Sang thu – tín hiệu đặc trưng và bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp lúc giao mùa
Từ xưa đến nay, vẻ đẹp thiên nhiên bốn mùa luôn là những đề tài thân thuộc trong thơ ca. Khung cảnh thiên nhiên bốn mùa luôn là nguồn cảm hứng vô tận của các nhà văn, nhà thơ. Trong đó vẻ đẹp thuần khiết, bình dị của mùa thu đã được khắc họa một cách rõ nét và thành công qua bài “Sang thu” của Hữu Thỉnh. Dưới ngòi bút và cảm nhận của nhà thơ, bạn đọc cảm nhận được vẻ đẹp e ấp của thiên nhiên lúc giao mùa hạ – thu.
“Sang thu ” được Hữu Thỉnh sáng tác năm 1977 ngay khi đất nước được giải phóng, bắt đầu bắt tay vào thời kì xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. ‘Sang thu” ở đây là chớm thu, khi thiên nhiên bắt đầu chuyển giao giữa mùa hạ và thu. Mặc dù cái nắng nóng của mùa hạ chưa hết nhưng cái không khí nhẹ nhàng của mùa thu đã bắt đầu lan toả. Có lẽ chỉ có ai có tình yêu thiên nhiên, có sự cảm nhận tinh tế, nhạy cảm nhất mới có thể cảm nhận thời khắc giao mùa tuyệt vời này.
Bài thơ mở đầu bằng những cảm nhận, những rung động mập mờ, bâng khuâng của tác giả trước vẻ đẹp chuyển đổi của thời khắc thiên nhiên lúc chuyển giao mùa. Mùa thu trong cảm nhận của Hữu Thỉnh không phải là sắc “mơ phai” hay hình ảnh “con nai vàng ngơ ngác” mà là “hương ổi” thân quen nơi vườn mẹ được “gió se” đánh thức, một mùi hương đặc trưng của mùa thu làng quê Bắc Bộ Việt Nam. Tất cả hòa quyện lại với nhau gợi dậy những cảm xúc của tác giả. Mùa thu dần xuất hiện qua sự quan sát bằng các giác quan tình thế của nhà thơ.
“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se.”
Câu thơ cho ta cảm nhận được hương vị ấm nồng của chớm thu của một trên miền quê nhỏ. Một chút tín hiệu đầu để tác giả nhận ra “hương ổi” chính là tín hiệu báo đầu của mùa thu, là sự hoán đổi giữa hai mùa. Mùi hương quê nhà mộc mạc, bình dị, bất chợt “phả” trong gió, thoảng bay trong không gian. Cảm giác bất ngờ chợt đến để nhà thơ “bỗng nhận ra” thu đã đến rồi – một sự chờ đợi sẵn từ lâu đến hoàn toàn tự nhiên. Câu thơ không chỉ đơn thuần là tả mà còn khiến người đọc cảm nhận vẻ đẹp mùa thu bằng tất cả các giác quan: liên tưởng đến màu vàng ươm, hương thơm lựng, vị ngọt, giòn, chua chua nơi đầu lưỡi của trái ổi quê nhà. Một nét bút chấm phá đơn giản nhưng đầy nét gợi hình, gợi tả một cách giản dị, mộc mạc nhưng vẫn làm nên nét riêng hoàn toàn đặc sắc trong của mùa thu của trong thơ Hữu Thỉnh. Hương ổi trong gió đầu mùa se lạnh chính là sứ giả của mùa thu, nó đến khẽ khàng, “khẽ” đến mức nếu ai vô tình sẽ không thể nhận ra được. Có thể nói, Hữu Thỉnh đã có một phát hiện về khúc giao mùa thật tinh tế và đặc biệt, phát hiện của ông đã tạo nên một hồn thơ xứ sở đầy nét đặc trưng, thi vị.
Bên cạnh hương ổi nhàn nhạt nhẹ nhàng khúc giao mùa, cả sương thu như cũng chứa đầy tâm trạng, sương nhẹ nhàng, chùng chình giăng mắc trên khắp nẻo đường thôn:
“ Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.”
