Tết từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Cách đón Tết nay và Tết xưa của người Việt đã có ít nhiều thay đổi, nhưng có một nét văn hóa đặc sắc không bao giờ thay đổi làphong tục lì xì. Lì xì ngày Tết cổ truyền đã trở thành mộtphong tục có từ lâu đời của đất nước ta.
Không có tài liệu nào ghi chép chính xác về sự ra đời củaphong tục lì xì. Chỉ có những sự tích thú vị kể lại rằng,phong tục lì xì ngày Tết Nguyên Đánbắt nguồn từ Trung Quốc. Theo truyền thuyết, có một con yêu quái thường xuất hiện vào đêm giao thừa, thích xoa đầu những đứa trẻ con khi chúng đang ngủ ngon giấc khiến chúng giật mình khóc thét lên. Hôm sau, trẻ đau đầu, sốt cao làm các bậc cha mẹ không dám ngủ để canh phòng. Cặp vợ chồng ngoài 50 tuổi nọ mới sinh được mụn con trai. Tết năm ấy, có 8 vị tiên dạo qua nhà, biết trước cậu bé này sẽ gặp tai họa với yêu quái liền hóa thành 8 đồng tiền, ngày đêm túc trực bên bé. Sau khi chú bé ngủ say, hai vợ chồng lấy giấy đỏ gói những đồng tiền này lại, đặt lên gối con rồi đi ngủ. Nửa đêm, con yêu quái xuất hiện, vừa giơ tay định xoa đầu đứa trẻ thì từ bên chiếc gối lóe lên những tia vàng sáng rực khiến nó kinh hoàng bỏ chạy. Phép lạ này lan truyền, rồi cứ Tết đến, người ta lại bỏ tiền vào trong những chiếc túi màu đỏ tặng cho trẻ con. Tiền đó được gọi là tiền mừng tuổi.
Cũng có truyền thuyết khác về phong tục này liên quan đến con trai Dương Qúy Phi đời nhà Đường – Trung Quốc và đời Tần. Nhưng tựu chung lại, phong tục lì xì ngày Tết đều bắt nguồn với ý nghĩa là tặng tiền mừng cho trẻ con, mong ước chúng lớn lên được tiền lộc có thể vượt qua tuổi mới với những điều tốt lành và may mắn. Phong tục này du nhập vào Việt Nam từ rất lâu trước kia với tên gọi lì xì hoặc mừng tuổi và còn giữ mãi đến tận hiện tại.
Phong tục lì xì ngày Tết diễn ra vào những ngày đầu năm mới, tức là sau khoảnh khắc giao thừa. Lì xì bằng tiền không chỉ giới hạn trong mùng một Tết mà có thể lì xì trong suốt ba ngày đầu năm, thậm chí kéo dài tận những ngày cuối cùng của Tết như mùng 9, mùng 10. Khi sang năm mới, trẻ con sẽ đến thăm ông bà, họ hàng, chúc Tết. Những người lớn chuẩn bị sẵn phong bao lì xì, đựng tiền may mắn, có thể ít hoặc nhiều tặng cho trẻ con. Phong bao lì xì thường có màu đỏ – một trong những màu cát tường nhất trong những lễ hội. Tuy nhiên, ngày nay phong bao lì xì còn được thiết kế nhiều màu sắc và hình dáng, họa tiết khác nhau cùng những câu chúc ngắn gọn ý nghĩa như: “Phát tài phát lộc”, “an khang thịnh vượng”, “xuân sum vầy”,…
Những ngày trước, người nhận lì xì thường chỉ là trẻ con. Nhưng ngày nay, người lớn cũng được nhận lì xì. Đôi khi là anh, chị lì xì em, con cái lì xì bố mẹ, ông bà để chúc nhau những điều tốt lành.
Phong tục lì xìmang những ý nghĩa vô cùng tốt đẹp. Phong bao tượng trưng cho sự kín đáo – không muốn có sự so bì dẫn đến chuyện xích mích, không vui trong ngày tết. Phong bao lì xì cho trẻ con màng ý nghĩa bình tuổi mới bình an, may mắn. Phong bao lì xì cho ngườ lớn như cha mẹ, ông bà thể hiện sự hiếu kính và lời chúc sức khỏe của con cháu. Đặc biệt, phong bao lì xì tượng trưng cho tài lộc, đầu năm người ta nhận được hay cho đi càng nhiều bao lì xì thì người ta càng tin rằng mình đã phát tài phát lộc… Phong tục lì xì không những là một nét đẹp trong ngày Tết cổ truyền dân tộc mà còn thể hiện những tình cảm đáng quý của con người Việt Nam.
Trải qua bao biến đổi thăng trầm của thời đại,phong tục lì xìvẫn còn nguyên vẹn mỗi dịp Tết đến xuân về. Một phong bao lì xì nhỏ lại chứa đựng nhiều ý nghĩa yêu thương, quả thực làphong tục đáng quý lâu đời của đất nước.
Để tìm câu trả lời chính xác các em hãy tham khảo sự tích bao lì xì các nguồn hoc24.vn, lazi.vn, hoidap247.com để thầy cô và các chuyên gia hỗ trợ các em nhé!
