Share
1. Gioi thiệu khái niệm truyền thuyết, môi trường sinh thành, lưu truyền và biến đổi của truyền thuyết
Question
Lost your password? Please enter your email address. You will receive a link and will create a new password via email.
Answers ( )
Truyền thuyết là tên gọi dùng để chỉ một nhóm những sáng tác dân gian truyền miệng nhằm lý giải một số hiện tượng tự nhiên, sự kiện lịch sử. Đặc điểm chung của chúng thể hiện các yếu tố kỳ diệu, huyễn tưởng, nhưng lại được cảm nhận là xác thực, diễn ra ở ranh giới giữa thời gian lịch sử và thời gian thần thoại, hoặc diễn ra ở thời gian lịch sử.
Khái niệm: Truyền thuyết là những câu chuyện được truyền miệng trong dân gian giải thích các phong tục, tập quán hoặc kể về các nhân vật lịch sử. Trong truyền thuyết thường gặp yếu tố phóng đại, kì ảo, thần kỳ. Kết thúc truyện truyền thuyết thường là kết thúc mở.
Truyền thuyết dân gian được xây dựng trên cơ sở một cốt lõi lịch sử và được chắp thêm đôi cánh “thơ và mộng” nghĩa là sự hư cấu hoang đường. Hình thức thể hiện chủ yếu của các truyền thuyết huyền thoại là truyền miệng. Đây là một thuộc tính nội tại của truyền thuyết và huyền thoại. Đa số các câu chuyện truyền thuyết huyền thoại được sưu tầm được thông qua lời kể của dân gian đặc biệt là ở những bậc cao niên lão làng. Và khi những người cao tuổi kể lại những câu chuyện truyền thuyết đó cũng dựa trên những câu chuyện truyền miệng của các thế hệ cha ông.
Người ta cho rằng, truyền thuyết, thần thoại (huyền thoại), truyền thuyết pha thần thoại là một bộ phận văn học dân gian nguyên thủy nhưng không thể không bị mai một bởi thời gian. Vì vậy qua quá trình lưu truyền không thể không có biến dị và chính tính khả biến đó làm cho các câu chuyện truyền thuyết càng thêm phong phú.