so sánh đặc điểm giống và khác nhau giữa thể loại truyện và ký

Question

so sánh đặc điểm giống và khác nhau giữa thể loại truyện và ký

in progress 0
Vân Khánh 4 years 2021-05-17T14:16:18+00:00 2 Answers 153 views 0

Answers ( )

    -1
    2021-05-17T14:17:36+00:00

    * Khác:

    – Ký:
    + Kí không có cốt truyện, nhân vật. 
    + Kí có thể loại: bút kí, kí sự, phóng sự, hồi kí, nhật kí, tùy bút. 
    + Kí thường chú trọng, ghi chép, tái hiện lại các hình ảnh, sự việc của đời sống, thiên nhiên và con người theo sự đánh giá, cảm nhận của tác giả. 

    – Truyện:

    +Truyện phần lớn dựa vào tưởng tượng, sáng tạo của tác giả trên cơ sở quan sát, tìm hiểu cuộc sống, thiên nhiên. 
    + Truyện thường có cốt truyện và nhân vật. 
    + Truyện gồm có các thể loại như truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài, tiểu thuyết.

    * Giống:

    + Đều thuộc phương thức tự sự tái hiện lại bức tranh đời sống bằng cách kể là chính

    + Có lời kể.

    + Truyện ngắn và kí đều là những câu chuyện có người kể chuyện.

    0
    2021-05-17T14:18:06+00:00

    Giống nhau:

    – Thời gian sáng tác: Cùng giai đoạn 1930 – 1945.

    – Phương thức biểu đạt: tự sự.

    – Nội dung: Cả 3 văn bản đều phản ánh cuộc sống khổ cực của con người trong xã hội đương thời chứa chan tinh thần nhân đạo.

    – Nghệ thuật: Đều có lối viết chân thực, gần gũi, sinh động.

    Khác nhau:

    – Thể loại: Mỗi văn bản viết theo một thể loại: Trong lòng mẹ (Hồi kí), Lão Hạc (Truyện ngắn), Tức nước vỡ bờ (Tiểu thuyết)

    – Đều biểu đạt phương thức tự sự nhưng mỗi văn bản yếu tố miêu tả, biểu cảm có sự đậm nhạt khác nhau.

    Văn bản trong lòng mẹ 

       -Thể loại :ký

       -PT biểu đạt :tự sự xen lẫn miêu tả biểu cảm

       -Nội dung chủ yếu :Đoạn văn Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng đã kể lại một cách chân thật và cảm động những cay đắng tủi nhục và tình yêu thương cháy bỏng của nhà Văn thời thơ ấu đối với mẹ. Bất hạnh đáng thương.

        -Đđ nghệ thuật:Lời văn nhẹ nhàng đầy tình cảm giàu hình ảnh và chan chứa yêu thương, cảm xúc. Mạch truyện truyền cảm xúc, chân thực. Kết hợp với lời văn miêu tả và biểu cảm. Khắc họa tâm lý nhân vạt bé Hồng thông qua hành động lời nói tâm trạng sinh động chân thật.

    Văn bản tức nước vỡ bờ :

       -Thể loại:Tiểu thuyết

       -PT biểu đạt :tự sự xen lẫn miêu tả biểu cảm

       -Nội dung chủ yếu:Bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân phong kiến đương thời.Tình cảnh khốn cùng của người nông dân và vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam xưa

        -Đđ nghệ thuật :Về kết cấu rất chặt chẽ, tập trung: các tình tiết, chi tiết đan cài chặt chẽ, đầy ấn tượng làm nổi bật chủ đề. – Tính xung đột, tính bi kịch cuốn hút, hấp dẫn.
    – Khắc họa thành công nhân vật: các hạng người từ người dân cày nghèo khổ đến địa chủ, từ bọn cường hào đến quan lại đều có những nét riêng, rất chân thực, sống động.
    – Ngôn ngữ trong “Tắt đèn”: từ miêu tả, tự sự đến ngôn ngữ nhân vật đều nhuần nhuyễn, đậm đà. Câu văn xuôi thanh thoát.

    Văn bản lão hạc

      -Thể loại:truyện ngắn

      -PT biểu đạt :tự sự xen lẫn miêu tả biểu cảm,nghị luận

      -ND nghệ thuật :Tác phẩm phản ánh hiện thực số phận người nông dân trước CMT8 qua tình cảnh của lão Hạc: nghèo túng, không có lối thoát, phải chọn cái chết để bảo toàn tài sản cho con và không phiền hà hàng xóm.Qua đó thẻ hiện tấm lòng yêu thương, trân trọng đối với người nông dân trong xã hội của nhà văn Nam Cao.Cảm thông, trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp tiềm ẩn của người nông dân trong cảnh khốn cùng vẫn giàu lòng tự trọng.

       -Đđ nghệ thuật :Sử dụng ngôi kể thứ nhất, người kể là nhân vật hiểu, chứng kiến toàn bộ câu         chuyện và cảm thông với lão hạc. Nghệ thuật phân tích tâm lí già dặn, kể chuyện chân thực, màu sắc trữ tình đan xen triết lí sâu sắc. Xây dựng được nhân vật có tính cá thể hóa cao.

Leave an answer

Browse

Giải phương trình 1 ẩn: x + 2 - 2(x + 1) = -x . Hỏi x = ? ( )