Có vị khách văn chương nọ đến thăm Bãi Lữ, khi qua Cổng Trời, ngắm toàn cảnh biển khơi, sông núi đã từ ngạc nhiên đến sững sờ trước cảnh đẹp hữu tình nơi đây liền thốt lên những vần thơ: Anh trước em sau lên Cổng Trời,
Đón hoàng hôn xuống Bãi Lữ chơi.
Sương giăng lưng núi hồn Mộ Dạ,
Phía ấy chân đồi sóng biển khơi…
Bãi Lữ ở phía Đông Bắc của huyện Nghi Lộc, thuộc đất của xã Nghi Yên và Nghi Tiến, nằm trong vòng cung biển Đông Nam Lạch Vạn – Cửa Hiền – Cửa Xá của tỉnh Nghệ An. Một vùng sông núi dày đặc, trời biển mênh mông với biết bao sự tích, huyền thoại và sự kiện lịch sử sống động.
Bãi Lữ là bãi biển có phong cảnh tuyệt đẹp, nước trong xanh và ở nơi yên tĩnh nhất nhì của xứ Nghệ. Bãi Lữ là tên gọi xuất phát từ núi Lữ (Lữ Sơn). Hòn núi đứng sừng sững nơi bãi biển, như chàng lữ khách thẩn thơ đi tìm điệu hát tình tứ lẫn trong sóng biển và đằm sắc hương quê của nàng thiếu nữ tình si. Lữ khách dừng chân bên chùa, dâng nén hương cầu Phật, rồi như được tiếp thêm nhiệt và ánh sáng của Đức Phật đã quyết định đứng chân nơi đây. Chàng dõi theo dấu chân, lắng nghe điệu hát đến mê hồn của cô gái biển như Nàng Tiên Cá ở trong truyện cổ tích. Ta cũng như bị chìm đắm vào tích chèo cổ “Quan âm thị kính” để cùng nàng Lữ Ngọc đi tìm người con gái yêu là Tiểu Hồng ở chốn này?!
Trên đường vào Cổng Trời – Bãi Lữ có ngôi Đền thờ Sơn Thần và Thánh Mẫu, nguyên là Đền Nẻ ở nơi sông La Hoàng và Khe Nễ chảy ra Cửa Hiền dời vào đây. Đoạn sông ra Cửa Hiền nay đã bị lấp, chính là nơi diễn ra bi kịch nàng Mỵ Châu bị vua cha An Dương Vương chém đầu và cầm sừng tê rẽ sóng đi xuống biển – Bãi Lữ. Ngôi mộ Mỵ Châu ở La Nham tức là chốn này. Giếng Ngọc là giọt máu cuối cùng của Mỵ Châu đọng lại để cho chàng Trọng Thuỷ soi vào và biến thành viên ngọc trai lóng lánh.
Nếu thấy hay thì cho mik xin 1 Cám Ơn+1 CTLHN+5 Sao nhé !Chúc bạn học tốt.
Answers ( )
Bài làm
Có vị khách văn chương nọ đến thăm Bãi Lữ, khi qua Cổng Trời, ngắm toàn cảnh biển khơi, sông núi đã từ ngạc nhiên đến sững sờ trước cảnh đẹp hữu tình nơi đây liền thốt lên những vần thơ:
Anh trước em sau lên Cổng Trời,
Đón hoàng hôn xuống Bãi Lữ chơi.
Sương giăng lưng núi hồn Mộ Dạ,
Phía ấy chân đồi sóng biển khơi…
Bãi Lữ ở phía Đông Bắc của huyện Nghi Lộc, thuộc đất của xã Nghi Yên và Nghi Tiến, nằm trong vòng cung biển Đông Nam Lạch Vạn – Cửa Hiền – Cửa Xá của tỉnh Nghệ An. Một vùng sông núi dày đặc, trời biển mênh mông với biết bao sự tích, huyền thoại và sự kiện lịch sử sống động.
Bãi Lữ là bãi biển có phong cảnh tuyệt đẹp, nước trong xanh và ở nơi yên tĩnh nhất nhì của xứ Nghệ. Bãi Lữ là tên gọi xuất phát từ núi Lữ (Lữ Sơn). Hòn núi đứng sừng sững nơi bãi biển, như chàng lữ khách thẩn thơ đi tìm điệu hát tình tứ lẫn trong sóng biển và đằm sắc hương quê của nàng thiếu nữ tình si. Lữ khách dừng chân bên chùa, dâng nén hương cầu Phật, rồi như được tiếp thêm nhiệt và ánh sáng của Đức Phật đã quyết định đứng chân nơi đây. Chàng dõi theo dấu chân, lắng nghe điệu hát đến mê hồn của cô gái biển như Nàng Tiên Cá ở trong truyện cổ tích. Ta cũng như bị chìm đắm vào tích chèo cổ “Quan âm thị kính” để cùng nàng Lữ Ngọc đi tìm người con gái yêu là Tiểu Hồng ở chốn này?!
Trên đường vào Cổng Trời – Bãi Lữ có ngôi Đền thờ Sơn Thần và Thánh Mẫu, nguyên là Đền Nẻ ở nơi sông La Hoàng và Khe Nễ chảy ra Cửa Hiền dời vào đây. Đoạn sông ra Cửa Hiền nay đã bị lấp, chính là nơi diễn ra bi kịch nàng Mỵ Châu bị vua cha An Dương Vương chém đầu và cầm sừng tê rẽ sóng đi xuống biển – Bãi Lữ. Ngôi mộ Mỵ Châu ở La Nham tức là chốn này. Giếng Ngọc là giọt máu cuối cùng của Mỵ Châu đọng lại để cho chàng Trọng Thuỷ soi vào và biến thành viên ngọc trai lóng lánh.
Nếu thấy hay thì cho mik xin 1 Cám Ơn+1 CTLHN+5 Sao nhé !Chúc bạn học tốt.