Ông Sáu, một nông dân Nam Bộ giàu lòng yêu nước đã tham gia hai cuộc kháng chiến (đánh Pháp và đánh Mĩ), và đã anh dũng hi sinh. Ra đi đánh giặc từ năm 1946 mãi đến năm 1954, hòa bình lập lại, ông mới được về thăm quê một vài ngày. Ngày ra đi bộ đội, đứa con gái bé bỏng thân yêu của ông mới lên một tuổi, ngày về thì con đã 8, 9 tuổi. Cái khao khát của một người lính sau những năm dài vào sinh ra từ được trở lại quê hương, được gặp lại vợ con, được nghe con cất tiếng gọi “ba” một tiếng cũng không trọn vẹn!
Sau năm 1954, ông Sáu không tập kết ra Bắc, ông nhận nhiệm vụ mói ở lại miền Nam “nằm vùng“ hoạt động bí mật. Trong những ngày ở rừng, ở cứ bị giặc ruồng bố triền miên. Thiếu gạo phải ăn bắp.
Chiếc lược ngà như một vật kí thác thiêng liêng của người lính về tình phụ – tử sâu nặng mà bom đạn quân thù không thể nào tàn phá được. Chính vì thế, khi bị trúng đạn máy bay Mĩ bắn vào ngực, lúc hấp hối, ông “đưa tay vào túi, móc cái lược đưa cho bạn, nhìn bạn hồi lâu rồi tắt thở… ông Sáu đã hi sinh trong những ngày đen tối vì gian khổ. Ngôi mộ ông là “ngôi mộ bằng giữa rừng sâu”. Nhưng chỉ có “tình cha con là không thể chết được!”.
Hình ảnh ông Sáu, hình ảnh người cha trong truyện “Chiếc lược ngà“ sâu nặng về tình cha – con. Chiếc lược ngà với dòng chữ mãi mãi là kỉ vật, là nhân chứng về nỗi đau, về bi kịch đầy máu và nước mắt đã để lại nhiều ám ảnh bi thương trong lòng ta. Ông Sáu là người lính của một thế hệ anh hùng đi trước mở đường đã nếm trải nhiều thử thách, gian khổ và hi sinh.
Answers ( )
Ông Sáu, một nông dân Nam Bộ giàu lòng yêu nước đã tham gia hai cuộc kháng chiến (đánh Pháp và đánh Mĩ), và đã anh dũng hi sinh. Ra đi đánh giặc từ năm 1946 mãi đến năm 1954, hòa bình lập lại, ông mới được về thăm quê một vài ngày. Ngày ra đi bộ đội, đứa con gái bé bỏng thân yêu của ông mới lên một tuổi, ngày về thì con đã 8, 9 tuổi. Cái khao khát của một người lính sau những năm dài vào sinh ra từ được trở lại quê hương, được gặp lại vợ con, được nghe con cất tiếng gọi “ba” một tiếng cũng không trọn vẹn!
Sau năm 1954, ông Sáu không tập kết ra Bắc, ông nhận nhiệm vụ mói ở lại miền Nam “nằm vùng“ hoạt động bí mật. Trong những ngày ở rừng, ở cứ bị giặc ruồng bố triền miên. Thiếu gạo phải ăn bắp.
Chiếc lược ngà như một vật kí thác thiêng liêng của người lính về tình phụ – tử sâu nặng mà bom đạn quân thù không thể nào tàn phá được. Chính vì thế, khi bị trúng đạn máy bay Mĩ bắn vào ngực, lúc hấp hối, ông “đưa tay vào túi, móc cái lược đưa cho bạn, nhìn bạn hồi lâu rồi tắt thở… ông Sáu đã hi sinh trong những ngày đen tối vì gian khổ. Ngôi mộ ông là “ngôi mộ bằng giữa rừng sâu”. Nhưng chỉ có “tình cha con là không thể chết được!”.
Hình ảnh ông Sáu, hình ảnh người cha trong truyện “Chiếc lược ngà“ sâu nặng về tình cha – con. Chiếc lược ngà với dòng chữ mãi mãi là kỉ vật, là nhân chứng về nỗi đau, về bi kịch đầy máu và nước mắt đã để lại nhiều ám ảnh bi thương trong lòng ta. Ông Sáu là người lính của một thế hệ anh hùng đi trước mở đường đã nếm trải nhiều thử thách, gian khổ và hi sinh.