Dưới ngòi bút tuyệt vời và tài cảm nhận đặc biệt của Hữu Thỉnh, sương dường như hóa thành một người lữ hành trên đường đã được nhân hoá qua hai chữ “chùng chình” không muốn bước, nói lên rất thơ bước đi chầm chậm lúc, dường như còn bỡ ngỡ trước khoảnh khắc giao mùa sang thu. Nếu ở câu thơ đầu tiên nhà thơ “bỗng nhận ra” thu về trong sự đột ngột và bất ngờ thì sau khi cảm nhận được hơi lạnh của sương thu, gió thu, người thi sĩ vẫn ngỡ ngàng thốt lên tiếng lòng tự hỏi: “Hình như thu đã về”? Tâm hồn của Hữu Thỉnh hoàn toàn có thể nắm bắt những chuyển biến nhẹ nhàng, mong manh của tạo vật trong phút giao mùa. Bằng chính tài quan sát của mình, Hữu Thỉnh đã khắc hoạ thành công những bước đi nhỏ bé nhẹ nhàng, mong manh nhỏ nhẹ của mùa thu. Thu đến nhẹ nhàng quá, mơ hồ nhưng khiến ta cảm nhận được tâm hồn nhạy cảm của một hồn thơ mang nặng tình yêu với thiên nhiên và cuộc sống.
Sau phút giao mùa nhẹ nhàng, những dấu hiệu bắt đầu mùa thu đã trở nên rõ ràng hơn, nhanh hơn. Tác giả cảm nhận mùa thu bằng cả tâm hồn của mình
“Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu.”
Từ “hương ổi”, “gió se”, “sương”, thiên nhiên trong giây phút giao mùa đã được cụ thể bằng những hình ảnh rõ ràng: “sông dềnh dàng”, “chim vội vã”, mây “vắt nửa mình sang thu”. Cảm xúc của tác giả lan tỏa trong không gian rộng hơn, nhiều cung bậc cảm xúc hơn. Từ không gian nhỏ bé như con ngõ nhỏ đã lan tỏa ra tới bầu trời, một không gian bao la rộng lớn không gì có thể đo đếm được. Bằng nghệ thuật nhân hoá, tác giả đã tạo dựng nên linh hồn cho cảnh vật. Dòng sông êm đềm, nhẹ nhàng trôi sau những cơn mưa mùa hạ như trút nước. Giờ đây, nó lại “dềnh dàng”, chậm chạp, khoan thai chảy trong không gian bức tranh tuyệt đẹp của mùa thu. Sông giống như tâm trạng của con người, dường như đang sống “chậm” lại, ngẫm nghĩ, chiêm nghiệm về cuộc đời.
Trái ngược với “dềnh dàng” của dòng sông, những cánh chim di trú lại bắt đầu ‘vội vã” đầy lo lắng trước khoảnh khắc giao mùa. Với nghệ thuật tương phản đặc sắc, Hữu Thỉnh đã gợi lên bức tranh thu đầy sinh động: nhẹ nhàng, lãng mạn nhưng không kém phần hối hả, vội vã. Thông qua bức tranh ấy, ông muốn gợi lên sự chuyển mình của đất nước ta. Một đất nước vừa trải qua mưa bom lửa đạn, giành được độc lập và đang bắt đầu xây dựng đất nước trong không khí vui tươi, rộn ràng.
Với động từ “vắt”, bầu trời lúc giao mùa bỗng trong cảm nhận của thi sĩ trở nên đặc biệt hơn:
“Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu.”
Đám mây bé nhỏ dường như trải dài hơn, trôi lững lờ trong bầu trời xanh ngắt, cao rộng. Dường như nó vẫn còn vương vấn ánh nắng ấm áp của mùa hạ nên chỉ “vắt nửa mình sang thu”. Nó đã tạo nên một lằn ranh giới mỏng manh, hư ảo. Có lẽ, thực tế sẽ không thể nào có áng mây bé nhỏ nào như thế. Đó chỉ là sự liên tưởng đầy thú vị của thi sĩ. Tất cả góp phần tạo nên một thời khắc giao mùa đầy chất thơ, tinh tế và nhạy cảm, độc đáo nhưng bâng khuâng trong không gian êm dịu của mùa thu. Dòng sông, đám mây, cánh chim đều được nhân hoá rõ nét khiến cho bức tranh thu hữu tình của Hữu Thỉnh trở nên thi vị hơn. Qua đó, ta cảm nhận được một tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên tha thiết và trí tưởng tượng bay bổng độc đáo của nhà thơ.
