Share
Cảm nhận của em về nhân vật An Dương Vương trong truyện An Dương Vương, Mị Châu, Trọng Thủy
Question
Lost your password? Please enter your email address. You will receive a link and will create a new password via email.
Answers ( )
I. Mở bài:
– Giới thiệu truyền thuyết.
– Giới thiệu nhân vật ADV: một vị minh quân có công lao xây dựng và bảo vệ đất nước, nhưng sau đó do chủ quan nên dẫn đến việc mất nước.
II. Thân bài:
* Công lao dựng nước.
– Rời đô về Cổ Loa: Kế tục sự nghiệp của các vua Hùng, An Dương Vương quyết định rời đô về vùng đồng bằng để ổn định cuộc sống nhân dân.
→ Là quyết định sáng suốt có ý nghĩa chiến lược với tầm nhìn xa trông rộng
– Ông còn chứng tỏ là một người biết nhìn xa trông rộng khi trong quá trình dựng nước đã cho xây dựng thành Cổ Loa, xây thành đắp lũy để phòng trừ giặc ngoại xâm.
– Quá trình xây thành
+ Ban đầu rất khó khăn, đắp tới đâu lở tới đó.
+ Có lẽ người khác sẽ nản lòng trước nhiều lần thất bại nhưng An Dương Vương với một lòng yêu nước thương dân, một người có bản lĩnh vững vàng đã không quản ngại khó khăn gian khổ.
+ Nhà vua được Rùa vàng giúp đỡ đã xây xong thành trong nửa tháng.
+ Xây thành cao, đào hào sâu để chống giặc
→ Quá trình xây thành gian nan, khó nhọc nhưng cho thấy sự kiên trì, tài năng và tầm nhìn xa trông rộng cũng như tấm lòng thương dân.
– Chế nỏ
+ Khi Rùa Vàng từ biệt ra đi, nhà vua đã bày tỏ băn khoăn “nếu có giặc ngoài thì lấy gì mà chống?”
+ Được Rùa Vàng giúp đỡ lấy vuốt rùa làm lẫy.
→ Ý thức trách nhiệm, tinh thần cảnh giác cao độ của nhà vua.
=> An Dương Vương là vị vua anh minh, sáng suốt, luôn suy nghĩ cho vận mệnh của dân tộc, vì lợi ích của nhân dân, biết trọng người tài, có tinh thần cảnh giác cao độ.
* An Dương Vương và những sai lầm dẫn đến mất nước
– Những sai lầm của An Dương Vương
+ Sai lầm của An Dương Vương ngay từ khi chấp nhận lời cầu hôn của Triệu Đà, gả Mỵ Châu cho hắn rồi còn cho ở rể. Đó là sự chủ quan, không phán đoán được âm mưu của kẻ thù. Việc liên minh bằng hôn nhân chính trị trong lịch sử cũng không hề xa lạ, mặc dù xuất phát điểm của ông là tốt đẹp khi mong muốn hòa bình, giảm bớt chiến tranh nhưng lại quá nhẹ dạ cả tin.
+ Không quan tâm đến củng cố lực lượng, ỷ vào sức mạnh của nỏ thần.
+ Cậy có nỏ thần, khi quân Triệu Đà tiến vào vẫn điềm nhiên đánh cờ, để rồi khi nhận ra thì đã quá muộn.
→ Chủ quan, khinh địch, lơ là, mất cảnh giác, ngủ quên trong chiến thắng.
– Hành động sửa sai: Tự tay chém chết Mị Châu
→ Thể hiện sự dứt khoát đứng về phía công lí, sự tỉnh ngộ một cách muộn màng của An Dương Vương, đặt việc nước lên trên việc nhà.
– Cái chết của An Dương Vương: xuống biển cùng Kim quy
→ Thể hiện sự bất tử của An Dương Vương, tấm lòng bao dung, biết ơn của nhân dân đối với vị vua một thời có công lao to lớn với dân tộc.
* Nghệ thuật: Sử dụng những chi tiết hư cấu kết hợp với các yếu tố lịch sử.
III. Kết bài
– Khái quát lại về nhân vật An Dương Vương
1. Mở bài:
– Giới thiệu truyền thuyết ADN và MC TT, trong đó nhân vật chính là An Dương Vương.
2. Thân bài:
a. người có công lao giữ nước, có tầm nhìn xa, trông rộng xây dựng đất nước phát triển.
– Rời đô về Cổ Loa, một vùng đồng bằng để ổn định cuộc sống nhân dân.
_ xây dựng thành Cổ Loa, xây thành đắp lũy để phòng trừ giặc ngoại xâm.
