Lập dàn ý cho đoạn thơ sau “Của ong bướm này đây tuần trăng mật …………. Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân Nhờ Cô (th

Question

Lập dàn ý cho đoạn thơ sau
“Của ong bướm này đây tuần trăng mật
………….
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân
Nhờ Cô (thầy ) giúp em với ạ
lap-dan-y-cho-doan-tho-sau-cua-ong-buom-nay-day-tuan-trang-mat-toi-khong-cho-nang-ha-moi-hoai-ua

in progress 0
Adela 3 years 2021-09-05T10:44:35+00:00 1 Answers 40 views 0

Answers ( )

    0
    2021-09-05T10:46:01+00:00

    A, MB

    – giới thiệu nhà thơ Xuân Diệu: nhà thơ mới và sự nghiệp văn chương cùng phong cách sáng tác

    + Trước Cách mạng tháng 8, Xuân Diệu là nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ Mới

    + Sau Cách mạng, nhà thơ Xuân Diệu là người đặt những viên gạch đầu tiên cho nền thơ ca Cách mạng Việt Nam

    + Tư tưởng nổi bật nhất trong thơ ca Xuân Diệu là thái độ sống cuồng nhiệt, nhiệt huyết, khát khao được tận hưởng tình yêu và vẻ đẹp cuộc sống.

    – giới thiệu bài thơ Vội vàng và giá trị nội dung

    + Bài thơ  Vội vàng được in trong tập “Thơ thơ” (1933-1938), xuất bản năm 1938. Bài thơ thể hiện một tình yêu đời, tình yêu cuộc sống đến cuồng nhiệt cũng như một quan niệm nhân sinh chưa từng có trong thơ ca truyền thống

    – Đoạn thơ được trích trong bài thơ Vội vàng của nhà thơ Xuân Diệu đã tái hiện khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp bằng những vần thơ giàu cảm xúc mạnh mẽ. 

    B, TB: Phân tích đoạn thơ

    – Đối với tác giả, bức tranh thiên nhiên, bức tranh của cuộc sống đẹp hơn bất cứ thứ gì. Hình ảnh “ong bướm”, “hoa của đồng nội”, “lá của cành tơ”, “yến anh”,… đều là những hình ảnh thiên nhiên tượng trưng cho tình yêu của cuộc sống, tượng trưng cho những gì xanh non , mơn mởn và căng tràn sức sống nhất mà tác giả khám phá ra được.

    – Tác giả dường như đang hưởng thụ bức tranh thiên nhiên, nơi mà có tình yêu của ong bướm, nơi mà có hoa của đồng nội xanh tốt căng tràn nhựa sống, nơi mà cành tơ mơn mởn, nơi mà có khúc tình ca lãng mạn của loài chim yến.

    – Đối với tác giả, tình yêu làm cho cuộc sống trở nên tươi đẹp hơn bao giờ hết. Biện pháp tu từ điệp ngữ “này đây” của Xuân Diệu được sử dụng khéo léo trong bài thơ. Đặc biệt hơn, vẻ đẹp của cuộc sống còn được tác giả khám phá từ việc tìm thấy niềm vui vào mỗi buổi sáng thức dậy. Hình ảnh độc đáo “Thần vui hằng gõ cửa” chính là hình ảnh gây ấn tượng sâu sắc cho bạn đọc.

    – Bên cạnh đó, hình ảnh so sánh “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần” là hình ảnh độc đáo tái hiện lên vẻ đẹp của tháng giêng là vẻ đẹp tràn đầy sức sống như một cặp môi gần.  Dường như, tác giả cảm nhận cuộc sống bằng trái tim ngập tràn tình yêu của mình.

    – Không chỉ dừng lại ở đó, Xuân Diệu không giấu nổi cảm xúc lo âu, khắc khoải về sự ngắn ngủi của cuộc đời “Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa/Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”. Hai câu thơ cho thấy niềm vui sướng và sự lo âu khắc khoải của tác giả trước sự ngắn ngủi của cuộc đời.

    – Từ đây, sự vôi vàng và thái độ sống nhiệt huyết của tác giả càng bùng cháy mãnh liệt hơn bao giờ hết. Thái độ ấy là thái độ sống cho hiện tại, sống trân trọng và trọn vẹn từng khoảnh khắc. Tóm lại, đoạn thơ là tình yêu cuộc sống tha thiết của tác giả cùng với những lo âu của ông trước sự ngắn ngủi của nhân gian.

    C, KB

    Tóm lại, đoạn thơ đã thể hiện được tình yêu cuộc sống tha thiết đến cháy bỏng của nhà thơ. Đó là một tâm thế cao đẹp, một tình yêu cuộc sống rạo rực đến thiết tha.

Leave an answer

Browse

Giải phương trình 1 ẩn: x + 2 - 2(x + 1) = -x . Hỏi x = ? ( )