Có ai sắp thi Ielts k ạ? Cho xin kinh nghiệm.

Question

Có ai sắp thi Ielts k ạ? Cho xin kinh nghiệm.

in progress 0
Minh Khuê 4 years 2020-10-23T06:47:30+00:00 3 Answers 88 views 0

Answers ( )

    0
    2020-10-23T06:49:28+00:00

    Trong phần thi này, hai bài đầu luôn gắn liền với đời sống hoặc văn hóa thường thức. Nếu bài nghe đầu là độc thoại, kiểu đưa thông tin, thì phần 2 sẽ là hội thoại giữa hai người. Hai phần còn lại sẽ liên quan nhiều hơn đến đề tài học đường và thường dễ nghe hơn với mình vì mình đã có một năm học tập tại Hà Lan.

    Mình đã không làm tốt phần thứ 2 vì nội dung bài thi nói về văn hóa thổ dân Úc và có nhiều thuật ngữ không có trong từ điển của mình. Thêm nữa, mình bị phân tâm về một… cái gì đó ngoài cửa sổ nên sau khi nghe một vài từ chuyên ngành không ra, mình bỏ luôn phần 2 và chỉ tập trung vào hai phần còn lại. Theo kinh nghiệm của mình, vì máy chỉ phát một lần nên phần nào đã qua thì nên cho qua luôn, không nên mò mẫm lại trong trí nhớ làm gì, tránh bị phân tâm cho những câu hỏi sau. Cái gì không chắc, mọi người nên ghi lại trong tờ đề thi ở bên cạnh để đoán vào lúc cuối. Thi IELTS không bị trừ điểm cho bài sai nên cứ… viết những gì mình phỏng đoán vào tờ kết quả!

    Reading

    Trong những bài tự làm tự chấm ở nhà, đây là phần mình yếu nhất. Những lần làm thử, mình có khi chỉ đạt 3.0. Thực sự đây là phần mình không thích nhất vì toàn thuật ngữ chuyên ngành mà mình nghĩ là trong đời mình sẽ không bao giờ dùng tới.

    Phần này có ba bài đọc. Ở kỳ thi của mình, phần thứ nhất về khủng long, phần thứ hai về sinh học và phần thứ ba về Tâm lý con người trong việc làm việc nhóm. Vì phần ba là chuyên môn của mình nên mình đã ưu tiên làm trước phần bản thân nắm chắc

    Để nối đúng nội dung của tiêu đề với mỗi đoạn văn, mọi người cần đọc câu đầu và câu cuối vì đó thường là câu tóm nội dung chính. Mình chọn cách đọc hết tất cả các nội dung, vì cảm thấy phần thông tin này thú vị và vì tiếc sẽ không bao giờ tìm lại được nó một khi đã nộp bài kiểm tra đi. Hì hì.

    Sau khi đã đúng chừng 80% cho phần đọc thứ 3, mình mới làm phần nội dung về khủng long. Rất may là bài này yêu cầu điền từ nên mình chỉ cần đọc lướt nội dung toàn bộ bài đọc thì có thể đoán được phần nào nói về cái gì và từ nào thì liên quan. Có những từ khó, mình dùng phương án loại suy, hoặc hên xui. Kiểm tra bằng ngữ pháp cũng là một cách hay nhất là với những ai ngày xưa đi học có quan tâm chút xíu tới ngữ pháp tiếng Anh.

    Sau đó thì dù rất chán chường, nhưng mình cũng phải “nhảy” qua bài đọc về Sinh học. Đừng vội nản, nếu đọc lần 1 không hiểu, lần 2 không hiểu, lần n không hiểu và lần cuối cùng thì mình đúc rút ra một điều (mà bất kì ai chưa đọc đề cũng có thể hiểu được) là mỗi đoạn văn tác giả sẽ viết về một vấn đề nổi cộm nào đó. Nhiệm vụ của mình lúc đó là tìm vấn đề chính của mỗi đoạn. Bạn có thể lần mò theo các từ nối, hoặc bám vào một hướng phát triển nào đó, chẳng hạn như mạch thời gian chẳng hạn. Và vì mỗi đoạn ngày hôm đó gắn với tên tuổi nhà khoa học nên mình đã lần mò theo tên của họ.