Answers ( )
“Thịt mỡ dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh…”
Tết từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Cách đón Tết nay và Tết xưa của người Việt đã có ít nhiều thay đổi, nhưng có một nét văn hóa đặc sắc không bao giờ thay đổi là phong tục lì xì. Lì xì ngày Tết cổ truyền đã trở thành một phong tục có từ lâu đời của đất nước ta.
Không có tài liệu nào ghi chép chính xác về sự ra đời của phong tục lì xì. Chỉ có những sự tích thú vị kể lại rằng, phong tục lì xì ngày Tết Nguyên Đán bắt nguồn từ Trung Quốc. Theo truyền thuyết, có một con yêu quái thường xuất hiện vào đêm giao thừa, thích xoa đầu những đứa trẻ con khi chúng đang ngủ ngon giấc khiến chúng giật mình khóc thét lên. Hôm sau, trẻ đau đầu, sốt cao làm các bậc cha mẹ không dám ngủ để canh phòng. Cặp vợ chồng ngoài 50 tuổi nọ mới sinh được mụn con trai. Tết năm ấy, có 8 vị tiên dạo qua nhà, biết trước cậu bé này sẽ gặp tai họa với yêu quái liền hóa thành 8 đồng tiền, ngày đêm túc trực bên bé. Sau khi chú bé ngủ say, hai vợ chồng lấy giấy đỏ gói những đồng tiền này lại, đặt lên gối con rồi đi ngủ. Nửa đêm, con yêu quái xuất hiện, vừa giơ tay định xoa đầu đứa trẻ thì từ bên chiếc gối lóe lên những tia vàng sáng rực khiến nó kinh hoàng bỏ chạy. Phép lạ này lan truyền, rồi cứ Tết đến, người ta lại bỏ tiền vào trong những chiếc túi màu đỏ tặng cho trẻ con. Tiền đó được gọi là tiền mừng tuổi.
Cũng có truyền thuyết khác về phong tục này liên quan đến con trai Dương Qúy Phi đời nhà Đường – Trung Quốc và đời Tần. Nhưng tựu chung lại, phong tục lì xì ngày Tết đều bắt nguồn với ý nghĩa là tặng tiền mừng cho trẻ con, mong ước chúng lớn lên được tiền lộc có thể vượt qua tuổi mới với những điều tốt lành và may mắn. Phong tục này du nhập vào Việt Nam từ rất lâu trước kia với tên gọi lì xì hoặc mừng tuổi và còn giữ mãi đến tận hiện tại.
Phong tục lì xì ngày Tết diễn ra vào những ngày đầu năm mới, tức là sau khoảnh khắc giao thừa. Lì xì bằng tiền không chỉ giới hạn trong mùng một Tết mà có thể lì xì trong suốt ba ngày đầu năm, thậm chí kéo dài tận những ngày cuối cùng của Tết như mùng 9, mùng 10. Khi sang năm mới, trẻ con sẽ đến thăm ông bà, họ hàng, chúc Tết. Những người lớn chuẩn bị sẵn phong bao lì xì, đựng tiền may mắn, có thể ít hoặc nhiều tặng cho trẻ con. Phong bao lì xì thường có màu đỏ – một trong những màu cát tường nhất trong những lễ hội. Tuy nhiên, ngày nay phong bao lì xì còn được thiết kế nhiều màu sắc và hình dáng, họa tiết khác nhau cùng những câu chúc ngắn gọn ý nghĩa như: “Phát tài phát lộc”, “an khang thịnh vượng”, “xuân sum vầy”,…
Những ngày trước, người nhận lì xì thường chỉ là trẻ con. Nhưng ngày nay, người lớn cũng được nhận lì xì. Đôi khi là anh, chị lì xì em, con cái lì xì bố mẹ, ông bà để chúc nhau những điều tốt lành.
Phong tục lì xì mang những ý nghĩa vô cùng tốt đẹp. Phong bao tượng trưng cho sự kín đáo – không muốn có sự so bì dẫn đến chuyện xích mích, không vui trong ngày tết. Phong bao lì xì cho trẻ con màng ý nghĩa bình tuổi mới bình an, may mắn. Phong bao lì xì cho ngườ lớn như cha mẹ, ông bà thể hiện sự hiếu kính và lời chúc sức khỏe của con cháu. Đặc biệt, phong bao lì xì tượng trưng cho tài lộc, đầu năm người ta nhận được hay cho đi càng nhiều bao lì xì thì người ta càng tin rằng mình đã phát tài phát lộc… Phong tục lì xì không những là một nét đẹp trong ngày Tết cổ truyền dân tộc mà còn thể hiện những tình cảm đáng quý của con người Việt Nam.
Trải qua bao biến đổi thăng trầm của thời đại, phong tục lì xì vẫn còn nguyên vẹn mỗi dịp Tết đến xuân về. Một phong bao lì xì nhỏ lại chứa đựng nhiều ý nghĩa yêu thương, quả thực là phong tục đáng quý lâu đời của đất nước.
de ot
Để tìm câu trả lời chính xác các em hãy tham khảo sự tích bao lì xì các nguồn hoc24.vn, lazi.vn, hoidap247.com để thầy cô và các chuyên gia hỗ trợ các em nhé!