Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ, kính cha, Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. 1.Nêu PTBĐ chính của bà

Question

Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ, kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
1.Nêu PTBĐ chính của bài ca dao trên?
2.Tìm biện pháp tu từ đc sử dụng và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?

in progress 0
Thiên Hương 3 years 2021-09-05T07:25:44+00:00 2 Answers 38 views 0

Answers ( )

    0
    2021-09-05T07:27:33+00:00

    Công cha như núi Thái Sơn,

    Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

    Một lòng thờ mẹ, kính cha,

    Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

    1. Phương thức biểu đạt chính là biểu cảm.

    2. 

    – Sử dụng phép tu từ so sánh.

    – Lấy hình ảnh ” núi Thái Sơn “, ” nước trong nguồn ” để so sánh với công lao của bố, của mẹ.

    `=>` Tác dụng :

    – Tăng sức gợi cảm cho bài ca dao.

    – Phép tu từ còn làm nổi bật lên công lao to lớn , rộng lớn , mênh mông và bao la của bố mẹ dành cho người con.

    – Qua đó bài ca dao còn khuyên chúng ta hãy luôn ghi nhớ trong lòng những công lao to lớn ấy của bố mẹ.

    0
    2021-09-05T07:27:42+00:00

    @Meo_

    ***

    1/ PTBĐ: biểu cảm

    2/ BPTT là: so sánh 

    _ Phân tích giá trị: Ở mỗi phép so sánh ở câu thứ nhất và câu thứ hai đã tạo ra nhiều hình ảnh, cảm nhận về công lao cha mẹ. Từ công cha to lớn như núi Thái Sơn đã đề cao nên những công lao quý giá của cha, lớn hơn núi. Ca ngợi nên nghĩa mẹ đã ban tặng cho ta như nước trong nguồn không đong đếm xuể. Qua đó, ở mỗi phép so sánh càng làm cho giá trị và vai trò của cha mẹ càng tốt đẹp hơn. Ngoài ra, còn để nhắc nhở về sự biết ơn và cần sự hiếu thảo từ con cái.

Leave an answer

Browse

Giải phương trình 1 ẩn: x + 2 - 2(x + 1) = -x . Hỏi x = ? ( )