Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”

Question

Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”

in progress 0
Nem 3 years 2021-06-16T02:40:31+00:00 2 Answers 11 views 0

Answers ( )

    0
    2021-06-16T02:41:46+00:00

    Mở Bài:

    -Dẫn dắt vấn đề và giới thiệu câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim”

    Thân Bài:

    GIẢI THÍCH CÂU TỤC NGỮ

    a.Nghĩa đen:

    -Một mảnh sắt to có thể mài thành một cây kim

    b.Nghĩa bóng

    -Làm bất cứ việc gì dù là nhỏ nhất cũng phải kiên trì, nhẫn nại

    BÀN LUẬN VẤN ĐỀ “TẠI SAO PHẢI KIÊN TRÌ, NHẪN NẠI”

    -Lòng kiên trì nhẫn nại giúp ta rèn luyện cho mình một tinh thần vững vàng trước những thất bại, không buông xuôi từ bỏ khi gặp một vấn đề khó 

    -Nó là một nghị lực giúp ta vượt qua mọi khó khăn của nghịch cảnh, không quá sợ hãi hay nản lòng trước những khó khăn

    DẪN CHỨNG CHỨNG MINH “CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM”

    *Bác Hồ là tấm gương sáng ngời về ý chí, nghị lực, sự kiên trì. Người đã làm nên những chiến thắng cho dân tộc

    *Nick Vuijvic- 1 chàng trai trai người Úc sinh ra với cơ thể không có tay có chân nhưng điều đó đã không làm anh nản chí. Vượt qua những khiếm khuyết trên cơ thể của mình, anh đã trở thành 1 diễn giả nổi tiếng khắp thế giới

    *Thầy Nguyễn Ngọc Ký bị lệt cả hai tay, phải viết bằng chân mà vẫn tốt nghiệp Đại Học

    *Cô Pa-đu-la người Anh bị mù nhưng vẫn trở thành người mẫu thời trang nổi tiếng

    -Những tấm gương vượt lên chính mình trong lao động sản xuất để trở thành những người thợ giỏi, công nhân lành nghề đưa cuộc sống mình ngày càng tốt đẹp góp phần xây dựng quê hương, đất nước

    Kết Bài:

    -Khẳng định lại ý nghĩa câu tục ngữ và rút ra bài học cho bản thân

     CHÚC BẠN BUỔI TỐI VUI VẺ NHA! ^-^

    0
    2021-06-16T02:42:23+00:00

      Tục ngữ được xem là “túi khôn” của người xưa. Mỗi câu tục ngữ đều mang một vẻ đẹp riêng cùng những bài học kinh nghiệm vô cùng quý giá mà cha ông ta để lại. Trong kho tàng tục ngữ đó, câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” để lại trong ta thật nhiều suy ngẫm, ấn tượng vì những tư tưởng, đạo lí tốt đẹp mà người xưa gửi gắm trong đó.

      Câu tục ngữ có hình thức ngắn gọn, hàm súc mà chứa đựng bao ý nghĩa sâu sắc. Câu tục ngữ với lối nói giản dị, kết hợp với nhịp 4/4 tạo nhịp điệu cho câu tục ngữ. Ngoài ra, tác giả dân gian còn sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ trong câu tục ngữ: “mài sắt” có nghĩa là một quá trình rèn luyện, cọ xát, phấn đấu vươn lên trong cuộc sống ; “nên kim” có nghĩa là chỉ thành quả, kết quả của sự phấn đấu, nỗ lực trước đó, được đền đáp một cách xứng đáng. Bằng cách nói đó, người xưa muốn gửi gắm tới chúng ta những lời khuyên đầy ý nghĩa nhân văn. Ở đời, chúng ta cần có nghị lực, phấn đấu, vươn lên trong cuộc sống để gặt hái được những thành quả, những kết quả mà chúng ta mong muốn đạt được. Nếu có ý chí nghị lực, kết quả đạt được là xứng đáng! Đó là lời nhắc nhở vô cùng sâu sắc, thấm thía về đạo lí, về lẽ sống ở đời.

      Trong thực tế đời sống xung quanh đã cho ta thấy một lời khẳng định đúng và có tính xác thực. Từ xa xưa đến tận bây giờ, nhân dân lao động Việt Nam với sự nỗ lực, ý chí và kiên cường, sáng tạo đã đưa lúa gạo Việt Nam ra thế giới, để rồi được công nhận là vựa lúa gạo thứ nhất trên thế giới. Hay trong lịch sử hào hùng của dân tộc đã có nhiều cuộc kháng chiến oai vệ chống lại những kẻ ngoại xâm, tiêu biểu là thực dân Pháp hay đế quốc Mỹ – 1 đế quốc hùng mạnh nhất thế giới thời bấy giờ cũng là nhờ ý chí bất khuất và kiên cường. mong muốn đánh thắng giặc của quân và dân ta. Bác Hồ nhân dịp khai giảng lần đầu tiên đã viết: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không … chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Để sánh vai với các cường quốc năm châu, nhân dân ta, đặc biệt là học sinh và sinh viên đã cố gắng rèn giũa từng ngày, với ý chí quyết tâm cao trong việc học tập đã đưa Việt Nam lên một tầm cao mới. Với những tấm gương cụ thể, tiêu biểu là Bác Hồ – tấm gương sáng với ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống để trở thành một vị lãnh tụ sáng suốt, người đã làm nên những chiến thắng cho dân tộc…

        Nghị lực, ý chí vươn lên không chỉ là phẩm chất cần có ở mỗi con người mà nó còn góp phần làm nên truyền thống nhân đạo, nhân nghĩa mang tính bản sắc của dân tộc. Với ý ngĩa đó, câu tục ngữ sẽ còn có giá trị đến tận mai sau.

       

Leave an answer

Browse

Giải phương trình 1 ẩn: x + 2 - 2(x + 1) = -x . Hỏi x = ? ( )