    Vậy là, từ không hiểu gì, mình đã có thể mò ra đáp án cho mỗi câu hỏi bằng cách lần theo ý chính bằng tên của các nhà bác học. Và mặc kệ bải viết nói đến mưa gió bão bùng động đất gì cũng không quan tâm mà chỉ chú tâm đến tên nhà khoa học mà thôi

    Writing

    Mình rất sợ kĩ năng này, nhất là sợ phần một vì khi đi thi mình chỉ mang theo một tờ A4 gồm các kí họa biểu đồ và từ tương ứng. Nhưng xin thề là lúc ngồi vào bài thi mình chỉ nhớ được hai từ là increase và decrease, thậm chí mình còn không biết gọi tên sự khác biệt giữa các biểu đồ! Rút kinh nghiệm, các bạn nên trang bị cho mình một loạt từ vựng biểu đồ thường gặp trong các bài thi IELTS rồi học thật kỹ trước ngày thi nhé.

    May cho mình là hôm đó không thi biểu đồ mà thi số liệu về những khoản chi của người Anh trong vòng 30 năm qua, với những hạng mục như Ăn uống, mua sắm, đi lại, văn

    Mình tốn thời gian cho phần 1 hơn phần 2, thậm chí có lúc tưởng mình viết lạc đề vì phân tích sự khác biệt trong các khoản chi (trong khi phần này thì chỉ cần đưa số liệu và so sánh thôi). Đây là cái dại rất lớn vì phần 2 có số điểm nhiều hơn phần 1,. Do đó, mọi người nên chú tâm vào phần 2 hơn nhé.

    >> 10 tips hữu ích cho bài thi IELTS Writing

    Sang phần 2, câu hỏi là việc nên học giỏi một số môn học yêu thích hay nên học giỏi đều. Dù mình biết theo quan điểm cá nhân là chỉ nên học các môn yêu thích (giống mình) nhưng mình đọc đâu đó rằng xu hướng chấm thi IELTS rất thích những bài viết có quan điểm trung lập – nghĩa là cả ủng hộ và không ủng hộ hai ý kiến trái chiều đó, nên mình đã chọn hướng viết này.

    Bài thi IELTS kỹ năng viết, mình quyết định phát triển thật nhiều dẫn chứng. Mình viết nhiều “ở Việt Nam, nước tôi”… để làm nên sự khác biệt với những bài thi của các bạn Pháp. Mình viết cả chuyện ở Việt Nam mấy nhỏ bạn mình thân hình gầy còm và học thể dục kém nhưng vẫn khóc lên khóc xuống xin thầy điểm thật cao môn thể dục cho đẹp bảng điểm, thậm chí còn nhớ là có

    0
    2020-10-23T06:49:28+00:00

    Sau đây, mình chia sẻ ngắn gọn về 1 số lưu ý khi đi thi.

    1. Reading

    – Trong 10 ngày trước khi thi, mình luyện được 5-6 đề trong Cam 9 và 11. Kết quả cũng tuỳ vào độ tập trung của hôm làm đề, hôm nào đầu óc còn lo lắng chuyện khác thì thường thấp hơn 1 chút.

    – Cho tới trước khi thi 1 ngày, mình đọc được 1 tips rằng đọc đoạn nào thì làm tất cả câu hỏi có liên quan đến đoạn đó luôn, kể cả Matching.

    – Trước đây, bài Matching chúng ta luôn có thói quen để cuối cùng, với lầm tưởng là khi đó nắm được nội dung bài sẽ làm dễ hơn. Thực tế mà nói, điểm reading của mình tăng giảm là bị vào bài Matching. Đơn giản là đến cuối cùng, bị áp lực thời gian không nói, nhiều khi chẳng nhớ nội dung của nó là gì, thấy na ná như nhau.

    – Vào ngày trước khi thi 1 ngày ấy, mình vào American Center ở gần Giảng Võ, mới lôi Cam 8 ra làm thử 1 passage theo cách trên thì đúng 10/10.

    – Đến ngày thi, mình áp dụng cách trên và làm bài rất nhanh. Chính vì làm bài nhanh mà mình lại đâm ra chủ quan. Mình đã nghĩ mình được 9.0 reading nhưng thực tế chỉ được 8.0 do sơ suất đâu đó.

    –> Vậy nha, đọc đoạn nào, làm hết các câu hỏi liên quan ở đoạn đó, dù bài 1 là T,F,NG còn bài 2 là Matching. Bạn sẽ thấy làm câu nào chắc câu đó luôn.

    2. Listening

    – Mình thuộc thể loại học hành bay bổng, không thể nào chăm chú ngồi ôn luyện được. Nên điểm listening của mình cũng không hề ổn định. Thời gian nào chăm nghe thì tốt, còn không thì thê thảm.

