Qua văn bản “Buổi học cuối cùng” hình ảnh người thầy giáo yêu nước Ha-men hiện lên thật nghiêm khắc mà mẫu mực – người thầy đã dành trọn bốn mươi năm tâm huyết cho nghề nhà giáo cao quí, bốn mươi năm tâm huyết để truyền dạy tiếng mẹ đẻ cho các thế hệ trẻ vùng An-dát biên giới xa xôi. Để rồi một ngày, thầy nhận được lệnh từ Béc-lin: “từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát, Lo-ren…” thế là các kỉ niệm đau đớn như ùa về với thầy đem theo sự hối hận tận cùng…Thầy nhớ như in những ngày thầy bắt học trò tưới vườn thay vì học hành, rồi những ngày thầy đã không ngại ngùng cho học trò nghỉ học khi mún đi câu cá hương. Nhưng tình yêu nước tha thiết đã trỗi dậy trong thầy vào buổi học tiếng Pháp cuối cùng: thầy mặc chiếc áo Gơ-đanh-gốt vốn chỉ dùng trong những hôm quan trọng, giọng nói thầy tha thiết hơn bao giờ hết và chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến vậy. Người thầy tội nghiệp như muốn truyền hết tri thức của mình và một lúc nhét hết nó vào đầu tụi học trò thơ ngây. Đồng hồ đã điểm mười hai giờ, thầy đứng trên bục, người thầy tái nhợt, bất lực ra hiệu cho tụi học trò: “kết thúc rồi…đi đi thôi!”. Tuy nhiên, trong điểm tột cùng của sự đau xót, thầy Ha-men đã có một hành động thật anh dũng, cao cả thể hiện tấm lòng yêu nước, yêu thiết tha tiếng mẹ đẻ đó là cầm phấn dằn hết sức, thầy cố viết thật to:
Qua văn bản “Buổi học cuối cùng” hình ảnh người thầy giáo yêu nước Ha-men hiện lên thật nghiêm khắc mà mẫu mực – người thầy đã dành trọn bốn mươi năm tâm huyết cho nghề nhà giáo cao quí, bốn mươi năm tâm huyết để truyền dạy tiếng mẹ đẻ cho các thế hệ trẻ vùng An-dát biên giới xa xôi. Hơn bất kì ai đang sinh sống trên mảnh đất An- dát, thầy giáo Ha- men là người rất mực trân trọng buổi học cuối cùng. Để tôn vinh buổi học này, thầy đã ăn mặc thật trang trọng: “mặc chiếc áo rơ- đanh- gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn và đội cái mũ tròn bằng lụa đen thêu mà thầy chỉ dùng vào những hôm có thanh tra hoặc phát phần thưởng”. Hình như thầy chuẩn bị cho cuộc tiễn đưa một điều lớn lao- đó không chỉ là buổi học cuối đối với những học trò thân yêu, đối với bục giảng thân quen mà còn là cuộc chia li đối với ngôn ngữ mẹ đẻ đầy thiêng liêng.Thái độ của thầy đối với những học trò nhỏ cũng khác biệt hơn. Khác với thái độ nghiêm khắc hằng ngày, thầy đã ân cần nhẹ nhàng và không hề trách mắng khi cậu học trò Phrăng đi học muộn giống như thông thường. Trong buổi học này, thầy đã nói chuyện với những học trò thân yêu với lời nhắn nhủ đầy tâm tình.Mỗi một hành động và lời nói của thầy Ha-men đã làm nổi bật lên vai trò, ý nghĩa cùng giá trị thiêng liêng của tiếng mẹ đẻ đối với việc bảo vệ chủ quyền dân tộc cũng như mối quan hệ giữ tình yêu tiếng nói dân tộc và lòng yêu nước. Thầy Ha – men đã truyền đạt một cách say mê về tiếng Pháp: “đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất”. Tình yêu đối với ngôn ngữ mẹ đẻ là một trong những biểu hiện kết tinh cao độ của lòng yêu nước. Và thiêng liêng hơn, người thầy còn nêu bật giá trị của tiếng nói dân tộc: “…khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù”. Câu nói tưởng chừng như giản đơn nhưng lại chứa đựng một triết lí sâu sắc về con đường đấu tranh giải phóng dân tộc trong hoàn cảnh bị xâm lăng. Và rồi, trong giờ phút tưởng chừng như yếu đuối nhất- khi tiếng chuông cầu nguyện buổi trưa vang lên cũng là lúc tiếng kèn của bọn lính Phổ đi tập về vang lên ngoài cửa sổ, dù cho người tái nhợt và không đủ bình tĩnh để nói hết câu nhưng thầy vẫn cố gắng dằn mạnh viên phấn để viết lên bảng dòng chữ: “NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”. Đó chính là tiếng nói sâu sắc và tha thiết từ một trái tim yêu nước.
