Trình bày khái niệm , định nghĩa, phân loại, Ví dụ, tên gọi , tính chất hóa học của oxit,axit,bazo, muối

Question

Trình bày khái niệm , định nghĩa, phân loại, Ví dụ, tên gọi , tính chất hóa học của oxit,axit,bazo, muối

in progress 0
Acacia 4 years 2020-12-08T15:43:05+00:00 3 Answers 42 views 0

Answers ( )

    0
    2020-12-08T15:44:59+00:00

    Khái niệm oxit

    Oxit là hợp chất giữa oxi và một nguyên tố khác.

    Oxit được chia thành 2 loại, đó là oxit axit và oxit bazơ.

    Vậy oxit axit là gì? Oxit axit là một oxit của phi kim tương ứng. Các oxit axit thường gặp như P2O5, N2O5}, SO2, SO3 Tương tự như vậy, chúng ta hãy tự mình lấy các ví dụ về oxit axit nhé.

    Khái niệm axit

    Axit là hợp chất gồm một hay nhiều nguyên tử Hidro liên kết với các gốc axit. Các gốc axit này có thể được thay thế bằng một nguyên tử kim loại.

    Công thức của Axit (H_{n}A). Trong đó n là số nguyên tử H và A là gốc axit.

    Các loại axit chúng ta thường gặp như HCl, H2SO4, HNO3, H3PO. Các axit này đều chứa nguyên tử Hidro nhưng lại có các gốc axit khác nhau. Do đó, tính chất hóa học của chúng cũng sẽ không giống nhau.

    Khái niệm bazơ

    Bazơ là một hợp chất gồm một nguyên tố kim loại liên kết một hoặc nhiều nhóm hidroxit (OH). Ví dụ về các bazơ thường gặp như NaOH, Ca(OH)2, Al(OH)2

    Bazơ sẽ được chia làm 2 loại, đó là bazơ tan được trong nước hay còn gọi là kiềm và bazơ không tan được trong nước.

    Khái niệm muối

    Muối là hợp chất tạo bởi một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit. 

    Ví dụ về các muối thường gặp như NaCl, ZnCl2, Fe(NO3}3, ZnO2, SO3

    Muối sẽ được chia thành 2 loại: muối trung hòa và muối axit. Trong đó, muối trung hòa là muối trong gốc axit không có nguyên tử H và muối axit là loại muối trong gốc axit có nguyên tử hidro.

    Cách gọi tên oxit axit bazơ muối

    Sau khi đã tìm hiểu xong khái niệm oxit axit bazơ muối, chúng ta hãy cùng tìm hiểu quy tắc đọc tên các hợp chất này nhé.

    Cách đọc tên oxit

    Đối với oxit, các đọc tên oxit axit và oxit bazơ sẽ không giống nhau,

    • Tên oxit bazơ sẽ được đọc là tên kim loại (kèm theo hóa trị) + oxit
    • Tên oxit axit = (Tên tiền tố chỉ số nguyên tử của phi kim) = tên của phi kim + (Tên tiền tố chỉ số nguyên tử oxi) + Oxit.

    Trong đó, các tiền tố sẽ tương ưng là: 1 là mono, 2 là đi, 3 đọc là tri, 4 là tetra và 5 là penta.

    Cách đọc tên axit

    Axit sẽ được chia thành các loại khác nhau. Đó là axit có oxi, axit có ít oxi và axit không có oxi. Cách đọc các loại axit khác nhau sẽ khác nhau.

    • Axit có oxi sẽ là: Axit + Tên phi kim và cộng với đuôi ic.
    • Axit không có oxi: Axit + Tên phi kim cộng với đuôi hiđric
    • Axit có ít oxi được đọc như sau: Axit + Tên phi kim + ơ

    Cách đọc tên bazơ

    So với oxit là axit, cách đọc tên bazơ tương đối đơn giản.

    Một bazơ sẽ có cách đọc là: tên bazơ = Tên kim loại( đọc kèm hoá trị nếu Kim loại đó có nhiều hóa trị) + hiđroxit.

    Cách đọc tên muối

    Cách đọc tên muối như sau: Tên muối = tên kim loại (kèm theo hoá trị nếu Kim loại đó có nhiều hoá trị) + tên gốc axit.

    Để hiểu rõ hơn phần này, chúng ta cần luyện tập thêm các bài tập gọi tên axit bazơ muối nhé.

    Một số tính chất hóa học cơ bản của oxit axit và oxit bazơ

    Tính chất hóa học của oxit axit – bazơ muối là một phần kiến thức vô cùng rộng. Nó cũng là kiến thức quan trọng ngoài khái niệm oxit axit bazơ muối. Vì thế, trước tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu tính chất chung của oxit axit và oxit bazơ – hai chất cơ bản để tạo nên axit, bazơ và muối nhé.