Hai khổ thơ đầu là những tín hiệu và hình ảnh lúc chớm thu. Khổ thơ cuối chính là lúc tác giả chiêm niệm về cuộc sống con người, chiêm niệm về cuộc đời.
“Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.”
“Nắng – mưa” hai hiện tượng thiên nhiên hay đến rồi đi bất chợt của mùa hạ. Giờ đây chỉ còn “bao nhiêu nắng” và đã “vơi dần cơn mưa” – một dấu hiệu chuyển mình nhẹ nhàng sang thu. Nắng vẫn còn đó nhưng đã nhẹ nhàng hơn, không còn gay gắt mà mang sự dịu nhẹ của mùa thu. Mưa ít đi, với dần và nhẹ nhàng hơn, không còn dồn dập và mạnh mẽ như khi vào hạ. Hai chữ “bao nhiêu” thường chỉ sự đong đếm, thế nhưng nắng sao có thể đong? Mưa đã “vơi” nhưng có ai biết là đã ít đi như thế nào? Cách nói đầy mơ hồ nhưng lại thể hiện rõ sự hoà nhịp đầy sâu lắng của tác giả với thiên nhiên. Chỉ có thể hòa mình vào thiên nhiên, cảm nhận thiên nhiên bằng tâm hồn tinh tế và đồng điệu mới có thể nhận ra được điều đó.
Với cách sử dụng ẩn dụ đầy nghệ thuật, hai câu thơ cuối đã xây dựng nên hình ảnh “sấm” và “hàng cây” thật đặc sắc.
“Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.”
Cuối hạ – đầu thu. “Sấm” lúc này không còn kêu vang rộn rã như khi vào hạ mà đã bắt đầu giảm dần mức độ xuất hiện của mình qua sự quan sát của tác giả. Giọng thơ bắt đầu trầm lắng, hình ảnh “hàng cây đứng tuổi” đứng lặng im suy ngẫm, chiêm nghiệm cuộc đời để lại bao suy nghĩ trong lòng người đọc. Hàng cây ấy như đang suy nghĩ về cuộc đời, về những chuyển biến của thời đại. Có phải chăng, mùa thu của Hữu Thỉnh không còn là mùa thu nhẹ nhàng, êm dịu. Đây còn là mùa thu của đời người, mùa thu của sự khép lại những tháng ngày sôi nổi của tuổi trẻ. Từ đó mở ra một mùa thu mới, mùa thu yên tĩnh, trầm lắng trước biến động của đất nước và cuộc đời con người.
Nhìn chung cả bài thơ đều là hình ảnh thơ giản dị, không trau chuốt mà giàu sức gợi cảm. Hữu Thỉnh đã thành công miêu tả bức tranh thiên nhiên lúc giao mùa tuyệt đẹp của đất nước. Qua đó thể hiện tinh tế tình yêu quê hương đất nước của ông. “Sang thu” là bức tranh mộc mạc về miền quê Bắc Bộ: nhẹ nhàng, êm dịu, trong sang và nên thơ. Thông qua bài thơ, tác giả thể hiện những triết lý về cuộc đời qua những gì giản đơn, nhỏ bé của cuộc sống. Tất cả tạo nên đặc sắc cho bức tranh giao mùa hiếm có của thiên nhiên Việt Nam. Qua đó giúp người đọc có những cảm xúc đong đầy, tự hào và thêm thương yêu Tổ quốc.