Answers ( )
Qua văn bản “Buổi học cuối cùng” hình ảnh người thầy giáo yêu nước Ha-men hiện lên thật nghiêm khắc mà mẫu mực – người thầy đã dành trọn bốn mươi năm tâm huyết cho nghề nhà giáo cao quí, bốn mươi năm tâm huyết để truyền dạy tiếng mẹ đẻ cho các thế hệ trẻ vùng An-dát biên giới xa xôi. Để rồi một ngày, thầy nhận được lệnh từ Béc-lin: “từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát, Lo-ren…” thế là các kỉ niệm đau đớn như ùa về với thầy đem theo sự hối hận tận cùng…Thầy nhớ như in những ngày thầy bắt học trò tưới vườn thay vì học hành, rồi những ngày thầy đã không ngại ngùng cho học trò nghỉ học khi mún đi câu cá hương. Nhưng tình yêu nước tha thiết đã trỗi dậy trong thầy vào buổi học tiếng Pháp cuối cùng: thầy mặc chiếc áo Gơ-đanh-gốt vốn chỉ dùng trong những hôm quan trọng, giọng nói thầy tha thiết hơn bao giờ hết và chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến vậy. Người thầy tội nghiệp như muốn truyền hết tri thức của mình và một lúc nhét hết nó vào đầu tụi học trò thơ ngây. Đồng hồ đã điểm mười hai giờ, thầy đứng trên bục, người thầy tái nhợt, bất lực ra hiệu cho tụi học trò: “kết thúc rồi…đi đi thôi!”. Tuy nhiên, trong điểm tột cùng của sự đau xót, thầy Ha-men đã có một hành động thật anh dũng, cao cả thể hiện tấm lòng yêu nước, yêu thiết tha tiếng mẹ đẻ đó là cầm phấn dằn hết sức, thầy cố viết thật to:
“NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”
Qua văn bản “Buổi học cuối cùng” hình ảnh người thầy giáo yêu nước Ha-men hiện lên thật nghiêm khắc mà mẫu mực – người thầy đã dành trọn bốn mươi năm tâm huyết cho nghề nhà giáo cao quí, bốn mươi năm tâm huyết để truyền dạy tiếng mẹ đẻ cho các thế hệ trẻ vùng An-dát biên giới xa xôi. Hơn bất kì ai đang sinh sống trên mảnh đất An- dát, thầy giáo Ha- men là người rất mực trân trọng buổi học cuối cùng. Để tôn vinh buổi học này, thầy đã ăn mặc thật trang trọng: “mặc chiếc áo rơ- đanh- gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn và đội cái mũ tròn bằng lụa đen thêu mà thầy chỉ dùng vào những hôm có thanh tra hoặc phát phần thưởng”. Hình như thầy chuẩn bị cho cuộc tiễn đưa một điều lớn lao- đó không chỉ là buổi học cuối đối với những học trò thân yêu, đối với bục giảng thân quen mà còn là cuộc chia li đối với ngôn ngữ mẹ đẻ đầy thiêng liêng.Thái độ của thầy đối với những học trò nhỏ cũng khác biệt hơn. Khác với thái độ nghiêm khắc hằng ngày, thầy đã ân cần nhẹ nhàng và không hề trách mắng khi cậu học trò Phrăng đi học muộn giống như thông thường. Trong buổi học này, thầy đã nói chuyện với những học trò thân yêu với lời nhắn nhủ đầy tâm tình.Mỗi một hành động và lời nói của thầy Ha-men đã làm nổi bật lên vai trò, ý nghĩa cùng giá trị thiêng liêng của tiếng mẹ đẻ đối với việc bảo vệ chủ quyền dân tộc cũng như mối quan hệ giữ tình yêu tiếng nói dân tộc và lòng yêu nước. Thầy Ha – men đã truyền đạt một cách say mê về tiếng Pháp: “đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất”. Tình yêu đối với ngôn ngữ mẹ đẻ là một trong những biểu hiện kết tinh cao độ của lòng yêu nước. Và thiêng liêng hơn, người thầy còn nêu bật giá trị của tiếng nói dân tộc: “…khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù”. Câu nói tưởng chừng như giản đơn nhưng lại chứa đựng một triết lí sâu sắc về con đường đấu tranh giải phóng dân tộc trong hoàn cảnh bị xâm lăng. Và rồi, trong giờ phút tưởng chừng như yếu đuối nhất- khi tiếng chuông cầu nguyện buổi trưa vang lên cũng là lúc tiếng kèn của bọn lính Phổ đi tập về vang lên ngoài cửa sổ, dù cho người tái nhợt và không đủ bình tĩnh để nói hết câu nhưng thầy vẫn cố gắng dằn mạnh viên phấn để viết lên bảng dòng chữ: “NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”. Đó chính là tiếng nói sâu sắc và tha thiết từ một trái tim yêu nước.