng và giúp cho về nước, không giết hại: thể lòng trời, ta mở đường hiếu sinh để giữ vẹn hòa hiếu. Ta thấy Nguyễn Trãi quả là một con người nhân nghĩa, với tấm lòng nhân hậu, bác ái và thanh cao tuyệt vời!

    Trong tác phẩm Cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi, tư tưởng nhân nghĩa dường như hòa quyện trong từng lời từng ý, tỏa ra dưới ngòi bút sắc bén của ông. Nguyễn Trãi đã là một nhà thơ tư tưởng lớn biết chọn cho mình lí tưởng đẹp đẽ và cao quý như vậy. Ông đã nguyện dành hết tất cả tài đức, khả năng của mình cho việc nhân nghĩa, để trợ dân. Vì thế, sau khi về ở ẩn, khi vua mời ra làm quan, ông đã sẵn sàng ra ngay không nề hà.

    Tâm hồn Nguyễn Trãi đong đầy nhân nghĩa, rất thanh cao và trong sáng, có thể coi như một viên ngọc quý. Tên tuổi ông là một dấu son lớn trong trang sử danh nhân Việt Nam. Tư tưởng nhân nghĩa của ông vượt thời gian – qua bao thế kỉ, bao triều đại, và vượt cả không gian – vang danh trên thế giới, ý nghĩa rộng lớn không biên giới của lòng nhân nghĩa ấy để trở thành một tư tưởng vĩ đại của loài người.

    Chính tư tưởng nhân nghĩa mang đậm nhân đạo đó đã giúp cho đất nước ta được tự do, độc lập, thoát khỏi ách nô lệ 4000 năm lịch sử:

    Xã tắc từ đây vững bền
    Giang sơn từ đây đổi mới

    Một lời khẳng định chắc nịch, như một hồi chuông vang lên để cho mọi người trên thế giới này biết được rằng đất nước Việt Nam đã có chủ quyền, đã thực sự hòa bình và thống nhất

       

    Bình Ngô đại cáo” chính là áng thiên cổ hùng văn của vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi. Và nó dường như cũng chính là văn bản tổng kết cuộc kháng chiến gian lao nhưng đầy tự hào, anh hùng của dân tộc ta hơn một thập kỷ. Đó chính là việc toát lên tác phẩm là tư tưởng nhân nghĩa, tư tưởng chủ đạo cho chính trị, ngoại giao cho xã tắc muôn đời sau.Cho đến bây giờ, khi đã trải qua bao nhiêu thăng trầm và biến cố nhưng tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi vẫn còn giữ nguyên giá trị. Nó giúp cho đất nước ta có được nhiều thành tựu vang dội như hiện nay. Gấp trang sách lại nhưng còn vang vọng đâu đây tư tưởng nhân nghĩa, nhân đạo của ông .đó cũng là điều đáng để chúng ta học hỏi ,rèn luyện

Leave an answer

Browse

Giải phương trình 1 ẩn: x + 2 - 2(x + 1) = -x . Hỏi x = ? ( )