Từ xưa đến nay, vẻ đẹp thiên nhiên bốn mùa luôn là những đề tài thân thuộc trong thơ ca. Khung cảnh thiên nhiên bốn mùa luôn là nguồn cảm hứng vô tận của các nhà văn, nhà thơ. Trong đó vẻ đẹp thuần khiết, bình dị của mùa thu đã được khắc họa một cách rõ nét và thành công qua bài “Sang thu” của Hữu Thỉnh. Dưới ngòi bút và cảm nhận của nhà thơ, bạn đọc cảm nhận được vẻ đẹp e ấp của thiên nhiên lúc giao mùa hạ – thu.
“Sang thu ” được Hữu Thỉnh sáng tác năm 1977 ngay khi đất nước được giải phóng, bắt đầu bắt tay vào thời kì xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. ‘Sang thu” ở đây là chớm thu, khi thiên nhiên bắt đầu chuyển giao giữa mùa hạ và thu. Mặc dù cái nắng nóng của mùa hạ chưa hết nhưng cái không khí nhẹ nhàng của mùa thu đã bắt đầu lan toả. Có lẽ chỉ có ai có tình yêu thiên nhiên, có sự cảm nhận tinh tế, nhạy cảm nhất mới có thể cảm nhận thời khắc giao mùa tuyệt vời này.
Bài thơ mở đầu bằng những cảm nhận, những rung động mập mờ, bâng khuâng của tác giả trước vẻ đẹp chuyển đổi của thời khắc thiên nhiên lúc chuyển giao mùa. Mùa thu trong cảm nhận của Hữu Thỉnh không phải là sắc “mơ phai” hay hình ảnh “con nai vàng ngơ ngác” mà là “hương ổi” thân quen nơi vườn mẹ được “gió se” đánh thức, một mùi hương đặc trưng của mùa thu làng quê Bắc Bộ Việt Nam. Tất cả hòa quyện lại với nhau gợi dậy những cảm xúc của tác giả. Mùa thu dần xuất hiện qua sự quan sát bằng các giác quan tình thế của nhà thơ.
Để tìm câu trả lời chính xác các em hãy tham khảo sang thu cua huu thinh các nguồn hoc24.vn, lazi.vn, hoidap247.com để thầy cô và các chuyên gia hỗ trợ các em nhé!
Answers ( )
Sang thu – tín hiệu đặc trưng và bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp lúc giao mùa
Từ xưa đến nay, vẻ đẹp thiên nhiên bốn mùa luôn là những đề tài thân thuộc trong thơ ca. Khung cảnh thiên nhiên bốn mùa luôn là nguồn cảm hứng vô tận của các nhà văn, nhà thơ. Trong đó vẻ đẹp thuần khiết, bình dị của mùa thu đã được khắc họa một cách rõ nét và thành công qua bài “Sang thu” của Hữu Thỉnh. Dưới ngòi bút và cảm nhận của nhà thơ, bạn đọc cảm nhận được vẻ đẹp e ấp của thiên nhiên lúc giao mùa hạ – thu.
“Sang thu ” được Hữu Thỉnh sáng tác năm 1977 ngay khi đất nước được giải phóng, bắt đầu bắt tay vào thời kì xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. ‘Sang thu” ở đây là chớm thu, khi thiên nhiên bắt đầu chuyển giao giữa mùa hạ và thu. Mặc dù cái nắng nóng của mùa hạ chưa hết nhưng cái không khí nhẹ nhàng của mùa thu đã bắt đầu lan toả. Có lẽ chỉ có ai có tình yêu thiên nhiên, có sự cảm nhận tinh tế, nhạy cảm nhất mới có thể cảm nhận thời khắc giao mùa tuyệt vời này.
Bài thơ mở đầu bằng những cảm nhận, những rung động mập mờ, bâng khuâng của tác giả trước vẻ đẹp chuyển đổi của thời khắc thiên nhiên lúc chuyển giao mùa. Mùa thu trong cảm nhận của Hữu Thỉnh không phải là sắc “mơ phai” hay hình ảnh “con nai vàng ngơ ngác” mà là “hương ổi” thân quen nơi vườn mẹ được “gió se” đánh thức, một mùi hương đặc trưng của mùa thu làng quê Bắc Bộ Việt Nam. Tất cả hòa quyện lại với nhau gợi dậy những cảm xúc của tác giả. Mùa thu dần xuất hiện qua sự quan sát bằng các giác quan tình thế của nhà thơ.