– Quá trình xây thành
+ Ban đầu rất khó khăn, đắp tới đâu lở tới đó nhưng vẫn bản lĩnh vững vàng đã không quản ngại khó khăn gian khổ.
+ Nhà vua được Rùa vàng giúp đỡ đã xây xong thành trong nửa tháng.
_ Xây thành cao, đào hào sâu để chống giặc
– Chế nỏ thần bảo vệ đất nước.: luôn có ý thức trách nhiệm, tinh thần cảnh giác cao độ.
b. An Dương Vương và những sai lầm dẫn đến mất nước
_ chấp nhận lời cầu hôn của Triệu Đà, gả Mỵ Châu cho hắn rồi còn cho ở rể. Thái độ chủ quan, không phán đoán được âm mưu của kẻ thù.
+ Không quan tâm đến củng cố lực lượng, ỷ vào sức mạnh của nỏ thần.
c. An Dương Vương giết Mỵ Châu và xuống biển.
_ đứng về phía công lí, sự tỉnh ngộ và đặt việc nước lên trên việc nhà.
– Cái chết của An Dương Vương: xuống biển cùng Kim quy
→ Thể hiện sự bất tử của An Dương Vương, tấm lòng bao dung, biết ơn của nhân dân đối với vua.
3. Kết bài
– Khái quát về nhân vật An Dương Vương.
Bài làm
Truyền thuyết là thể loại văn học đi vào trong tiềm thức mỗi con người Việt. Nhắc đến truyền thuyết, ta đặc biệt chú ý tới truyền thuyết thời kì dựng nước, giữ nước. Một trong số đó phải kể đến là truyền thuyết An Dương Vương, Mị Châu, Trọng Thủy. Nhân vật An Dương Vương trong truyện để lại trong ta vô vàn ấn tượng sâu sắc.
Chân dung An Dương Vương hiện lên trước hết là một vị vua yêu nước thương dân, có tầm nhìn xa trông rộng, có công lớn trong việc xây thành đắp lũy để bảo vệ bờ cõi. Việc cho xây thành Cổ Loa cho thấy tầm nhìn, tấm lòng của một ông vua lo lắng cho vận mệnh đất nước và sự bình yên của nhân dân. Nhà vua đã sớm hình thành nên ý thức thiết lập một nhà nước phong kiến sơ khai với kinh thành là trung tâm
Khi việc xây thành gặp nhiều khó khăn, nhà vua hết mực lo lắng và lập đàn cầu đảo bách thần.Phải làn gười vô cùng thành khẩn thì ông mới có thể tha thiêt, đau đáu với sự nghiệp xây thành đắp lũy đến thế. Và sự giúp đỡ của Rùa vàng quả thực đã ghi nhận công lao của AnDUowng Vương.
Nhà vua còn hết mực lo lắng cho đất nước non trẻ nên đã hỏi thần mưu kết bảo vệ đất nước. Và rồi nỏ thần đã trở thành thứ vũ khí thần kì giúp bảo vệ quốc gia Âu Lạc trước âm mưu của kẻ thù.
Tuy nhiên, nhờ vào nỏ thần với sức mạnh lớn, có thể dễ dàng đánh lui quân xâm lược của Triệu Đà mà nhà vua trở thành người chủ quan khinh địch. Nhà vua không hề hay biết đằng sau việc cầu hôn chứa đựng âm mưu chính trị thôn tính đất nước nên đã dễ dàng để con gái Mị Châu lấy Trọng Thủy. Bên cạnh đó, việc sở hữu trogn tay nỏ thần khiến vua chủ quan, thờ ơ không cất giấu kĩ nên Mị Châu có thể cho chồng xem và hắn đánh cắp. Sai lầm thứ hai của ông là khi Triệu Đà đem quân tấn công thì vua do có nỏ thần mà điềm nhiên đánh cờ.
Tuy nhiên, đến cuối cùng, An Dương Vương vẫn đặt lợi ích quốc gia lên trên tình thân dù phải tự tay giết con gái ruột. Trước lời buộc tội của Rùa Vàng, vua biết sự thật và cho rằng Mị Châu là giặc, nên đã rút gươm ra chém. Và kết truyện với hình ảnh vua được Rùa vàng rẽ nước đi xuống biển cuxgn cho thấy sự ghi tạc công lao trong nhân dân. đó là sự cảm phục, biết ơn, tự hào. An Dưng Vương dù tồn tại hạn chế nhưng vẫn luôn là người anh hùng lí tưởng, có công với dân tộc
Nghệ thuật xây dựng nhân vật cùng những chi tiết thần kì, truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy đã để lại bài học giáo dục cho mỗ người. Chusgn ta thêm hiểu, thêm nhận thức về tầm quan trọng của tinh thần cảnh giác và lòng yêu nước trong mỗi người.