Nêu khái niệm lao động cụ thể, lao động trừu tượng? Lấy ví dụ lao động cụ thể, lao động trừu tượng?

Question

Nêu khái niệm lao động cụ thể, lao động trừu tượng? Lấy ví dụ lao động cụ thể, lao động trừu tượng?

in progress 0
Khánh Gia 4 years 2020-12-01T08:08:16+00:00 3 Answers 965 views 0

Answers ( )

    0
    2020-12-01T08:10:09+00:00

    –    Lao động cụ thể

    + Khái niệm : Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định. Mỗi lao động cụ thể có mục đích riêng, đối tượng riêng, phương tiện riêng, phương pháp riêng, và kết quả riêng.

    Ví dụ: lao động cụ thể của người thợ mộc, mục đích là sản xuất cái bàn, cái ghế, đối tượng lao động là gỗ, phương pháp của anh ta là các thao tác về cưa, về bào, khoan, đục; phương tiện được sử dụng là cái cưa, cái đục, cái bào, cái khoan; kết quả lao động là tạo ra cái bàn, cái ghế.

    –   Lao động trừu tượng

    + Khái niệm: Lao động của người sản xuất hàng hoá, nếu coi đó là sự hao phí óc, sức thần kinh của sức cơ bắp nói chung của con người, chứ không kể đến hình thức cụ thể của nó như thế nào, thì gọi là lao động trừu tượng.

    Ví dụ: lao động của người thợ mộc và lao động của người thợ may, nếu xét về mặt lao động cụ thể thì hoàn toàn khác nhau, nhưng nếu gạt bỏ tất cả những sự khác nhau ấy sang một bên thì chúng chỉ còn có một cái chung, đều phải hao phí sức óc, sức bắp thịt và sức thần kinh của con người.


    HỌC TỐT!

    0
    2020-12-01T08:10:15+00:00

    Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định. Mỗi một lao động cụ thể có mục đích, phương pháp, công cụ lao động, đối tượng lao động và kết quả lao động riêng. Chính những cái riêng đó phân biệt các loại lao động cụ thể khác nhau.

    Ví dụ: lao động của người thợ may và lao động của người thợ mộc là hai loại lao động cụ thể khác nhau. Lao động của người thợ may có mục đích là làm ra quần áo chứ không phải là bàn ghế, còn phương pháp là may chứ không phải là bào, cưa, có công cụ lao động là kim, chỉ, máy may chứ không phải là cái cưa, cái bào… và lao động của người thợ may thì tạo ra quần áo để mặc, còn lao động của người thợ mộc thì tạo ra ghế để ngồi… và tương tự như thế là thợ hồ  thợ máy. Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa.

    Trong xã hội có nhiều loại hàng hóa với những giá trị sử dụng khác nhau là do có nhiều loại lao động cụ thể khác nhau. Nếu phân công lao động xã hội càng phát triển thì càng có nhiều giá trị sử dụng khác nhau để đáp ứng nhu cầu của xã hội.

    Lao động trừu tượng là lao động của người sản xuất hàng hóa khi đã gạt bỏ những hình thức cụ thể của nó, hay nói cách khác, đó chính là sự tiêu hao sức lao động (tiêu hao sức bắp thịt, thần kinh) của người sản xuất hàng hóa nói chung.

    Chính lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa mới tạo ra giá trị của hàng hóa. Như vậy, có thể nói, giá trị của hàng hóa là lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Đó cũng chính là mặt chất của giá trị hàng hóa. Lao động trừu tượng mang phạm trù lịch sử.

    CHÚC BẠN HỌC TỐT

    0
    2020-12-01T08:10:24+00:00

    Để tìm câu trả lời chính xác các em hãy tham khảo lao động cụ thể các nguồn hoc24.vn, lazi.vn, hoidap247.com để thầy cô và các chuyên gia hỗ trợ các em nhé!

Leave an answer

Browse

Giải phương trình 1 ẩn: x + 2 - 2(x + 1) = -x . Hỏi x = ? ( )