“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se.”
Câu thơ cho ta cảm nhận được hương vị ấm nồng của chớm thu của một trên miền quê nhỏ. Một chút tín hiệu đầu để tác giả nhận ra “hương ổi” chính là tín hiệu báo đầu của mùa thu, là sự hoán đổi giữa hai mùa. Mùi hương quê nhà mộc mạc, bình dị, bất chợt “phả” trong gió, thoảng bay trong không gian. Cảm giác bất ngờ chợt đến để nhà thơ “bỗng nhận ra” thu đã đến rồi – một sự chờ đợi sẵn từ lâu đến hoàn toàn tự nhiên. Câu thơ không chỉ đơn thuần là tả mà còn khiến người đọc cảm nhận vẻ đẹp mùa thu bằng tất cả các giác quan: liên tưởng đến màu vàng ươm, hương thơm lựng, vị ngọt, giòn, chua chua nơi đầu lưỡi của trái ổi quê nhà. Một nét bút chấm phá đơn giản nhưng đầy nét gợi hình, gợi tả một cách giản dị, mộc mạc nhưng vẫn làm nên nét riêng hoàn toàn đặc sắc trong của mùa thu của trong thơ Hữu Thỉnh. Hương ổi trong gió đầu mùa se lạnh chính là sứ giả của mùa thu, nó đến khẽ khàng, “khẽ” đến mức nếu ai vô tình sẽ không thể nhận ra được. Có thể nói, Hữu Thỉnh đã có một phát hiện về khúc giao mùa thật tinh tế và đặc biệt, phát hiện của ông đã tạo nên một hồn thơ xứ sở đầy nét đặc trưng, thi vị.
Bên cạnh hương ổi nhàn nhạt nhẹ nhàng khúc giao mùa, cả sương thu như cũng chứa đầy tâm trạng, sương nhẹ nhàng, chùng chình giăng mắc trên khắp nẻo đường thôn:
“ Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.”
Dưới ngòi bút tuyệt vời và tài cảm nhận đặc biệt của Hữu Thỉnh, sương dường như hóa thành một người lữ hành trên đường đã được nhân hoá qua hai chữ “chùng chình” không muốn bước, nói lên rất thơ bước đi chầm chậm lúc, dường như còn bỡ ngỡ trước khoảnh khắc giao mùa sang thu. Nếu ở câu thơ đầu tiên nhà thơ “bỗng nhận ra” thu về trong sự đột ngột và bất ngờ thì sau khi cảm nhận được hơi lạnh của sương thu, gió thu, người thi sĩ vẫn ngỡ ngàng thốt lên tiếng lòng tự hỏi: “Hình như thu đã về”? Tâm hồn của Hữu Thỉnh hoàn toàn có thể nắm bắt những chuyển biến nhẹ nhàng, mong manh của tạo vật trong phút giao mùa. Bằng chính tài quan sát của mình, Hữu Thỉnh đã khắc hoạ thành công những bước đi nhỏ bé nhẹ nhàng, mong manh nhỏ nhẹ của mùa thu. Thu đến nhẹ nhàng quá, mơ hồ nhưng khiến ta cảm nhận được tâm hồn nhạy cảm của một hồn thơ mang nặng tình yêu với thiên nhiên và cuộc sống.
Sau phút giao mùa nhẹ nhàng, những dấu hiệu bắt đầu mùa thu đã trở nên rõ ràng hơn, nhanh hơn. Tác giả cảm nhận mùa thu bằng cả tâm hồn của mình
“Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu.”