    Tính chất hóa học của oxit axit

    • Oxit axit tác dụng với nước để tạo ra axit
    • Oxit axit tác dụng với dung dịch bazơ tạo ra muối và nước
    • Oxit axit tác dụng với oxit bazơ (tan) tạo ra muối

    Ví dụ: (CO_{2}+Na_{2}Orightarrow Na_{2}CO_{3})

    Tính chất hóa học của oxit bazơ

    • Oxit bazơ tác dụng với nước để tạo ra dung dịch bazơ
    • Oxit bazơ tác dụng với dung dịch axit tạo ra muối và nước

    Ngoài ra, oxit bazơ cũng có thể tác dụng với oxit axit để tạo ra muối.

    Các tính chất hóa học của oxit axit và oxit bazơ cũng là một trong những cách để điều chế axit, bazơ, muối.

    0
    2020-12-08T15:45:05+00:00

    Khái niệm, định nghĩa:

    Oxit: Là hợp chất 2 nguyên tố trong đó có 1 nguyên tố là oxi.

    Axit:những hợp chất có một hay nhiều nguyên tử hidro liên kết với gốc axit.

    Bazơ: Là những hợp chất mà phân tử gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđrôxit (OH).

    Muối: Là những hợp chất gồm nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit.

    Phân loại:

    Oxit: Có 2 loại: Oxit bazơ và oxit axit.

    Axit: Có 4 loại: Axit có oxit, axit không có oxi, axit mạnh và axit yếu.

    Bazơ: Có 2 loại: Bazơ không tan trong nước (kiềm) và bazơ tan trong nước.

    Muối: Có 2 loại: Muối trung hòa và muối axit.

    Ví dụ:

    Oxit: CO2,P2O5,N2O5,CuO,CaO,Al2O3,SO2,

    Axit: H2SO4,HNO3,H3PO4,H2SO3,

    Bazơ: Ca(OH)2,NaOH,Cu(OH)2,Fe(OH)3,

    Muối: Na2CO3,NaCl,CaCO3,AgNO3,

    Tên gọi:

    Oxit

    + Oxit axit: Tên nguyên tố + (tiếp đầu ngữ) oxit.

    + Oxit bazơ: Tên nguyên tố + (hóa trị) oxit.

    Axit:

    + Axit không có oxi: Axit + tên phi kim + hiđric.

    + Axit có oxi: 

    Axit có nhiều nguyên tử oxi: Axit + tên phi kim + ic.

    Axit có ít nguyên tử oxi: Axit + tên phi kim + ơ.

    Bazơ: Tên kim loại + hiđrôxit.

    Muối: Tên kim loại (kèm theo hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị) + tên gốc axit.

    Tính chất hóa học:

    – Oxit:

    + Oxit bazơ:

    Tác dụng với nước:

    PTPƯ:CaO+H2OCa(OH)2

    Tác dụng với axit:

    PTPƯ:CaO+2HClCaCl2+H2O

    Tác dụng với oxit axit:

    PTPƯ:CaO+CO2CaCO3

    + Oxit axit:

    Tác dụng với nước:

    PTPƯ:SO3+H2OH2SO4

    Tác dụng với bazơ:

    PTPƯ:CO2+Ca(OH)2CaCO3+H2O

    Tác dụng với oxit bazơ:

    PTPƯ:CaO+CO2CaCO3

    Axit:

    + Làm quỳ tím hóa đỏ.

    + Tác dụng với kim loại:

    PTPƯ:Zn+H2SO4ZnSO4+H2

    + Tác dụng với oxit bazơ:

    PTPƯ:CaO+2HClCaCl2+H2O

    + Tác dụng với bazơ:

    PTPƯ:Ca(OH)2+2HClCaCl2+2H2O

    Bazơ:

    + Tác dụng với chất chỉ thị màu (phenolphtalein, quỳ tím)

    + Tác dụng với oxit axit:

    PTPƯ:CO2+Ca(OH)2CaCO3+H2O

    + Tác dụng với axit:

    PTPƯ:Ca(OH)2+2HClCaCl2+2H2O

    + Bị nhiệt phân hủy:

    PTPƯ:2Fe(OH)3toFe2O3+3H2O

    Muối:

    + Tác dụng với kim loại:

    PTPƯ:2AgNO3+CuCu(NO3)2+2Ag

    + Tác dụng với axit:

    PTPƯ:BaCl2+H2SO4BaSO4+2HCl

    + Tác dụng với muối:

    PTPƯ:BaCl2+Na2SO4BaSO4+2NaCl

    + Tác dụng với bazơ:

    PTPƯ:CuSO4+2NaOHCu(OH)2+Na2SO4

    + Phân hủy muối:

    PTPƯ:2KMnO4toK2MnO4+MnO2+O2

    chúc bạn học tốt!

    0
    2020-12-08T15:45:11+00:00

    Để tìm câu trả lời chính xác các em hãy tham khảo cách đọc tên các chất hóa học các nguồn hoc24.vn, lazi.vn, hoidap247.com để thầy cô và các chuyên gia hỗ trợ các em nhé!

Leave an answer

Browse

Giải phương trình 1 ẩn: x + 2 - 2(x + 1) = -x . Hỏi x = ? ( )