    – 1 vấn đề nữa khi làm listening là chúng ta hay mất tập trung. Sai 1 câu là dễ để lỡ thông tin của 1 loạt câu phía sau.

    – Trong vài lần làm đề, mình tiến bộ hơn nhờ vào việc dành thời gian chữa bài.

    Tuy nhiên, KEY ở đây lại nằm ở chỗ có 1 lần nghe, mình phát hiện ra rằng bất kể là nghe MAP hay bài nghe nhanh thế nào đi nữa, nếu MÌNH NGHE ĐỂ HIỂU chứ không phải NGHE ĐỂ LÀM CÂU HỎI thì kết quả sẽ khả quan hơn.

    Hãy hình dung lại, khi làm bài Listening, chúng ta chỉ chăm chăm nhìn vào câu hỏi, nhìn vào key-word trong câu hỏi, rồi có khi chờ mãi chưa thấy họ nói đến câu đó, hoặc mang máng nói đâu đó rồi, có vẻ nghi nghi thì đã chuyển qua nội dung câu khác.

    Trong khi đó, khi bạn nghe và thực sự liên kết toàn bộ nội dung bài nghe, bạn sẽ rất nhạy cảm và nắm được câu trả lời.

    Bằng cách này, bạn nghe được thông tin nào là chắc câu trả lời đúng, chứ không có kiểu hoang mang, hên xui.

    –> Nhớ nè, làm gì cũng cần có TÂM. Nghe ielts cũng vậy. Hãy để TÂM vào bài nghe, thực sự hiểu họ đang nói về cái gì chứ đừng chăm chăm vào từng câu hỏi riêng rẽ.

    3. Speaking

    – Thực sự thì mình cũng biết kha khá nhiều từ để tăng band điểm. Nhưng nhiều khi, việc nghĩ cách chèn từ hay vào làm mình nói bị khiên cưỡng và lắp, rồi dẫn đến run và nói không ra gì.

    – Trước khi đi thi, mình nghĩ bình thường nói thế nào, thì lúc đó nói vậy, cứ coi như đang trao đổi với bạn bè, hoặc được phỏng vấn.

    – Trước khi đi thi 1 ngày, mình vẫn không tập trung ôn nổi, đi American Center xong thì còn hẹn cafe với 1 bạn người nước ngoài. Bạn ấy khuyên mình rằng bình thường năng lượng của mình khi nói chuyện rất tốt, hãy đem năng lượng đó vào phòng thi và truyền năng lượng đó cho giám khảo.

    – Khi ấy thì mình không tin vì giám khảo được đào tạo để chấm. Nhưng năng lượng tốt thì hẳn cũng chẳng mất mát gì.

    – Hôm ấy vào phòng thi, giám khảo trung trung tuổi, chẳng cười nói gì. Nhưng mình thì vừa nói vừa cười (đừng cười 1 cách khả ố nhé, vừa đủ thôi), và thể hiện quan điểm cá nhân của mình.

    – Mình không hề nhớ ra cần thêm từ tăng band nào, và đang nói part 2 thì bị ngắt lời.

    – Hôm ấy đi thi về, mình có đọc trên page và nghe mọi người nói giám khảo ở phòng 2 của mình lạnh lùng, không tương tác làm mọi người run. Nhưng mình thì lại thấy tuyệt vời, cảm giác đến chém gió xong về.

    4. Writing

    Thực sự là nhận kết quả Writing xong không tin nổi là lại kém đến vậy. Mà điểm kém thì thôi khỏi chia sẻ nha. ^^

    Vậy thôi, chốt lại là, nếu bạn xem Tiếng Anh là 1 hành trình học và tận hưởng nó, thì vào phòng thi, chỉ cần mang NÃO và TÂM (để tâm) là được. Nhiều khi mẹo này nọ hay ôn luyện chỉ mình ielts để rồi rơi rớt và không áp dụng được trong đời sống thì cũng uổng.

    0
    2020-10-23T06:49:35+00:00

    Để tìm câu trả lời chính xác các em hãy tham khảo hên xui tiếng anh là gì các nguồn hoc24.vn, lazi.vn, hoidap247.com để thầy cô và các chuyên gia hỗ trợ các em nhé!

Leave an answer

Browse

Giải phương trình 1 ẩn: x + 2 - 2(x + 1) = -x . Hỏi x = ? ( )