Từ “hương ổi”, “gió se”, “sương”, thiên nhiên trong giây phút giao mùa đã được cụ thể bằng những hình ảnh rõ ràng: “sông dềnh dàng”, “chim vội vã”, mây “vắt nửa mình sang thu”. Cảm xúc của tác giả lan tỏa trong không gian rộng hơn, nhiều cung bậc cảm xúc hơn. Từ không gian nhỏ bé như con ngõ nhỏ đã lan tỏa ra tới bầu trời, một không gian bao la rộng lớn không gì có thể đo đếm được. Bằng nghệ thuật nhân hoá, tác giả đã tạo dựng nên linh hồn cho cảnh vật. Dòng sông êm đềm, nhẹ nhàng trôi sau những cơn mưa mùa hạ như trút nước. Giờ đây, nó lại “dềnh dàng”, chậm chạp, khoan thai chảy trong không gian bức tranh tuyệt đẹp của mùa thu. Sông giống như tâm trạng của con người, dường như đang sống “chậm” lại, ngẫm nghĩ, chiêm nghiệm về cuộc đời.
Trái ngược với “dềnh dàng” của dòng sông, những cánh chim di trú lại bắt đầu ‘vội vã” đầy lo lắng trước khoảnh khắc giao mùa. Với nghệ thuật tương phản đặc sắc, Hữu Thỉnh đã gợi lên bức tranh thu đầy sinh động: nhẹ nhàng, lãng mạn nhưng không kém phần hối hả, vội vã. Thông qua bức tranh ấy, ông muốn gợi lên sự chuyển mình của đất nước ta. Một đất nước vừa trải qua mưa bom lửa đạn, giành được độc lập và đang bắt đầu xây dựng đất nước trong không khí vui tươi, rộn ràng.
Với động từ “vắt”, bầu trời lúc giao mùa bỗng trong cảm nhận của thi sĩ trở nên đặc biệt hơn:
“Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu.”
Đám mây bé nhỏ dường như trải dài hơn, trôi lững lờ trong bầu trời xanh ngắt, cao rộng. Dường như nó vẫn còn vương vấn ánh nắng ấm áp của mùa hạ nên chỉ “vắt nửa mình sang thu”. Nó đã tạo nên một lằn ranh giới mỏng manh, hư ảo. Có lẽ, thực tế sẽ không thể nào có áng mây bé nhỏ nào như thế. Đó chỉ là sự liên tưởng đầy thú vị của thi sĩ. Tất cả góp phần tạo nên một thời khắc giao mùa đầy chất thơ, tinh tế và nhạy cảm, độc đáo nhưng bâng khuâng trong không gian êm dịu của mùa thu. Dòng sông, đám mây, cánh chim đều được nhân hoá rõ nét khiến cho bức tranh thu hữu tình của Hữu Thỉnh trở nên thi vị hơn. Qua đó, ta cảm nhận được một tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên tha thiết và trí tưởng tượng bay bổng độc đáo của nhà thơ.
Hai khổ thơ đầu là những tín hiệu và hình ảnh lúc chớm thu. Khổ thơ cuối chính là lúc tác giả chiêm niệm về cuộc sống con người, chiêm niệm về cuộc đời.
“Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.”
“Nắng – mưa” hai hiện tượng thiên nhiên hay đến rồi đi bất chợt của mùa hạ. Giờ đây chỉ còn “bao nhiêu nắng” và đã “vơi dần cơn mưa” – một dấu hiệu chuyển mình nhẹ nhàng sang thu. Nắng vẫn còn đó nhưng đã nhẹ nhàng hơn, không còn gay gắt mà mang sự dịu nhẹ của mùa thu. Mưa ít đi, với dần và nhẹ nhàng hơn, không còn dồn dập và mạnh mẽ như khi vào hạ. Hai chữ “bao nhiêu” thường chỉ sự đong đếm, thế nhưng nắng sao có thể đong? Mưa đã “vơi” nhưng có ai biết là đã ít đi như thế nào? Cách nói đầy mơ hồ nhưng lại thể hiện rõ sự hoà nhịp đầy sâu lắng của tác giả với thiên nhiên. Chỉ có thể hòa mình vào thiên nhiên, cảm nhận thiên nhiên bằng tâm hồn tinh tế và đồng điệu mới có thể nhận ra được điều đó.
Với cách sử dụng ẩn dụ đầy nghệ thuật, hai câu thơ cuối đã xây dựng nên hình ảnh “sấm” và “hàng cây” thật đặc sắc.
“Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.”
Cuối hạ – đầu thu. “Sấm” lúc này không còn kêu vang rộn rã như khi vào hạ mà đã bắt đầu giảm dần mức độ xuất hiện của mình qua sự quan sát của tác giả. Giọng thơ bắt đầu trầm lắng, hình ảnh “hàng cây đứng tuổi” đứng lặng im suy ngẫm, chiêm nghiệm cuộc đời để lại bao suy nghĩ trong lòng người đọc. Hàng cây ấy như đang suy nghĩ về cuộc đời, về những chuyển biến của thời đại. Có phải chăng, mùa thu của Hữu Thỉnh không còn là mùa thu nhẹ nhàng, êm dịu. Đây còn là mùa thu của đời người, mùa thu của sự khép lại những tháng ngày sôi nổi của tuổi trẻ. Từ đó mở ra một mùa thu mới, mùa thu yên tĩnh, trầm lắng trước biến động của đất nước và cuộc đời con người.
Nhìn chung cả bài thơ đều là hình ảnh thơ giản dị, không trau chuốt mà giàu sức gợi cảm. Hữu Thỉnh đã thành công miêu tả bức tranh thiên nhiên lúc giao mùa tuyệt đẹp của đất nước. Qua đó thể hiện tinh tế tình yêu quê hương đất nước của ông. “Sang thu” là bức tranh mộc mạc về miền quê Bắc Bộ: nhẹ nhàng, êm dịu, trong sang và nên thơ. Thông qua bài thơ, tác giả thể hiện những triết lý về cuộc đời qua những gì giản đơn, nhỏ bé của cuộc sống. Tất cả tạo nên đặc sắc cho bức tranh giao mùa hiếm có của thiên nhiên Việt Nam. Qua đó giúp người đọc có những cảm xúc đong đầy, tự hào và thêm thương yêu Tổ quốc.
Từ xưa đến nay, vẻ đẹp thiên nhiên bốn mùa luôn là những đề tài thân thuộc trong thơ ca. Khung cảnh thiên nhiên bốn mùa luôn là nguồn cảm hứng vô tận của các nhà văn, nhà thơ. Trong đó vẻ đẹp thuần khiết, bình dị của mùa thu đã được khắc họa một cách rõ nét và thành công qua bài “Sang thu” của Hữu Thỉnh. Dưới ngòi bút và cảm nhận của nhà thơ, bạn đọc cảm nhận được vẻ đẹp e ấp của thiên nhiên lúc giao mùa hạ – thu.
“Sang thu ” được Hữu Thỉnh sáng tác năm 1977 ngay khi đất nước được giải phóng, bắt đầu bắt tay vào thời kì xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. ‘Sang thu” ở đây là chớm thu, khi thiên nhiên bắt đầu chuyển giao giữa mùa hạ và thu. Mặc dù cái nắng nóng của mùa hạ chưa hết nhưng cái không khí nhẹ nhàng của mùa thu đã bắt đầu lan toả. Có lẽ chỉ có ai có tình yêu thiên nhiên, có sự cảm nhận tinh tế, nhạy cảm nhất mới có thể cảm nhận thời khắc giao mùa tuyệt vời này.
Bài thơ mở đầu bằng những cảm nhận, những rung động mập mờ, bâng khuâng của tác giả trước vẻ đẹp chuyển đổi của thời khắc thiên nhiên lúc chuyển giao mùa. Mùa thu trong cảm nhận của Hữu Thỉnh không phải là sắc “mơ phai” hay hình ảnh “con nai vàng ngơ ngác” mà là “hương ổi” thân quen nơi vườn mẹ được “gió se” đánh thức, một mùi hương đặc trưng của mùa thu làng quê Bắc Bộ Việt Nam. Tất cả hòa quyện lại với nhau gợi dậy những cảm xúc của tác giả. Mùa thu dần xuất hiện qua sự quan sát bằng các giác quan tình thế của nhà thơ.
Bạn tham khảo nhé!
Để tìm câu trả lời chính xác các em hãy tham khảo sang thu cua huu thinh các nguồn hoc24.vn, lazi.vn, hoidap247.com để thầy cô và các chuyên gia hỗ trợ các em nhé!